Chấn thương sọ não chảy máu tai thì có hậu quả gì?

Chấn thương sọ não chảy máu tai (hay còn gọi là chấn thương tai xương đá) là một hình thức của chấn thương sọ não. Chấn thương vỡ xương đá nguy hiểm vì các biến chứng của tai và có thể gây ra như: viêm màng não sau nhiều năm. Người bị chấn thương sọ não chảy máu tai cần được thăm khám và điều trị bằng nhiều phương pháp để phòng tránh hậu quả về sau.

Nguyên nhân chấn thương sọ não chảy máu tai

Vỡ xương đá

Đặc điểm

Xương đá nằm sâu trong hộp sọ nên thường là chấn thương kín, nhưng có thể thông với bên ngoài qua hòm nhĩ.

Chấn thương sọ não chảy máu tai (chấn thương vỡ xương đá) nguy hiểm vì các biến chứng của tai và có thể gây ra như: viêm màng não sau nhiều năm vì đường vỡ xương chỉ có tổ chức xơ hàn gắn lại chứ không phải là can xương vì xương đá không có tạo cốt bào.

Trước một chấn thương vỡ xương đá, trước tiên cần khám thần kinh sọ não để phát hiện ổ máu tụ ngoài màng cứng. Các di chứng vỡ xương đá và chấn thương sọ não đối với tai khá phức tạp, không chỉ chức năng thính giác, thăng bằng mà cả về tâm lý, thần kinh giao cảm.

chan-thuong-so-nao-chay-mau-tai-thi-co-hau-qua-gi-1Vỡ xương đá có thể là nguyên nhân gây chấn thương sọ não chảy máu tai

Nguyên nhân

Do bị ngã, tai nạn xe, tai nạn lao động, bị giập đầu vào tường, máy...

Do bị đánh bằng vật cứng vào vùng chẩm, thái dương, có khi kèm theo vỡ hộp sọ.

Triệu chứng

Chảy máu tai: máu rỉ hoặc đọng ở ống tai ngoài, máu màu đỏ, đông thành cục gặp trong vỡ dọc.

Chảy dịch não tủy: dịch trong chảy nhiều, rỉ giọt từ trong sâu ống tai, trong hòm nhĩ, có thể kéo dài 5-7 ngày, không tự cầm. Có thể chảy dịch não tuỷ lẫn máu, dịch màu hồng sau nhạt màu dần. Gặp trong vỡ ngang và vỡ chéo.

Nghe kém thể tiếp âm do tổn thương ốc tai, nếu nghe kém hỗn hợp giảm dần là do chấn động mê nhĩ: kèm theo nghe kém có ù tai.

Chóng mặt: có thể dữ dội, kèm theo mất thăng bằng có rung giật nhãn cầu.

Liệt mặt ngoại biên rõ rệt gặp trong vỡ ngang hoặc bán liệt gặp trong vỡ chéo.

Tiến triển và biến chứng

Chấn động mê nhĩ: có thể khỏi sau khi nghỉ ngơi, chống viêm nhiễm.

Vỡ xương đá không chảy dịch não tủy: có thể tự khỏi. Nếu có rách, tổn thương màng nhĩ dễ bị viêm tai giữa, viêm xương chũm.

Vỡ xương đá có chảy dịch não tủy: dễ đưa đến viêm màng não mủ toả lan. Với đường vỡ ngang qua ống tai trong, mê nhĩ gây nghe kém tiếp nhận và liệt mặt thường không hồi phục.

Chấn thương tai do sức ép

Nguyên nhân

Do sóng nổ (bom, lựu đạn, pháo ...).

Tổn thương tai giữa: rách màng nhĩ, trật khớp búa đe.

Tổn thương tai trong như chảy máu, tổn thương các tế bào của cơ quan Corti.

Triệu chứng

Đau nhói trong tai, thường kéo dài một vài ngày, có thể thành từng cơn đau sâu trong tai.

Nghe kém: ngay sau khi bị chấn thương sọ não chảy máu tai, bệnh nhân nghe kém nhẹ, vừa, nặng tuỳ theo chấn thương. Thường giảm dần nhưng có thể không hồi phục.

Ù tai: tiếng ù thường xuyên có trong tai mất dần sau một vài ngày.

Chóng mặt xuất hiện ngay sau chấn thương cùng với nghe kém. Sau đó ù tai có thể kéo dài liên tục. Màng nhĩ lúc này có thể bị rách, chảy máu và hơi nề.

Tiến triển

Khi có rách màng nhĩ, nạn nhân rất dễ viêm tai giữa và viêm xương chũm.

chan-thuong-so-nao-chay-mau-tai-thi-co-hau-qua-gi-2Màng nhĩ của nạn nhân lúc này có thể đã bị rách

Vết thương tai

Cách xử trí

Trong giờ phút đầu tại chỗ: cố gắng lau vùng tai, xung quanh tai thật sạch sẽ, rửa vành tai ống tai bằng nước vô trùng, sau đó rắc bột kháng sinh.

Nếu bị sốc phải chống sốc trước.

Biến chứng

Ảnh hưởng tới chức năng nghe: điếc dẫn truyền hoặc điếc tiếp nhận không hồi phục.

Biến dạng vành tai, ống tai.

Khớp thái dương hàm dính lại.

Liệt dây thần kinh.

Các xét nghiệm hình ảnh học

CT hay CAT scan (chụp cắt lớp điện toán) là tiêu chuẩn vàng trong để đánh giá hình ảnh học trên bệnh nhân chấn thương sọ não. CT là một kỹ thuật dễ thực hiện và rất tốt để phát hiện sự hiện diện của máu và vết nứt, tức những tổn thương quan trọng nhất cần nhận diện trong các trường hợp chấn thương y khoa.

X-quang sọ thẳng được khuyến cáo trong một số trường hợp nhằm đánh giá bệnh nhân với rối loạn chức năng thần kinh nhẹ. Tuy nhiên, hầu hết các trung tâm y khoa Hoa Kỳ đã có CT scan - một công cụ chẩn đoán chính xác hơn. Vì lý do này, việc dùng X-quang sọ thường quy trên bệnh nhân chấn thương sọ não đã giảm đi.

MRI (chụp cộng hưởng từ) không thường được sử dụng trong chấn thương đầu cấp vì mất nhiều thời gian hơn CT scan. MRI cũng không thiết thực trong chấn thương cấp vì khó di chuyển một bệnh nhân chấn thương cấp từ phòng cấp cứu vào máy MRI. Tuy nhiên, sau khi bệnh nhân ổn định, MRI có thể giúp phát hiện các tổn thương không thấy được trên CT scan. Thông tin này thường hữu ích để đánh giá tiên lượng hơn là ảnh hưởng lên việc điều trị.

chan-thuong-so-nao-chay-mau-tai-thi-co-hau-qua-gi-3Cần đưa người thân đi khám chuyên khoa chấn thương tại các bệnh viện trung ương uy tín để được tư vấn điều trị

Trước một chấn thương sọ não chảy máu tai, trước tiên cần khám thần kinh sọ não để phát hiện ổ máu tụ ngoài màng cứng. Các di chứng vỡ xương đá và chấn thương sọ não đối với tai khá phức tạp, không chỉ chức năng thính giác, thăng bằng mà cả về tâm lý, thần kinh giao cảm. Nếu có người thân chẳng may gặp phải, cần đưa người thân đi khám chuyên khoa chấn thương tại các bệnh viện trung ương uy tín để được tư vấn điều trị. Vì chấn thương sọ não chảy máu tai là một trường hợp nguy hiểm nên mỗi cá nhân cần có ý thức phòng tránh chấn thương sọ não. Tích cực tăng cường tuyên truyền giáo dục luật lệ an toàn giao thông trong toàn dân. Cần ý thức được rằng chấn thương sọ não nguy hiểm sẽ gây tàn phế cho bản thân, là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Nhân Tâm



Chat with Zalo