Cách pha bột ăn dặm không bị vón cục được hàng nghìn mẹ bỉm áp dụng

Giai đoạn ăn dặm là cột mốc quan trọng đầu tiên trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên việc pha bột khiến nhiều mẹ loay hoay lúc bột bị vón cục, lúc bột quá loãng. Để giải quyết vấn đề này, các mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết cách pha bột ăn dặm không bị vón cục nữa nhé!

Vì sao bột ăn dặm bị vón cục

Khi pha bột ăn dặm cho bé sẽ bị vón cục do một trong những nguyên nhân sau:

Nhiệt độ nước không phù hợp

Nguyên tắc khi pha bột cho bé là cho bột vào nước, tuy nhiên nhiều mẹ vẫn quen với cách thêm nước vào bột. Nếu nhiệt độ của nước không đủ nóng thì không thể hòa tan hết bột khiến bột vón cục. Nhưng nếu mẹ dùng nước quá nóng để pha bột thì rất có thể khiến tinh bột bị vón cục. Và sử dụng nước quá nóng có thể làm biến chất các chất dinh dưỡng trong bột, không tốt cho bé. 

Tỷ lệ pha bột không hợp lý

Mỗi loại bột ăn dặm đều có tỷ lệ pha bột và nước khác nhau tùy theo độ tuổi và giai đoạn ăn dặm của bé. Do đó, hãy tuân thủ hướng dẫn sử dụng và chú ý pha đúng tỷ lệ bột và nước theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Không nên trộn bột quá nhiều so với tỷ lệ nước đã quy định để tránh bị vón cục. 

Bảo quản bột ăn dặm không đúng

Bột ăn dặm của trẻ được khuyến cáo bảo quản ở nơi khô ráo và đậy kín nắp sau khi sử dụng để tránh hơi ẩm làm phân hủy bột và tránh tác hại của vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, nhiều mẹ có thể mắc phải những sai lầm nhỏ dẫn đến việc bảo quản bột không đúng cách, chẳng hạn như dùng thìa ướt để múc bột hoặc vô tình làm rơi nước vào bột mà mẹ không biết. Với nguyên nhân này khiến bột sẽ mất độ mịn và trở nên vón cục.

Cách pha bột ăn dặm không bị vón cục được hàng nghìn mẹ bỉm áp dụng 1 Cách pha bột ăn dặm không bị vón cục là pha đúng tỷ lệ bột và nhiệt độ nước

Cách pha bột ăn dặm không bị vón cục

Khi pha bột ăn dặm cho trẻ, mẹ nên chú ý đến độ tuổi và khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của bé. Dưới đây là các bước để pha bột ăn liền đúng cách mà mẹ có thể áp dụng: 

  • Đun sôi nước trong khoảng 5 phút.
  • Đợi nước nguội khoảng 40 - 50 độ C để pha bột.
  • Pha theo tỷ lệ và nhu cầu dinh dưỡng thực tế của bé.
  • Đong lượng bột phù hợp theo hướng dẫn sử dụng và khuấy đều cho tan hoàn toàn.
  • Chờ khoảng 1 phút cho bột nở, chín và mềm. 
  • Mẹ nên kiểm tra nhiệt độ trước khi cho bé ăn.

Pha đúng lượng bột sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn, đồng thời không pha bột quá đặc hoặc quá loãng để bé không cảm thấy nhạt miệng, khó nuốt, khó tiêu hóa hay nhanh đói, cụ thể như sau: 

  • Trẻ từ 4 tháng tuổi: Dùng 160 gam bột và 120ml nước nhiệt độ từ 40 - 50 độ C.
  • Trẻ từ 6 tháng tuổi: Dùng 180 gam bột và 135ml nước nhiệt độ từ 40 - 50 độ C.
  • Trẻ từ 8 tháng tuổi: Dùng 200 gam bột và 150ml nước nhiệt độ từ 40 - 50 độ C.

Nhớ rằng khi pha bột ăn dặm cho bé, ngoài những yếu tố trên, mẹ cũng nên khuấy đều tay để đảm bảo bột chín đều và không bị vón cục lại với nhau. Ngoài ra, để bé ăn ngon miệng mẹ không nên quá cứng nhắc khi phải áp dụng công thức một cách máy móc. Mẹ hoàn toàn có thể điều chỉnh độ đặc, loãng của bột tùy theo nhu cầu và sở thích của trẻ. Nhưng phải đảm bảo rằng bé ăn đủ no, không pha quá loãng khiến bé không nhận được đủ lượng dinh dưỡng cần thiết và không quá đặc có thể gây táo bón, đầy hơi hoặc khó tiêu. Thời gian đầu, khi bé tập ăn dặm, bạn cần pha loãng hơn bình thường một chút rồi tăng dần độ đặc.

Bột ăn dặm để bao lâu thì vẫn đảm bảo dinh dưỡng và không bị chua là câu hỏi mà nhiều mẹ thắc mắc. Bột ăn dặm nếu mẹ bảo quản trong tủ lạnh thì hạn sử dụng có thể lên đến 1 tháng tùy vào từng loại bột. Tuy nhiên, để đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe cho bé, mẹ nên cho bé ăn sau khi chế biến càng sớm càng tốt. Tốt nhất là trong vòng 48 giờ. Nếu để trong tủ lạnh, bột phải được sử dụng trong vòng 24 giờ.

Cách pha bột ăn dặm không bị vón cục được hàng nghìn mẹ bỉm áp dụng 2 Thời gian đầu, khi bé mới tập ăn dặm, mẹ cần pha loãng bột hơn bình thường rồi tăng dần độ đặc

Một số lưu ý khi sử dụng bột ăn dặm cho bé

Để pha bột ăn dặm bột cho bé một cách an toàn và hiệu quả, các bà mẹ nên ghi nhớ những điều sau: 

  • Không hâm lại bột trong lò vi sóng vì sẽ làm bột bị vón cục. Chỉ nên pha theo một tỷ lệ vừa đủ cho trẻ, không nên pha nhiều quá sẽ gây lãng phí và không tốt cho sức khỏe của trẻ. 
  • Bảo quản bột ở nơi khô ráo, tránh xa các vật phát ra mùi. Không cần bảo quản bột trong tủ lạnh. 
  • Luôn đóng chặt nắp sau khi sử dụng để tránh bụi bẩn hoặc vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.
  • Sau khi mở nắp, chỉ nên sử dụng trong vòng 4 tuần để đảm bảo bột thơm ngon và an toàn. 
  • Một trong những điều quan trọng mà các mẹ nên chú ý là tìm mua bột chất lượng. Bạn nên mua bột của các hãng nổi tiếng trên thị trường. Trong quá trình sử dụng, mẹ nên sử dụng bột trong thời gian liên tục, không nên dùng trong thời gian dài.
Cách pha bột ăn dặm không bị vón cục được hàng nghìn mẹ bỉm áp dụng 3 Một lưu ý khi pha bột ăn dặm cho bé là pha đúng tỷ lệ nhà sản xuất chỉ định để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ

Những chia sẻ về cách pha bột ăn dặm không bị vón cục ở trên được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế của hàng ngàn bà mẹ bỉm sữa. Do đó mẹ có thể yên tâm thực hiện theo và chú ý lựa chọn chất lượng bột ăn dặm và bảo quản sản phẩm đúng cách để không bị mất đi chất dinh dưỡng.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo