Cách đánh cảm bằng lá trầu không đơn giản hiệu quả tại nhà bạn nên biết

Cách đánh cảm bằng lá trầu là một trong những dân gian được nhiều người áp dụng. Cách làm này khá đơn giản nhưng lại có hiệu quả tích cực. Thế thì việc sử dụng lá trầu để đánh giải cảm như thế nào bạn đã biết chưa nếu chưa thì hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây.

Cách đánh cảm bằng lá trầu không

Để thực hiện cách đánh gió bằng lá trầu không bạn cần chuẩn bị vài lá trầu vò nát hoặc có thể nhúng vào rượu rồi xoa lên vùng đánh cảm. Người thực hiện đánh cảm bằng lá trầu không sẽ sử dụng đồ vật có cạnh hình tròn và tương tối nhẵn mịn như thìa nhôm, cạnh đồng tiền xu tác động lên các vị trí thích hợp trên cơ thể theo quan điểm của học thuyết âm dương để nhằm trị cảm.

Vị trí được đánh cảm trên cơ thể thường ở dọc hai bên cổ gáy, từ cổ xuống đến vai, kín hết diện vai, dọc hai bên cột sống rồi tỏa ra hai bên mạng sườn, kín hết phần lưng. Nếu người bệnh bị ho, ngứa cổ thì cạo thêm dọc xương mỏ ác ngực. Nếu bụng lạnh và đau, bạn có thể cạo thêm vùng bụng. Nếu nhức dọc chi trên thì cạo thêm cánh tay và cẳng tay.

Cách đánh cảm bằng lá trầu không đơn giản hiệu quả tại nhà bạn nên biết 1 Cách dùng lá trầu không đánh cảm đơn giản và hiệu quả mà các bạn có thể thực hiện tại nhà.

Khi thực hiện cách đánh cảm bằng lá trầu cần thực hiện cạo gió từ trên xuống dưới, không đánh theo chiều ngược lại. Chỉ đánh hai bên cột sống không đánh vào cột sống lưng. Trong lúc đánh gió bằng lá trầu không cần duy trì nhiệt độ vừa đủ làm nóng lá giúp giải cảm hiệu quả hơn.

Một số cách đánh cảm khác bằng nguyên liệu tự nhiên

Cách đánh cảm bằng gừng tươi và rượu

Chọn gừng to, rửa sạch cho vào cối giã nhuyễn. Vắt lấy nước rồi thoa lên vùng lưng đánh gió. Bạn dùng một chiếc khăn hoặc vải mỏng bọc lấy bã gừng. Nhúng bọc vải vào rượu mạnh 35 - 40 độ chà nhẹ cho đến khi người nóng lên. 

Khi đánh gió cần vuốt từ đầu xuống cả người. Phía trước: Mặt mũi, ngực, bả vai, cánh tay bên trong bên ngoài, lòng bàn tay, rồi các ngón tay, bụng, bắp đùi xuống cho tới lòng và mu bàn chân và các ngón chân. Phía sau đầu, ót, gáy, lưng,mông xuống cho tới lòng bàn chân và các ngón chân. 

Các bạn thực hiện đánh gió theo một chiều nhất định từ trên xuống,từ giữa ra hai bên.Sau đó dùng khăn khô lau sạch bã gừng. Cách đánh gió bằng gừng tươi sẽ giúp vùng cơ thể được chà sát sẽ nóng ấm lên, mang lại cảm giác dễ chịu.

Cách đánh gió bằng lá đu đủ

Ngoài dùng lá trầu không hay gừng tươi đánh gió các bạn có thể sử dụng lá đu đủ để đánh gió cảm. Lá đu đủ rửa sạch để ráo nước. Lá đu đủ đem đi vò nát và nhúng vào rượu, sau đó chà sát từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.

Cách đánh cảm bằng lá trầu không đơn giản hiệu quả tại nhà bạn nên biết 2 Bạn có thể thử cách đánh gió bằng gừng tươi hoặc lá đu đủ để giúp giải cảm.

Cách đánh cảm bằng lá trầu không có tốt không? 

Việc thực hiện cách đánh cảm bằng lá trầu không là một trong những cách làm thường được áp dụng theo dân gian cũng như dựa trên các quan điểm của y học cổ truyền. Đây là cách giải cảm hiệu quả và nhanh chóng được áp dụng tại nhà.

Tuy nhiên, việc đánh cảm bằng lá trầu không chỉ có hiệu quả khi bạn thực hiện đúng phương pháp cũng như đánh đúng và các vị trí huyệt phù hợp trên cơ thể. Việc đánh cảm nếu hiện không đúng sẽ gây ra những tổn thương cho huyệt đạo hoặc những vết xước trên cơ thể.

Nếu bạn không hiểu rõ về các vị trí huyệt trên cơ thể thì tốt nhất không nên thực hiện cách làm này. Cách đánh cảm bằng lá trầu hay các nguyên liệu khác chỉ áp dụng cho người có dấu hiệu bị cảm. Khi đánh cảm nên nằm thẳng người và nằm ở nơi kín gió. Không đánh cảm cho bà bầu, người bị cao huyết áp, sốt cao, mắc bệnh ngoài da.

Cách đánh cảm bằng lá trầu không đơn giản hiệu quả tại nhà bạn nên biết 3 Thực hiện cách đánh cảm bằng lá trầu đúng cách để đảm bảo an toàn và giải cảm tốt nhất.

Một số bài thuốc hay từ lá trầu không

Ngoài việc thực hiện cách đánh cảm bằng lá trầu không thì có một số bài thuốc hay từ lá cây này mà các bạn có thể tham khảo như: 

Chữa nhức đầu do thay đổi thời tiết

Bạn dùng 5 lá trầu không rửa sạch giã dập rồi xoa vào thái dương hay đỉnh đầu sẽ có tác dụng giảm đau và dịu cơn nhức đầu. Theo như y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, giúp sát khuẩn, kháng khuẩn cao.

Sử dụng sát khuẩn vết thương

Nếu bị thương bạn có thể vắt nước trầu không rửa vết thương rồi dùng lá trầu không sạch phủ lên, băng lại hoặc có thể lấy lá trầu không nấu lên để rửa vết thương hàng ngày, vết thương sẽ khô và kín miếng sau hai ngày.

Chữa các vết lở loét, mụn nhọt

Lá trầu không 2 hoặc 3 lá cắt thật nhỏ, cho vào một chiếc cốc. Dội nước sôi vào ngập lá, thực hiện như khi pha lá trà tươi. Đợi chừng 10 - 15 phút cho chất thuốc trong lá trầu ra nước. Dùng nước này rửa các vết loét, vết chàm, mụn nhọt. Thực hiện này rửa 2 - 3 lần để giúp vết loét nhanh lành. Khi rửa vết loét với lá trầu không vẫn còn nước vàng rỉ ra, bạn có thể dùng giấy bản đốt lấy tro đắp vào sẽ giúp vết loét nhanh lành. 

Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây về cách đánh cảm bằng lá trầu không sẽ cung cấp thêm những thông tin hữu ích. Qua đó, bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm trong việc giải cảm tại nhà đơn giản bằng nguyên liệu tự nhiên.

Bảo Vân

Nguồn tham khảo: Tổng Hợp



Chat with Zalo