Cách nấu cháo mực thơm ngon hấp dẫn chỉ với 4 bước đơn giản
Vào những ngày se lạnh, được húp bát cháo ấm nóng thì còn gì bằng. Hà An Pharmacy sẽ hướng dẫn cho bạn cách nấu cháo mực bổ dưỡng, thơm ngon, ấm bụng trong ngày lạnh nhé. Cùng vào bếp ngay thôi!
Thành phần dinh dưỡng có trong mực
Mực cung cấp cho cơ thể hàm lượng dinh dưỡng cao. Trong mỗi 100 gram mực tươi chứa 92 calo và các chất dinh dưỡng sau:
- Chất béo: 2% DV (Giá trị dinh dưỡng hằng ngày);
- Cholesterol: 223 mg;
- Carbs: 3,1 g;
- Chất đạm: 15,6 g;
- Vitamin A: 1% DV;
- Vitamin C: 8% DV;
- Vitamin B6: 3% DV;
- Vitamin B1: 1% DV;
- Vitamin B3: 11% DV;
- Vitamin B12: 22% DV;
- Vitamin B2: 24% DV;
Ngoài ra, mực còn là nguồn cung cấp dồi dào canxi, kẽm, magne, sắt, photpho, đồng,… và các loại khoáng chất khác.
Mực có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Mực là loài động vật thân mềm sống chủ yếu ở biển khơi, là loại hải sản có giá trị dinh dưỡng cao, mực là thực phẩm giàu protein và là nguồn cung cấp các khoáng chất thiết yếu như phốt pho, đồng, riboflavin, vitamin B12 và selen. Những lợi ích sức khỏe mà mực có thể mang lại cho chúng ta bao gồm:
- Hỗ trợ quá trình mang thai khỏe mạnh: FDA nhấn mạnh mực là một loại thực phẩm lành mạnh cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Hàm lượng protein và sắt trong mực được coi là đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai.
- Sức khỏe tim mạch: Mực có rất giàu DHA rất tốt cho sức khỏe tim mạch. DHA có tác dụng cải thiện nhịp tim khi nghỉ ngơi.
- Viêm khớp dạng thấp: Nghiên cứu về axit béo omega - 3 có trong hải sản nói chung và mực nói riêng cho thấy chúng có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp. Những người tham gia trong một nghiên cứu đã báo cáo giảm đáng kể tình trạng cứng khớp buổi sáng. Ngoài ra, tình trạng sưng đau các khớp cũng thuyên giảm rõ rệt
- Ăn mực rất tốt cho sức khỏe. Trên thực tế, 100 gam mực có chứa 18 g protein. Con số này không thua gì thịt bò hay cá với cùng một khối lượng. Protein đóng vai trò là nguyên liệu xây dựng, sửa chữa chính của các tế bào và mô của cơ thể, với sự trợ giúp của các enzyme và hormone khác trong cơ thể.
- Mực chứa hầu hết các loại vitamin (vitamin PP, vitamin C, vitamin B), iốt, sắt, phốt pho, mangan và canxi cần thiết cho cơ thể con người. Về hàm lượng kali, thịt mực vượt trội so với các món hải sản khác. Kali có tác dụng duy trì và ổn định nhịp tim nhịp nhàng, đều đặn. Khoáng chất này điều chỉnh sự cân bằng nước - muối trong cơ thể, ngăn ngừa chứng phù nề và huyết áp cao.
- Ngoài ra, mực hầu như không chứa chất béo. Vì vậy nhiều người thường đưa mực vào bữa ăn hàng ngày trong thời gian ăn kiêng. Mực cũng là một nguồn cung cấp đồng tuyệt vời, cần thiết để hình thành huyết sắc tố và collagen trong cơ thể.
- Phốt pho có trong mực còn có tác dụng hình thành và duy trì xương chắc khỏe. Ngoài ra, nó có liên quan đến sự phát triển và tái tạo mô và cũng giúp duy trì độ pH bình thường của máu. Cuối cùng, phốt pho là một trong những thành phần của màng tế bào.
- Mực chứa nhiều kẽm. Nó tham gia vào phản ứng miễn dịch, sản xuất vật liệu di truyền và chữa lành vết thương.
Cách nấu cháo mực cực ngon tại nhà
Mang trong mình nhiều chất dinh dưỡng nên mực mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, mực chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng cho bé. Chỉ với vài bước đơn giản, đã có ngay nồi cháo mực thơm ngon bổ dưỡng, cụ thể:
Nguyên liệu:
- 500 g mực tươi;
- 200 g gạo tẻ;
- 100 g nấm rơm;
- Hành tím phi;
- 1 củ tỏi băm nhuyễn;
- 1 củ gừng thái lát;
- 1 nắm hành lá;
- Gia vị.
Cách thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Mực tươi rửa sạch. Để ráo nước rồi ướp trong 20 phút với gốc hành lá cắt khúc, 1/2 thìa cafe tiêu, 1 thìa canh nước mắm, 1/3 thìa cafe muối, 1 chút gừng đập dập.
Bước 2: Nấu cháo trắng
Bạn cho gạo đã ngâm vào nồi vo sạch với 1,5 lít nước. Nấu cháo trên lửa nhỏ, sau khi gạo chín thì vặn nhỏ lửa, cho nấm đông cô đã rửa sạch vào nấu cùng.
Ninh cháo trắng với nấm rơm khoảng 30 phút, khi cháo chín hẳn thì tắt bếp.
Bước 3: Xào mực
Cho hành tím vào xào thơm. Tiếp đến cho mực đã ướp vào xào chín tới. Khi thấy mực săn lại thì tắt bếp, tránh đun quá lâu sẽ làm mực ra nước, ăn khô sẽ mất ngon.
Bước 4: Nấu cháo mực
Mực sau khi xào xong cho vào nồi nấu cùng cháo. Nêm thêm nước mắm, hạt nêm, bột ngọt cho vừa ăn. Đảo đều để kết hợp các thành phần. Bạn cho hành lá, ớt và hành phi lên trên trước khi tắt bếp.
Bước 5: Thưởng thức cháo mực
Múc cháo mực ra tô, thêm hành lá, rắc chút tiêu, thưởng thức khi còn nóng. Món cháo này có thể ăn kèm với tiết lợn hấp, bánh quẩy và giá sống.
Trên đây là những chia sẻ của Hà An Pharmacy về cách nấu cháo mực. Chỉ với những nguyên liệu đơn giản dễ kiếm này, chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp thêm cho các bạn những công thức nấu cháo mực ngon mà không kém phần bổ dưỡng.
Nguyễn Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp