[CẢNH BÁO] Trứng gà bị mốc có ăn được không? Lưu ý điều gì khi bảo quản?
Trứng gà từ lâu được xem là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người và đã trở thành món ăn quen thuộc mỗi ngày của nhiều gia đình Việt Nam. Thế nhưng trong thời gian gần đây số ca ngộ độc do ăn trứng gà có dấu hiệu lạ bỗng nhiên tăng cao, vậy các dấu hiệu nào cho thấy trứng gà không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm mà mọi người thường bỏ qua, bên cạnh đó câu hỏi trứng gà bị mốc có ăn được không cũng là thắc mắc mà Nhà Thuốc Hà An nhận được nhiều từ khách hàng, để hiểu rõ hơn về vấn đề này mời mọi người xem ngay bài viết dưới đây để nhận ra một số biểu hiện lạ cần phải bỏ ngay lập tức cũng như cách bảo quản tốt nhất tránh vi khuẩn xâm nhập nhé.
Giá trị dinh dưỡng cao có trong trứng gà
Trứng gà được đánh giá là nhóm thực phẩm mang lại hàm lượng dinh dưỡng cao khi chứa đầy đủ chất đạm, chất béo, chất khoáng cùng các vitamin cần thiết tốt cho sức khỏe như vitamin nhóm B, chất chống oxy hóa là lutein và zeaxanthin,… Trong đó lòng đỏ trứng là nơi tập trung nhiều chất dinh dưỡng nhất, đặc biệt là chất đạm có trong lòng đỏ có thành phần các acid amin hoàn thiện nhất.
![[CẢNH BÁO] Trứng gà bị mốc có ăn được không? Lưu ý điều gì khi bảo quản? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/canh_bao_trung_ga_bi_moc_co_an_duoc_khong_luu_y_dieu_gi_khi_bao_quan_1_b888f07171.jpg)
Ngoài ra nguồn chất béo quý giá có trong trứng gà là lecithin cũng tham gia cung cấp năng lượng cho các tế bào, đặc biệt là cơ quan đầu não. Lecithin trong nhiều nghiên cứu được đánh giá là có khả năng điều hòa cholesterol, ngăn tích tụ cholesterol, từ đó thúc đẩy ra khỏi cơ thể. Cùng với đó một lượng cholesterol đáng kể cũng có trong trứng gà, việc kết hợp giữa lecithin và cholesterol này giúp phát huy vai trò của cholesterol để phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch và đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể.
Trứng gà bị mốc có ăn được không?
Không thể phủ nhận trứng gà là món ăn quen thuộc mỗi ngày của chúng ta,chính vì thế nhiều người có thói quen tiện tay lấy trứng và chế biến, ít ai để ý và tìm hiểu đến những thay đổi trên vỏ của trứng, điển hình là trường hợp thắc mắc trứng gà bị mốc có ăn được không, vậy như thế nào là trứng gà bị mốc?
![[CẢNH BÁO] Trứng gà bị mốc có ăn được không? Lưu ý điều gì khi bảo quản? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/canh_bao_trung_ga_bi_moc_co_an_duoc_khong_luu_y_dieu_gi_khi_bao_quan_2_b45c511625.jpg)
Theo các chuyên gia cấu tạo vỏ trứng sẽ có hai lớp bảo vệ để tránh vi khuẩn xâm nhập vào bên trong, nếu trên vỏ trứng gà xuất hiện những vết đốm thì khả năng cao quả trứng đã bị nhiễm khuẩn và nấm mốc.
Cụ thể là vi nấm đã phá hủy hai lớp màng bảo vệ tự nhiên, xâm nhập vào bên trong và biểu hiện là những đốm đen dày đặc trên lớp vỏ chính là do nấm mốc phát triển. Ngoài những vết đốm trên vỏ thì bên trong phần lòng đỏ trứng và lòng trắng vẫn không có biểu hiện cụ thể, bản thân người nấu cũng sẽ không cảm thấy sự khác biệt giữa trứng bị mốc với trứng bình thường.
Vì thế nếu phát hiện những dấu hiệu xuất hiện trên lớp vỏ chứng tỏ trứng gà đã bị mốc, mọi người không nên chọn mua hoặc phải bỏ ngay đừng nên tiếc vì có thể sẽ bị nhiễm nấm Aspergillus flavus, vi khuẩn Salmonella,… Có thể sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Lưu ý khi bảo quản trứng gà tránh vi khuẩn xâm nhập
Đã từng xảy ra nhiều trường hợp ngộ độc do ăn trứng gà, nhưng mọi người dường như vẫn chưa thật sự quan tâm đến vấn đề này, chỉ nghĩ do một nguyên nhân khách quan nào đó mà không ngờ rằng trong trứng gà cũng tiềm ẩn nhiều vi khuẩn nếu bị ôi thiu mà mắt thường không nhìn thấy được.
Do đó để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thì theo nhiều chuyên gia, trứng gà khi mới mua về nên được sử dụng trong vòng 3 tuần kể từ ngày mua để đảm bảo chất lượng trứng tốt nhất. Bên cạnh đó việc bảo quản trứng gà đúng cách cũng là yếu tố giúp phòng tránh được sự xâm nhập từ các vi khuẩn qua các lưu ý sau đây:
- Trứng sau khi mua về cần được lau qua bằng khăn ướt để trong tủ lạnh, tránh vi khuẩn lây từ vỏ trứng sang nhóm thực phẩm khác.
- Trứng bảo quản trong tủ lạnh tối đa chỉ từ 3 - 5 tuần.
- Trứng sau khi lấy ra khỏi tủ lạnh cần được chế biến ngay trong vòng 2 tiếng, nếu để lâu trứng sẽ bị hư.
![[CẢNH BÁO] Trứng gà bị mốc có ăn được không? Lưu ý điều gì khi bảo quản? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/canh_bao_trung_ga_bi_moc_co_an_duoc_khong_luu_y_dieu_gi_khi_bao_quan_3_5c8c143fe1.jpg)
- Mặt khác, có thể bảo quản trứng trong thùng trấu, lót một lớp trấu khô sạch dưới đáy thùng xen kẽ một lớp trứng.
- Có thể bảo quản trứng trong hộp đựng có chứa bã chè khô, để nơi mát.
Nếu bạn mua trứng mà không biết trứng cũ hay mới, chỉ cần đặt trứng vào trong bát nước lạnh, nếu như trứng mới sẽ bị chìm xuống đáy và nằm yên, ngược lại trứng cũ sẽ hơi trồi lên mặt nước, nếu trứng nổi trên mặt nước thì trứng đã hỏng, không nên ăn nữa.
Qua những dấu hiệu nhận biết trứng gà không nên sử dụng trong bài viết cũng như những ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi sử dụng thực phẩm ẩm mốc, hẳn là mọi người sẽ có câu trả lời về việc trứng gà bị mốc có ăn được không, đồng thời luôn chủ động bảo vệ chính mình bằng cách chọn lọc kỹ nguồn thực phẩm sử dụng, giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh và bảo quản thực phẩm đúng cách để ngăn chặn nguy cơ phát triển của nấm mốc, vi sinh vật.
Kim Ngân
Nguồn: Tổng hợp