Cảm nắng có nên đánh gió? Hướng dẫn đánh gió đúng cách và an toàn
Cảm nắng sẽ khiến nhiệt độ cơ thể bị tăng cao, gây cảm giác mất nước và mệt mỏi. Thế thì bị cảm nắng có nên đánh gió không? Để tìm hiểu thêm về vấn đề này chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua chia sẻ bài viết dưới đây.
Tác dụng của việc cạo gió là gì?
Đánh cảm hay cạo gió là một trong những phương pháp chữa bệnh bằng đông y. Cạo gió là cách dùng rộng rãi trong dân gian giúp thông kinh mạch, thúc đẩy máu huyết lưu thông tốt hơn, giảm cảm giác mệt mỏi cho người bệnh. Trước khi đi tìm hiểu về vấn đề cảm nắng có nên đánh gió không thì chúng ta cần hiểu rõ việc đánh gió thực hiện rao sao và phù hợp với trường hợp bệnh nào.
Theo như Đông y thì việc đánh gió có những tác dụng cụ thể sau:
- Đả thông kinh mạch, máu huyết lưu thông, thúc đẩy sự trao đổi chất, tăng cường khả năng bài tiết chất thải qua da, tăng cường lưu thông tuần hoàn máu tới các bộ phận của cơ thể.
- Đánh gió còn giúp giãn cơ, thông lạc, giảm tình trạng mệt mỏi.
- Việc đánh gió cũng là cách giúp cân bằng âm dương cho cơ thể.
![Cảm nắng có nên đánh gió? Hướng dẫn đánh gió đúng cách và an toàn cho cơ thể 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Cam_nang_co_nen_danh_gio_huong_dan_danh_gio_dung_cach_va_an_toan_cho_co_the_1_4518447895.jpg)
Cạo gió thường được thực hiện trên phần nào của cơ thể?
Thông thường, việc cạo gió sẽ được thực hiện ở phần lưng của cơ thể, khu vực hai bên xương sống từ vai xuống thắt lưng, dọc theo xương sống và mặt trong theo lòng bàn tay. Thông qua việc cạo gió có thể giúp làm giảm nhiệt, thuyên giảm bệnh. Với người bị ho ngứa cổ thì có thể cạo gió thêm ở vùng xương mỏ ác.
Khi cạo gió sẽ thực hiện theo chiều từ trên xuống dưới, không thực hiện theo chiều ngược lại. Ở vùng cánh tay và ngực nên sử dụng lực nhẹ. Ở lưng có thể dùng lực mạnh hơn nhưng cũng cần vừa đủ để không gây tổn thương tới da. Khi cạo gió cần bôi lên da dầu gió hoặc các loại dầu thường bôi để trị cảm lạnh, cảm cúm. Sau khi cạo gió người bệnh cần uống nước ấm, có thể ủ ấm phần chân để cơ thể ra mồ hôi.
Dụng cụ thể cạo gió là vật tròn và nhẵn như đồng bạc, thìa bạc. Hiện nay cũng có bán các sản phẩm dùng để cạo gió, các bạn có thể tìm mua ở các nhà thuốc Đông Y. Các vật cạo gió này được làm bằng sừng trâu nên khả năng phát tán chướng khí và thông khí huyết khá hiệu quả.
Cảm nắng có nên đánh gió không?
Cảm nắng có nên đánh gió không là thắc mắc chung của nhiều người. Theo các chuyên gia về đông y cho biết, cảm nắng vẫn có thể đánh gió, tuy nhiên việc thực hiện đánh gió cần đảm bảo thực hiện đúng cách, an toàn tránh làm tổn thương tới cơ thể.
![Cảm nắng có nên đánh gió? Hướng dẫn đánh gió đúng cách và an toàn cho cơ thể 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Cam_nang_co_nen_danh_gio_huong_dan_danh_gio_dung_cach_va_an_toan_cho_co_the_2_6d16d7058c.jpg)
Khi bị cảm nắng người bệnh sẽ gặp tình trạng thân nhiệt tăng cao. Vì thế trước tiên cần hạ nhiệt cơ thể, tránh tình trạng bị sốc nhiệt rồi mới thực hiện việc đánh gió. Ngoài ra, khi bị cảm nắng, bạn hoàn toàn vẫn có thể không lựa chọn cách đánh gió mà chỉ cần nghỉ ngơi, và tránh tiếp xúc ánh nắng mặt thời để cơ thể có thể tự phục hồi. Với những ai lựa chọn đánh gió khi bị cảm nắng thì cần thực hiện đúng cách.
Cách đánh gió bị cảm nắng như thế nào?
Bạn đã có những thông tin về vấn đề cảm nắng có nên đánh gió không thì vậy việc đánh gió thực hiện như thế nào để đảm bảo an toàn. Dưới đây chúng tôi xin có những chia sẻ về việc đánh gió khi bị cảm nắng.
- Người đánh gió cần bôi dầu lên vùng da của người bị cảm nắng, tay cầm vật đánh gió để một góc 90 độ hoặc 45 độ rồi tiến hành đánh gió.
- Cần thực hiện đánh ở các vùng da trên cổ, bụng, lưng và tay cần thực hiện đánh giờ từ trên cao xuống, từ trong ra ngoài và chú ý sử dụng lực đều và miết dài.
- Mỗi khi đánh gió ở từng bộ phận cần thực hiện từ 3 - 5 phút sẽ thấy nổi vết đỏ tím.
- Không nên đánh gió quá 10 phút cũng không nên dùng lực mạnh để đánh gây tổn thương trên da. Khi đánh gió ở vùng da nào xong thì cần đánh gió ở chỗ khác.
Một số lưu ý khi đánh cho người bị cảm nắng:
- Người bị cảm nắng sau khi đánh gió cần nghỉ ngơi tránh chỗ lạnh, không để quạt thổi trực tiếp vào người. Trong khoảng 30 phút sau khi thực hiện cạo gió, bạn không được đi tắm với nước lạnh. Người bệnh cần uống một ly nước nóng pha chút muối để điều hòa lại khí huyết cho cơ thể.
- Bạn nên khử trùng vật đánh gió và tuyệt đối không đánh gió ở vùng da bị lở loét, phần bụng của người có thai, vùng da nhạy cảm, người bệnh khi máu khó đông. Bên cạnh đó, nếu đang mắc các bệnh ngoài da thì cũng không nên đánh gió.
- Không nên đánh gió cho trẻ em bị cảm nắng cũng như các vấn đề bệnh lý khác.
- Không đánh gió trực tiếp vào các tổn thương da hoặc viêm da cục bộ.
Qua những chia sẻ trên đây về vấn đề cảm nắng có nên đánh gió không sẽ cho các bạn thêm những thông tin hữu ích để có thể chăm sóc cơ thể bị cảm nắng một cách thích hợp và đảm bảo an toàn. Chúc bạn sẽ luôn sở hữu một sức khỏe tốt.
Bảo Vân
Nguồn tham khảo: Tổng Hợp