Có nên dùng cây chân vịt tắm thủy đậu cho trẻ không?
Bệnh thủy đậu là một căn bệnh dễ mắc phải ở trẻ em. Trẻ em mắc bệnh thủy đậu sẽ có triệu chứng phát ban, hình thành các vết mụn rộp nước lan rộng khắp cơ thể, các vết mụn này sẽ gây ngứa ngáy và tự vỡ ra sau 5-7 ngày. Sau khi vết thương lên da non, bé cần vài tuần để hồi phục lại da.
Tuy bệnh thủy đậu không phải một căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu người bệnh không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Không ít các bài thuốc dân gian được ra đời để khắc phục tình trạng sẹo và hỗ trợ đẩy nhanh việc hồi phục, trong đó có dùng cây chân vịt tắm thủy đậu được khuyên dùng.
Cây chân vịt là cây gì?
Cây chân vịt hay cỏ chân vịt là một loại cây thân mềm, mọc nhiều trên các tỉnh miền núi đá vùng Tây Bắc, tất cả bộ phận của cây đều có thể sử dụng để làm thuốc. Theo Đông y, cây chân vịt có vị đắng nhẹ, không mùi, không độc tính, tính hàn. Theo các nghiên cứu khoa học, cây chân vịt có khả năng sát khuẩn và chống viêm. Sử dụng cây chân vịt tắm thủy đậu giúp giảm nhanh tình trạng phát ban và đẩy nhanh tốc độ hồi phục trên da.
Tuy nhiên, bài thuốc dân gian này sẽ chỉ mang lại những hỗ trợ nhất định tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người, người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên gia để áp dụng những bài thuốc phù hợp.
Có nên dùng cây chân vịt tắm thủy đậu cho trẻ hay không?
Bệnh thủy đậu thường gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, đối với trẻ em, các bé thường không tự chủ được mà gãi ngứa làm tổn thương vùng da bệnh, gây viêm nhiễm. Sử dụng cỏ chân vịt tắm thủy đậu là một bài thuốc dân gian có nguồn gốc tự nhiên lành tính, hỗ trợ làm sạch da và giảm tình trạng sưng viêm, đặc biệt là với làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, nước lá có khả năng gây dị ứng và kích ứng đối với một số người. Phụ huynh nên lấy ít nước và thử trước, nếu da trẻ xuất hiện triệu chứng bất thường như nổi mẩn đỏ thì không nên sử dụng bài thuốc này. Ngoài ra, ba mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có biện pháp điều trị khoa học và tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc có nên dùng cây chân vịt tắm thủy đậu cho trẻ hay không.
Cách tắm lá chân vịt chữa thủy đậu
Sử dụng lá chân vịt để tắm
Khi các nốt thủy đậu bị vỡ, tạo thành các vết thương trên da, bạn có thể dùng lá chân vịt tắm cho trẻ. Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị lá chân vịt và một số nguyên liệu đi kèm như: Lá mùi mác, lá dâu tằm, cỏ nhọ nồi, măng lau, cỏ nhọ nồi, rau má, thanh hao; mỗi loại một nắm.
- Rửa sạch tất cả nguyên liệu trên, ngâm nước muối rồi vớt ra để ráo nước.
- Cho tất cả nguyên liệu vào cối, giã nát, thêm ít nước lọc để vắt lấy nước cốt, bỏ phần bã.
- Sau khi vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ, sử dụng các nguyên liệu đã chuẩn bị để lau người, đặc biệt đối với vùng da bị tổn thương.
- Thực hiện 2 lần/ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Phương pháp chữa thủy đậu khác với cây chân vịt
Bên cạnh dùng để tắm, bạn còn có thể dùng cây chân vịt phơi khô, tán nhỏ rồi rắc lên vùng da bị thủy đậu và sắc làm nước uống. Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 60g cây chân vịt tươi và 100ml nước.
- Cắt bỏ rễ và hoa của cây chân vịt, chỉ để lại thân và lá, rửa sạch, để ráo nước sau đó đem đi phơi nắng hoặc sấy khô.
- Lấy 30g cây chân vịt đun sôi với 400ml nước, để nước cạn còn 100ml thì tắt bếp, chia làm 2 phần uống trong ngày. Giúp thải độc cơ thể.
- Lấy 30g cây chân vịt còn lại đốt thành than, tán nhuyễn và rắc lên vùng da bị thủy đậu, thực hiện 1 lần/ ngày.
Các biện pháp này giúp đẩy nhanh quá trình đào thải độc tố, cải thiện tình trạng ngứa ngáy và giúp hồi phục da và hạn chế để lại sẹo.
Một số lưu ý khi sử dụng cây chân vịt tắm thủy đậu
Trước khi sử dụng cây chân vịt tắm thủy đậu cho trẻ, bạn cần lưu ý kĩ những vấn đề sau đây:
- Trước khi sử dụng các bài thuốc dân gian cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Phụ huynh giữ cho trẻ hạn chế gãi ngứa để tránh việc các nốt thủy đậu nhiễm trùng, gây viêm nhiễm trên da.
- Kết hợp với giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho bé, xây dụng chế độ ăn uống hợp lý.
- Lập tức đưa trẻ đi khám bệnh nếu không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Chỉ sử dụng khi chắc chắn cỏ được hái từ khu vực sạch sẽ.
- Tuyệt đối không sử dụng cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi.
Biện pháp sử dụng cây chân vịt tắm thủy đậu là một biện pháp lành tính có thể áp dụng rộng rãi, tuy nhiên cần phải cân nhắc khi sử dụng cho trẻ em. Bạn có thể tham khảo và áp dụng để đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe cho trẻ. Tuy nhiên, cần thực hiện đúng cách và phối hợp với chỉ dẫn của bác sĩ để không xảy ra rủi ro không đáng có nào.
Thảo Nguyên
Nguồn tham khảo: Tổng hợp