Cha mẹ có nên cho trẻ uống cam thảo không?
Có khá nhiều cha mẹ truyền tai nhau về cách sử dụng cam thảo để trị ho cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, phương pháp này đã được các bác sĩ khuyến cáo rằng nếu như sử dụng cam thảo không đúng cách, không đúng liều lượng thì có thể sẽ gây hại đến sức khỏe của con nhỏ.
Đặc điểm của cây cam thảo
Trước khi đi tìm hiểu về vấn đề “Có nên cho trẻ uống cam thảo không?” thì cha mẹ cần phải nắm rõ được đặc tính của cây cam thảo là như nào.
Cây cam thảo là một loại thảo dược quý ở nước Việt Nam. Ngoài ra, loại cây này còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như bắc cam thảo, sinh cam thảo, Quốc lão,... Đây là một loại thuộc họ Cánh bướm, bạn có thể tìm thấy chúng mọc nhiều ở các tỉnh miền núi, miền trung du Bắc Bộ hoặc ở các tỉnh xung quanh khu vực phía Nam ở nước ta.
Hiện nay, có 3 loại cam thảo chính được tìm thấy ở Việt Nam:
- Cam thảo bắc: Có thân cao khoảng 1m – 1.5m, lá mọc kép dài từ 2cm – 2.5cm. Hoa cam thảo thường có hình cánh bướm và phần đuôi có màu tím nhạt.
- Cam thảo đất: Chiều cao trung bình của loại cây này khoảng 60cm, lá mọc đơn dài khoảng 1,5cm và có răng cưa mọc ở mép. Hoa của thảm mọc đơn hoặc đôi, có màu trắng.
- Cam thảo dây: Đây là loại cam thảo có thân leo, thấp. Lá của nó có hình dáng giống lông chim. Hoa màu hồng và thường mọc theo từng chùm.
Cây cam thảo có trị ho được không?
Cây cam thảo là loại dược liệu quá quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, có rất ít người biết rằng loại thảo dược này có khả năng điều trị bệnh ho vô cùng hiệu quả.
Theo như một số tài liệu của Đông y ghi chép lại, cam thảo có tình bình, vị ngọt nên có tác dụng giải độc, tiêu đờm, thanh nhiệt,... Đó là lý do vì sao mà loại thảo dược này thường xuất hiện nhiều ở trong các bài thuốc trị viêm họng, đau họng, ho đờm, ho khan, mụn nhọt,...
![Cha mẹ có nên cho trẻ uống cam thảo không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/15_858685354e.jpg)
Ngoài ra, y học hiện đại cũng có nhiều thử nghiệm lâm sàng về hiệu quả trị bệnh của cam thảo. Trong cam thảo có chứa nhiều hoạt chất có lợi như flavonoid, triterpenoid , 18 β -glycyrrhetinic acid (GA), glycyrrhizin (GL), licochalcone A (LCA), liquiritigenin (LTG),… nên chúng có tính kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm cao đáng kể.
Bên cạnh đó, cam thảo còn có khả năng cải thiện bệnh ho rất hiệu quả nhờ có các thành phần hoạt động ở trong cam thảo, giúp phá vỡ kết cấu của chất nhờn, từ đó dễ dàng loại bỏ chúng ra bên ngoài.
Có nên cho trẻ uống cam thảo không?
Vấn đề “Có nên cho trẻ uống cam thảo không?” được khá nhiều cha mẹ quan tâm đến. Tuy cam thảo là loại thảo dược lành tính, nhưng đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi có bộ máy tiêu hóa làm việc còn kém, việc dung nạp các chất có ở bên trong cam thảo sẽ là điều khó đối với trẻ nhỏ.
Do đó, khi trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa tập ăn dặm thì cha mẹ chỉ nên cho bé sử dụng các loại thực phẩm sữa, không nên cho bé sử dụng thêm các loại thực phẩm khác. Cách tốt nhất là cha mẹ nên chăm sóc và cho trẻ đi khám bác sĩ để trẻ có thể nhanh chóng khỏi bệnh.
![Cha mẹ có nên cho trẻ uống cam thảo không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/14_05c66b80ce.jpg)
Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyến cáo rằng, việc sử dụng quá nhiều cam thảo sẽ có nguy cơ gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, ví dụ như đau đầu, mệt mỏi, mất kali, nguy hiểm hơn là ngừng tim. Tuy cam thảo được đánh giá là rất tốt ở trong nhiều trường hợp nhưng lại không phù hợp cho trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là do ở trong quá trình pha chế, nước cam thảo rất dễ bị nhiễm khuẩn, điều này làm cho hệ tiêu hóa của bé còn yếu sẽ không phù hợp với bất kỳ loại nước nào ngoài sữa mẹ.
Ngoài trẻ nhỏ ra thì những đối tượng nào không nên dùng cam thảo?
Nếu bạn sử dụng cam thảo kết hợp với nhân trần sẽ gây ra hiện tượng ít sữa hoặc mất sữa ở phụ nữ có thai. Không chỉ vậy, do nhân trần có tính lợi tiểu nên sẽ làm thải nhiều các chất dinh dưỡng và làm cho lượng nước bị đào thải thường xuyên sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng để nuôi nhau thai, khiến cho thai bị suy dinh dưỡng, dễ gặp tình trạng đẻ non hoặc dị tật thai nhi.
Đối với nam giới, nếu như sử dụng cam thảo với liều lượng quá nhiều, trên 8g/ngày trong một khoảng thời gian dài liên tục sẽ gặp tình trạng bất lực, giảm miễn dịch, huyết áp tăng và bị bệnh viêm loét dạ dày.
Một số trường hợp khác như người bị bệnh viêm thận, huyết áp không ổn định thì cũng không nên sử dụng cam thảo. Đối với những người bị bệnh táo bón lâu ngày, người già, người bị viêm phế quản, ho khan, ho lâu ngày không khỏi, khó thở thì tốt nhất là cũng không nên sử dụng cam thảo.
Đối với những trường hợp bị bệnh nhẹ mà vẫn có thể sử dụng cam thảo thì chỉ nên sử dụng một gói trà có cam thảo trong một ngày, không nên dùng kết hợp với những loại trà có chứa cam thảo như nhân trần, trà bát bảo,... để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bài viết trên Hà An Pharmacy đã giải đáp thắc mắc cho cha mẹ về vấn đề “Có nên cho trẻ uống cam thảo không?”. Mặc dù cam thảo có thể điều trị bệnh ho cho trẻ rất an toàn và lành tính, nhưng do chỉ nên cho trẻ sử dụng với liều lượng nhỏ nên có thể hiệu quả điều trị bệnh sẽ phát huy chậm. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ nhỏ thì cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ nhỏ sử dụng cam thảo nhé.
Tạ Quỳnh
Nguồn tham khảo: Tienphong.vn