Cefatam có dùng được cho bà bầu không?

Nếu bạn đang quan tâm đến câu hỏi “Cefatam có dùng được cho bà bầu không?” thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin tổng quan về kháng sinh Cefatam cũng như những bằng chứng khoa học về mức độ an toàn khi sử dụng Cefatam trên phụ nữ có thai để giúp bạn giải đáp thắc mắc của mình. Hãy cùng Hà An Pharmacy tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Các bệnh lý nhiễm trùng có thể gặp ở phụ nữ

Trước khi trả lời câu hỏi "Cefatam có dùng được cho bà bầu không?", hãy tìm hiểu về những trường hợp phụ nữ có thể sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị. Những bệnh cần dùng thuốc kháng sinh bao gồm:

Nhiễm trùng đường hô hấp trên

Nhiễm trùng đường hô hấp trên thường do vi khuẩn xâm nhập vào hệ hô hấp gây ra. Tình trạng này ảnh hưởng đến hệ hô hấp với các biểu hiện phổ biến là ho, sốt, mệt mỏi, thiếu năng lượng, mắt đỏ, sổ mũi và đau họng. 

Các nguyên nhân có thể dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp trên bao gồm: Cảm lạnh thông thường, viêm nắp thanh quản, viêm thanh quản, viêm họng và viêm xoang.

cefatam-co-dung-duoc-cho-ba-bau-khong 1
Phụ nữ có thai có thể gặp phải tình trạng nhiễm trùng hô hấp trên

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là một loại nhiễm trùng rất phổ biến trong hệ thống tiết niệu, có thể liên quan đến bất kỳ phần nào của hệ thống như thận, niệu đạo, bàng quang. Vi khuẩn, đặc biệt là E. coli là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra nhiễm trùng tiểu. 

Các triệu chứng khi mắc phải nhiễm trùng tiểu bao gồm tiểu thường xuyên, đau buốt khi đi tiểu và đau ở vùng hông hoặc lưng dưới.

Viêm âm đạo

Viêm âm đạo có thể là do người phụ nữ nhiễm phải các sinh vật như vi khuẩn, nấm men, ký sinh trùng. Trong một số trường hợp, viêm âm đạo có thể do vi khuẩn lây truyền từ bạn tình. 

Viêm âm đạo thường gây ra các triệu chứng như khô âm đạo, tiết dịch âm đạo bất thường.

cefatam-co-dung-duoc-cho-ba-bau-khong 2
Các tình trạng viêm nhiễm âm đạo có thể xảy ra trong giai đoạn mang thai

Nhiễm khuẩn da và mô mềm

Nhiễm trùng da xảy ra khi vi khuẩn lây nhiễm vào da hoặc các mô mềm bên dưới bề mặt da. Có bốn loại tác nhân chính có thể lây nhiễm vào da: Vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng. Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm trùng da. Các triệu chứng nhiễm trùng thường gặp bao gồm phát ban, sưng, nóng, tấy đỏ vùng tổn thương. Tuy nhiên, các triệu chứng sẽ phụ thuộc vào loại tác nhân gây nhiễm trùng cụ thể mà bạn đang gặp phải.

Tổng quan về Cefatam

Cefatam với thành phần chính là cephalexin, một cephalosporin thuộc thế hệ đầu tiên. Cephalexin được sử dụng để điều trị một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn thông qua việc ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn.

cefatam-co-dung-duoc-cho-ba-bau-khong 3
Cefatam là gì?

Cơ chế tác dụng của Cefatam

Cephalexin là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ thứ nhất có chứa beta lactam và dihydrothiazide. 

Không giống như penicillin, cephalosprin có khả năng đề kháng lại hoạt động của beta lactamase cao hơn. Cephalexin ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn, dẫn đến phân hủy và cuối cùng là chết tế bào.

Chỉ định của Cefatam

Cephalexin được chỉ định để điều trị một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Những bệnh nhiễm trùng này bao gồm nhiễm trùng đường hô hấp, viêm tai giữa, nhiễm trùng da và mô mềm và nhiễm trùng đường sinh dục.

Tác dụng không mong muốn khi sử dụng Cefatam

Khi sử dụng thuốc có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn phổ biến như: Bệnh tiêu chảy, đau đầu, buồn nôn. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải tình trạng dưới đây thì cần liên hệ với các chuyên gia y tế sớm nhất để được hỗ trợ:

  • Phản ứng dị ứng – phát ban da, ngứa, nổi mề đay, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng.
  • Đỏ, phồng rộp hoặc bong tróc da, kể cả bên trong miệng.
  • Tiêu chảy nặng kèm theo sốt.
  • Tiết dịch âm đạo bất thường, kèm với ngứa hoặc có mùi hôi.
cefatam-co-dung-duoc-cho-ba-bau-khong 4
Trong quá trình sử dụng thuốc có thể gặp tình trạng dị ứng

Chống chỉ định của thuốc Cefatam

Cephalexin chống chỉ định ở những bệnh nhân có quá mẫn cảm với Cephalexin hoặc các thành phần khác của nhóm thuốc kháng khuẩn cephalosporin.

Cefatam có dùng được cho bà bầu không?

Các bằng chứng về mức độ an toàn khi sử dụng Cefatam ở phụ nữ có thai

Hiện nay, các mô hình nghiên cứu trên động vật chưa cho thấy được bằng chứng về việc suy giảm khả năng sinh sản hoặc gây hại cho thai nhi khi sử dụng Cefatam. Đồng thời, vẫn không có dữ liệu được kiểm soát trong thai kỳ ở người.

Theo Cục quản lý sản phẩm trị liệu Úc (Therapeutic Goods Administration - TGA), Cefatam được phân loại là thuốc thai kỳ nhóm A: Các loại thuốc đã được sử dụng bởi một số lượng lớn phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mà không thấy có bất kỳ sự gia tăng về tần suất dị tật hoặc các tác dụng có hại trực tiếp hoặc gián tiếp khác đối với thai nhi nào được chứng minh.

cefatam-co-dung-duoc-cho-ba-bau-khong 5
Cefatam có dùng được cho bà bầu không?

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (Food and Drug Administration - FDA), Cefatam được phân loại là thuốc thai kỳ nhóm B: Các nghiên cứu về sinh sản trên động vật không chứng minh được nguy cơ đối với thai nhi, không có nghiên cứu đầy đủ và được kiểm soát tốt ở phụ nữ mang thai.

Cefatam có dùng được cho phụ nữ mang thai hay không?

Dựa trên thông tin từ các nghiên cứu và tài liệu y tế, các bác sĩ và chuyên gia y tế thường khuyến nghị rằng việc sử dụng Cefatam trong thai kỳ có thể được xem xét khi lợi ích tiềm năng vượt qua nguy cơ tiềm ẩn cho mẹ và thai nhi. 

Tuy nhiên, quyết định cuối cùng về việc sử dụng Cefatam cho phụ nữ mang thai nên được thảo luận kỹ lưỡng giữa bác sĩ và bệnh nhân, sau khi xem xét tỷ lệ rủi ro so với lợi ích dự kiến. Bác sĩ sẽ là người có thể đưa ra lời khuyên tốt nhất dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể của mỗi bà mẹ và sự phát triển của thai nhi. Đừng ngần ngại thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi bắt đầu hoặc ngừng sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong thời kỳ mang thai.

Bài viết đã cung cấp các thông tin liên quan đến câu hỏi: “Cefatam có dùng được cho bà bầu không?”. Qua bài viết, việc sử dụng Cefatam cho phụ nữ mang thai cần được xem xét cẩn thận và thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa. Mặc dù có một số nghiên cứu, cũng như thông tin cho thấy Cefatam có thể an toàn trong một số trường hợp, nhưng việc đánh giá rủi ro và lợi ích cụ thể cho từng trường hợp là điều cần thiết. Hy vọng bài viết trên đã đem lại những thông tin hữu ích cho các mẹ bầu!



Chat with Zalo