Cách trị bệnh tay chân miệng trẻ em theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Bệnh chân tay miệng ở trẻ thường sẽ hết sau 7-10 ngày nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên bệnh sẽ có xu hướng trở nặng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm não, màng não, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện và điều trị đúng. Dưới đây là cách trị bệnh tay chân miệng trẻ em theo hướng dẫn của Bộ Y tế giúp mang lại hiệu quả cao và tuyệt đối an toàn để bạn cùng tham khảo.

Cách trị bệnh tay chân miệng trẻ em theo hướng dẫn của Bộ Y tế

cách trị bệnh tay chân miệng trẻ em-01
Trong quá trình điều trị bạn cần chú ý theo dõi các biểu hiện cơ thể của bé

Tay chân miệng là căn bênh truyền nhiễm do virus đường ruột có tên là Enterovirus gây ra. Hiện tại vẫn chưa có loại thuốc điều trị đặc hiệu nên giải pháp điều trị mà Bộ Y tế khuyến khích sử dụng vẫn là điều trị triệu chứng và biến chứng của bệnh. Theo đó, tùy vào các triệu chứng và tình trạng bệnh mà các bác sỹ sẽ tư vấn và áp dụng cách trị bệnh tay chân miệng phù hợp. Cụ thể:

+ Nếu trẻ chỉ bị sốt nhẹ và kèm một số tổn thương ở da thì cách chữa bệnh chân tay miệng tại nhà được xem là giải pháp phù hợp nhất. Ưu điểm của phương pháp này là tiện lợi cho gia đình, ít tốn kém và bé cũng cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả tốt nhất các bạn nên tuyệt đối tuân thủ các quy định dùng thuốc và lời khuyên chăm sóc bé của các bác sĩ chuyên khoa. Điều trị tại nhà quan trọng nhất vẫn là việc chăm sóc và theo dõi các biểu hiện của trẻ. Nếu phát hiện các biểu hiện bất thường, ví dụ: sốt cao, co giật, nôn ói… bạn nên báo bác sĩ ngay để có hướng xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, bạn cần đảm bảo cung cấp các bữa ăn đủ dinh dưỡng, hạn chế cho bé sử dụng các loại thức ăn cay nóng cũng như đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho trẻ hằng ngày, tuyệt đối không kiêng tắm.

+ Riêng đối với các trẻ có có những biểu như: sốt cao liên tục, ngủ nhiều, lơ mơ, ngủ gà, thở nhanh, khó thở, run… thì cách trị bệnh tay chân miệng trẻ em tại nhà hoàn toàn không an toàn, trong trường hợp này bạn cần cho bé nhập viện điều tri càng sớm càng tốt, để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Các bạn có thể sẽ được chỉ định sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau và kết hợp các loại thuốc giảm đau, sát trùng niêm mạc miệng như: muối 0,9%, Kamistad… Vệ sinh da để tránh bội nhiễm vi khuẩn bằng dung dịch Betadin… Điều quan trọng nhất là các bạn cần tuân thủ đúng lộ trình điều trị nhằm mang lạihiệu quả cao nhất.

Lời khuyên giúp phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Cách trị bệnh tay chân miệng trẻ em
Bạn nên tập cho bé thói quen rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng

Hiện bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa, do đó để tránh bị lây nhiễm và bị tái phát các bạn nên chủ động phòng ngừa bằng việc thực hiện tốt các điều sau:

+ Thứ nhất, cần duy trì vệ sinh cá nhân tốt cho bé cũng như cả gia đình, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

+ Thứ 2, nên khử trùng sạch các dụng cụ sinh hoạt và đồ chơi cho bé bằng các dung dịch sát khuẩn, ví dụ như: cloramin B.

+ Thứ 3, khi nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ các bạn cần chủ động cách ly ngay để tránh lây nhiễm cho các trẻ khác.

+ Thứ 4, cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, đặc biệt cần tăng cường vitamin C để tăng cường sức đề kháng và nên hạn chế cho bé sử dụng các thức ăn cứng hoặc cay nóng.

Bệnh tay chân miệng khá nguy hiểm và cũng rất dễ lây nhiễm, tuy nhiên nếu áp dụng cách trị bệnh tay chân miệng trẻ em đúng cách thì chỉ sau khoảng 7-10 ngày bé sẽ hết bệnh và phát triển khỏe mạnh.



Chat with Zalo