Các phương pháp chẩn đoán huyết thanh
Đối với một số tác nhân khó, chẩn đoán huyết thanh thường là phương pháp được ưu tiên sử dụng để chẩn đoán nhiễm trùng. Kỹ thuật này thường dùng để hỗ trợ chẩn đoán các bệnh như: Rubella, sởi, sùi mào gà do HPV, giang mai, virus viêm gan B, HIV,...
Khái niệm huyết thanh
Huyết thanh có thể hiểu là một dung dịch nước có trong máu con người. Huyết thanh được hình thành bởi các tế bào hồng cầu, bạch cầu cùng các protein thông qua quá trình tích tụ máu.
Thành phần chính của huyết thanh gồm các protein không được sử dụng trong quá trình đông máu, nguyên tố vi lượng, nguyên tố đa lượng, chất điện giải như: Glucose, magie, kali, natri, creatinine, photpho, enzyme, bilirubin, canxi,…
Quá trình lấy huyết thanh từ máu phục vụ cho mục đích chẩn đoán có thể thực hiện trong khoảng thời gian từ 30 - 60 phút. Trong lúc này, kỹ thuật viên sẽ cho máu đông lại trong ống nghiệm theo thời gian đúng quy định. Sau đó, sử dụng que thử để đun ống và sau khi loại bỏ được máu đã đông ra ngoài, ống nghiệm sẽ được tiến hành ly tâm để thu được huyết thanh.
Vai trò của huyết thanh
Huyết thanh có tính ứng dụng cao trong y học. Dưới đây là một số công dụng của chất này:
Truyền huyết thanh
Không những phục vụ cho việc chẩn đoán bệnh, huyết thanh còn có thể sử dụng để hỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe bệnh nhân do trong đó chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe. Huyết thanh thường được chỉ định cho những đối tượng:
- Người bị bệnh, thiếu hụt dưỡng chất, cần bổ sung để hạn chế hậu quả của việc suy giảm đề kháng.
- Phòng ngừa và chữa trị các bệnh nhiễm trùng, bệnh liên quan đến hô hấp.
Tăng cường hệ miễn dịch
Đối với người bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng, bác sĩ sẽ cho truyền huyết thanh vào cơ thể qua đường tĩnh mạch hoặc bắp. Từ đó, thể trạng người bệnh được nâng cao một cách tối ưu.
Làm đẹp da
Huyết thanh được xem như tinh chất đặc trị, có tác dụng chống oxy hóa, giúp bạn sở hữu làn da trắng. Ngoài ra, huyết thanh còn hỗ trợ quá trình tái tạo tổn thương ở tế bào da đồng thời là liệu pháp kháng viêm, giảm mụn và cấp ẩm cho da hữu hiệu.
Chẩn đoán bệnh
Thông qua việc chẩn đoán huyết thanh, các bác sĩ có thể tìm ra một số bệnh sau:
- Bệnh Brucellosis gây ra bởi vi khuẩn.
- Bệnh Amebiasis gây ra bởi ký sinh trùng.
- Bệnh sởi, viêm gan B, bệnh Rubella, HIV/AIDS, nấm, giang mai, sùi mào gà, Herpes,...
Khi nào sử dụng phương pháp chẩn đoán huyết thanh?
Chẩn đoán huyết thanh là lựa chọn ưu tiên hoặc bắt buộc trong chẩn đoán các bệnh nhiễm khuẩn, cụ thể:
- Vi khuẩn không thể cấy được. Ví dụ: Vi khuẩn giang mai.
- Vi khuẩn có thể cấy được nhưng kỹ thuật khó và cho kết quả chậm. Ví dụ: Bartonellosis.
- Lượng vi khuẩn khó lấy đủ để cấy hoặc thực hiện những phương pháp di truyền học. Ví dụ: Bệnh Lyme.
- Khu vực nhiễm khuẩn khó thao tác lấy bệnh phẩm để thực hiện các phương pháp khác.
- Tác nhân gây bệnh mới.
Các phương pháp chẩn đoán huyết thanh
Hiện nay có 5 phương pháp chẩn đoán huyết thanh được sử dụng phổ biến. Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ lựa chọn kỹ thuật thực hiện phù hợp:
- Ngưng kết vi khuẩn.
- Thử nghiệm khuếch tán (khuếch tán miễn dịch) stable.
- Ngưng kết phân tử mang (Carrier particle agglutination).
- Ức chế hoặc trung hòa tăng trưởng.
- Cố định bổ thể (Complement fixation).
Khi nào không sử dụng phương pháp chẩn đoán huyết thanh?
Tương tự như những phương pháp khác, chẩn đoán huyết thanh có thể không phù hợp để phục vụ cho việc chẩn đoán trong các trường hợp:
- Tình trạng nhiễm trùng diễn biến nhanh (tính bằng giờ đến vài ngày) và không đủ thời gian để tạo đáp ứng miễn dịch trong vòng 5 - 10 ngày.
- Đáp ứng huyết thanh học có thể chậm đối với một số bệnh nhân và kéo dài đến khoảng tuần thứ 2 và thứ 3 của bệnh.
- Phương pháp cấy, phát hiện gen hoặc những phương pháp chẩn đoán khác cho thể cho kết quả chuẩn xác hơn.
- Gặp các khó khăn trong phát hiện IgM.
- Đánh giá đáp ứng ở trẻ sơ sinh khó thực hiện do có sự truyền kháng thể từ người mẹ.
- Có thể xảy ra sự chậm trễ quá mức trong quá trình chuyển mẫu huyết thanh.
- Khả năng đáp ứng miễn dịch có liên quan đến yếu tố tuổi tác.
- Tính không đặc hiệu, phản ứng chéo với những tác nhân vi khuẩn khác hoặc tác nhân ngoài vi khuẩn.
- Có sự biến thiên quá lớn sau những lần thử nghiệm.
- Trong những trường hợp đánh giá được dị kháng thể, đáp ứng có thể không đặc hiệu.
- So với những phương pháp khác, chẩn đoán huyết thanh học đóng vai trò quá thứ yếu.
- Trường hợp người bệnh nhiễm khuẩn niêm mạc hoặc nơi khác thì đáp ứng kháng thể đo thường quy trong huyết thanh có thể không phản ánh đúng tình trạng.
- Người bệnh lo ngại về vấn đề chi phí thực hiện chẩn đoán huyết thanh.
Trên đây là những thông tin về phương pháp chẩn đoán huyết thanh mà Hà An Pharmacy muốn chia sẻ đến bạn. Nhìn chung, bạn nên lựa chọn đến nhưng cơ sở y tế uy tín, có bác sĩ chuyên môn cao cùng cơ sở vật chất hiện đại để thực hiện kỹ thuật này được chính xác, mang đến hiệu quả chẩn đoán và điều trị cao.
Xem thêm: