Các phương pháp ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm vào mùa nắng nóng

Thời tiết nóng lên đồng nghĩa với việc vi khuẩn sinh sôi nảy nở nhanh hơn, đồ ăn dễ ôi thiu dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy cũng tăng cao. Qua bài viết sau đây, nhà thuốc Hà An gửi đến bạn một số phương pháp ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm vào mùa nắng nóng rất đơn giản nhưng cực kỳ dễ làm để giúp bạn luôn khỏe mạnh trong thời gian nắng nóng đỉnh cao này nhé!

1. Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm trong mùa hè nóng bức

Mùa hè thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, vi rút phát triển làm thức ăn dễ bị ôi thiu. Thêm vào đó, những hành vi không bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất và kinh doanh thực phẩm cũng góp phần gia tăng các vụ ngộ độc thực phẩm. 

Một trong những nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm là do ăn uống hàng quán không đảm bảo vệ sinhMột trong những nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm là do ăn uống hàng quán không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Các nguyên nhân ngộ độc thực phẩm thường gặp trong mùa nóng:

  • Chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
  • Thức ăn để ngoài không khí nóng quá lâu.
  • Ăn uống ngoài đường, vỉa hè, nhất là ở những hàng quán mất vệ sinh, xe cộ qua lại, gần cống thải của thành phố, nơi tập kết rác thải công cộng.
  • Sau khi âu yếm, chơi đùa cùng thú cưng nhưng bạn lại quên rửa tay, sau đó bạn lại dùng tay để chế biến hoặc ăn thức ăn, điều này cũng là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.
  • Thức ăn không được nấu chín kĩ để tiêu diệt các vi khuẩn, thay vào đó, vi khuẩn có cơ hội nhân lên và phá hủy thức ăn.
  • Hoa quả và rau xanh chưa được rửa sạch đúng cách.
  • Nấu đồ ăn với nước bị ô nhiễm.

2. Các phương pháp ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm vào mùa nắng nóng

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm mùa hè, bạn cần thực hiện các phương pháp ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm vào mùa nắng nóng như sau:

  • Chọn thực phẩm an toàn: Cần lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Với hoa quả, rau xanh: Bạn nên lựa chọn những loại rau quả tươi ngon, không bị dập úng, hư thối. Với thịt phải qua kiểm dịch thú y và đạt tiêu chuẩn thịt tươi. Cá và thủy sản phải còn tươi, giữ nguyên màu sắc bình thường, không có dấu hiệu ươn.
  • Nấu chín kỹ thức ăn: Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, tránh ăn các thực phẩm tươi sống hay chín tái.
  • Ăn ngay sau khi nấu: Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, bởi vì để càng lâu ở môi trường bên ngoài thì thức ăn càng dễ bị nhiễm các vi khuẩn có hại cho sức khỏe.
  • Bảo quản cẩn thận thực phẩm đúng cách: Nếu không bảo quản thức ăn an toàn các loại vi khuẩn có thể phát triển rất nhanh đặc biệt là vi khuẩn có hại. Vì vậy sau khi mua thực phẩm bạn nên bảo quản trong tủ lạnh để thức ăn không bị vi khuẩn có hại xâm nhập. Đối với những thức ăn đã nấu chín, không nên để ở môi trường bên ngoài quá 2 giờ.
  • Nấu lại thức ăn thật kỹ: Các thức ăn chín dùng lại, cần phải được đun kỹ lại.
  • Tránh nhiễm khuẩn chéo giữa thức ăn chín và sống: Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn. Vì vậy, không nên để thức ăn chín và thức ăn sống chung với nhau, cần phải cho vào hộp kín hoặc gói kín bằng túi nilon.
  • Rửa tay sạch: Trước khi chế biến thức ăn và trước khi ăn, cần rửa tay sạch để hạn chế tình trạng nhiễm vi khuẩn từ tay.
  • Giữ vệ sinh nơi ăn uống: Nơi ăn uống và chế biến thực phẩm cần được giữ vệ sinh sạch để tránh tình trạng lây nhiễm vi khuẩn.
  • Che đậy thực phẩm: Cần che đậy kỹ thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác.
  • Sử dụng nguồn nước sạch an toàn: Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi trước khi làm đá uống.
Rửa tay trước và sau khi ăn là biện pháp chống ngộ độc thực phẩm vào mùa nắng nóng này cực kỳ hiệu quảRửa tay thường xuyên không chỉ giúp ngăn chặn ngộ độc thực phẩm mà còn giúp diệt sạch vị khuẩn phòng ngừa Covid hiệu quả

Hy vọng với các phương pháp ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm vào mùa nắng nóng như trên, bạn sẽ phòng tránh được những rủi ro về việc ngộ độc ăn uống vào ngày hè nóng bức này.

3. Nhận biết và xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm

Một người có dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm khi bị nôn liên tục, nôn ra máu, đi ngoài nhiều, tiêu chảy, có lúc đi ra máu, người mệt mỏi, đuối sức, có thể sốt hoặc không, nếu sốt thì nhiệt độ trên 38oC.

Người bị ngộ độc thực phẩm thường có các triệu chứng đau bụng, buồn nôn và chóng mặtNgười bị ngộ độc thực phẩm thường có các triệu chứng đau bụng, buồn nôn và chóng mặt

Ở mức độ ngộ độc thực phẩm nhẹ, bạn có thể khắc phục hậu quả bằng biện pháp đơn giản như bù nước (uống nhiều nước lọc sạch và ăn nhẹ). Nếu các triệu chứng không thuyên giảm mà có dấu hiệu nặng thêm thì nhất định phải đi khám càng sớm càng tốt.

Khi phát hiện các triệu chứng trên, nếu người bệnh chưa nôn ra được hoặc nôn chưa hết, bạn hãy giúp bệnh nhân nôn hết phần thực phẩm vừa ăn ra, dùng tay móc họng hoặc dùng một chiếc thìa sạch hướng sâu về phía cổ họng sẽ giúp nôn nhanh hơn. Nhớ để đầu người bệnh cúi thấp hơn ngực để nước nôn không tràn vào phổi gây nguy hiểm.

Nôn xong, bổ sung thêm nước cho bệnh nhân như nước cam, nước chanh, ăn cháo loãng hay truyền nước biển. Sau đó, để ổn định sức khỏe, người bệnh nên ăn các thức ăn dễ tiêu, ít dầu mỡ. Nếu áp dụng mọi biện pháp trên, mà người bệnh vẫn nôn không ngừng, sốt nặng hơn, đi ngoài ra máu thì nên đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để kịp cứu chữa.

Phòng ngừa là cách chữa bệnh tốt nhất trong hàng loạt các biện pháp đối phó với các vấn đề ngộ độc thực phẩm trong mùa nắng nóng. Hy vọng với những thông tin mà Hà An Pharmacy chia sẻ trên, bạn hãy chú ý các phương pháp ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm vào mùa nắng nóng để tránh những rủi ro đáng tiếc này cho chính bản thân mình nhé!

Yến Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo