Các nhóm xét nghiệm cường giáp phổ biến hiện nay

Trong thời gian gần đây, xét nghiệm cường giáp đã trở thành một chủ đề được quan tâm đặc biệt trong lĩnh vực sức khỏe. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về các nhóm xét nghiệm, những giá trị tham khảo và tầm quan trọng của nó đối với sức khỏe con người.

Triệu chứng điển hình của bệnh cường giáp

Tuyến giáp là nơi sản xuất các hormone giáp trạng (T3, T4). Một số triệu chứng điển hình của bệnh cường giáp mà người bệnh có thể mắc như:

  • Người đổ mồ hôi ngay cả khi không hoạt động hoặc đang ở phòng lạnh;
  • Nhiệt độ cơ thể thay đổi thất thường;
  • Đi đại tiện nhiều, phân lỏng hay có nước;
  • Các chi run không kiểm soát;
  • Tâm trạng căng thẳng, rối loạn lo âu
  • Tim đập nhanh, hồi hộp;
  • Da mỏng, dễ trầy xước;
  • Cân nặng sụt bất thường dù duy trì chế độ ăn;
  • Yếu nhược cơ, kiệt sức;
  • Thiếu tập trung, chưa xong việc này đã sang việc khác;
  • Phụ nữ rối loạn kinh nguyệt, thưa kinh hoặc mất kinh;
  • Tóc mỏng, rụng nhiều, dễ gãy;
  • Khó ngủ, rối loạn giấc ngủ.
Các nhóm xét nghiệm cường giáp phổ biến hiện nay1
Yếu nhược cơ, mắt lồi là một trong những dấu hiệu của bệnh cường giáp

Ý nghĩa các nhóm xét nghiệm cường giáp cơ bản

Dưới đây là ý nghĩa của các nhóm xét nghiệm chức năng tuyến giáp:

Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của bệnh nhân và xét nghiệm nhằm xác định nồng độ các hormone tuyến giáp (TSH, T3, T4, FT4, FTI). Xét nghiệm này gọi là xét nghiệm chức năng tuyến giáp.

  • TSH: Là một hormone do tuyến yên tiết ra tùy thuộc vào nồng độ hormone giáp trong máu. Nếu hormone giáp trong máu ít, TSH sẽ tiết ra nhiều để kích thích tuyến giáp hoạt động. Khi hormone giáp trong máu càng tăng cao thì số lượng TSH giảm xuống. Do đó, những người mắc bệnh cường giáp có tỉ lệ TSH trong máu rất thấp.
  • T3 (triiodothyronine): Là một hormone chính được tuyến giáp sản tham gia vào chuyển hóa của cơ thể. Xét nghiệm hormone T3 thường dùng để chẩn đoán và xác định độ nặng - nhẹ của cường giáp, bệnh coi là nặng khi nồng độ T3 cao.

Trong một số tình huống như: Phụ nữ mang thai hoặc dùng thuốc tránh thai thì cả nồng độ T3 và T4 đều cao nhưng không có nghĩa là bạn bị bệnh. Bạn cần phải làm xét nghiệm định lượng T4 tự do để xác định xem mình có mắc cường giáp hay không.

  • T4 (thyroxine): T4 trong máu có 2 dạng (gắn với protein và dạng tự do). T4 giữ vai trò quan trọng nhất để xác định chức năng tuyến giáp, xét nghiệm tìm T4 tự do gọi là FT4 và FTI. Người bị cường giáp sẽ có FT4 và FTI tăng cao.
Các nhóm xét nghiệm cường giáp phổ biến hiện nay2
Các chỉ số T3, T4 và TSH có ý nghĩa trong chẩn đoán cường giáp

Mức hormone giáp được so sánh với mức hormone bình thường ở người không mắc bệnh tuyến giáp. Nếu TSH thấp và mức T3, T4 cao có nghĩa là bạn đã mắc cường giáp. Trong trường hợp bạn đang mang thai, bác sĩ sẽ dựa vào các nồng độ FT4, FTI cao và TSH thấp để chẩn đoán cường giáp.

Nhóm xét nghiệm cường giáp theo nguyên nhân

Xét nghiệm tìm kháng thể kháng tuyến giáp

Hệ miễn dịch có bản chất giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn. Khi hệ này sản xuất các kháng thể tấn công tuyến giáp, kích thích tuyến giáp tăng hoạt động gây nên cường giáp. Các kháng thể này được tìm thấy khi bệnh nhân được chẩn đoán bướu cổ Basedow.

Xét nghiệm cường giáp bằng phương pháp đo tốc độ lắng máu cũng được sử dụng để kiểm tra tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể. Bệnh nhân cường giáp thường có tốc độ lắng máu cao.

Siêu âm tuyến giáp

Đây là phương pháp xét nghiệm nhẹ nhàng, độ chính xác cao. Xét nghiệm được thực hiện trong phòng siêu âm. Qua các hình ảnh siêu âm, bác sĩ có thể phát hiện các bất thường ở tuyến giáp và các khối u khác nếu có. Trong trường hợp nghi cường giáp do ung thư tuyến giáp, bác sĩ yêu cầu người bệnh làm thêm xét nghiệm sinh thiết để chẩn đoán ung thư.

Các nhóm xét nghiệm cường giáp phổ biến hiện nay3
Siêu âm tuyến giáp giúp phát hiện các khối u bất thường

Chụp xạ hình tuyến giáp

Chụp xạ hình tuyến giáp có thể được dùng để chẩn đoán các u, bướu và nhân giáp. Mục tiêu của phương pháp này xác định xem tuyến giáp đã hấp thu bao nhiêu i ốt phóng xạ, hình dạng và kích thước tuyến giáp nhằm chẩn đoán bệnh lý cường giáp.

Một số lưu ý sau khi chụp xạ hình: Chỗ tiêm có sưng nóng đỏ đau, uống nhiều nước và xả bồn cầu 2 lần khi đi vệ sinh trong vòng 48 giờ sau chụp, tránh tiếp xúc với phụ nữ có thai, không làm xét nghiệm với phụ nữ có ý định mang thai hay đàn ông làm người khác mang thai trong vòng 6 tháng.

Cách ngăn ngừa bệnh cường giáp xảy ra

Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh tuyến giáp là thăm khám tuyến giáp định kỳ, đặc biệt nếu bạn nhận thấy những bất thường ở cổ, hoặc có bất kỳ dấu hiệu nào nghi bệnh cường giáp nên gặp bác sĩ ngay. Việc phát hiện và điều trị bệnh lý cường giáp kịp thời giúp ngăn ngừa các biến chứng và cảm giác không thoải mái.

Ngoài ra, xây dựng thực đơn lành mạnh cũng hỗ trợ phòng ngừa các bệnh về tuyến giáp. 

I-ốt có vai trò điều hòa hoạt động tuyến giáp, giảm các rối loạn trong bệnh lý tuyến giáp bao gồm: Suy giáp, cường giáp, bướu giáp đơn thuần và ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, cơ thể chỉ có thể hấp thu iot qua đường ăn uống như: Tảo bẹ, rong biển, sữa ngũ cốc và trứng… Bạn cũng nên ăn các loại trái cây, rau củ tươi như hạt tiêu, gừng ớt và quế giúp cải thiện quá trình trao đổi chất, giảm các vấn đề về tuyến giáp trong cơ thể.

Các nhóm xét nghiệm cường giáp phổ biến hiện nay4
Một số thực phẩm bổ sung lượng i-ốt dồi dào

Bài viết trên đây đã chia sẻ những thông tin về các nhóm xét nghiệm cường giáp được sử dụng hiện nay. Hy vọng thông qua đây, bạn đã hiểu hơn về bệnh lý cường giáp và cách phòng bệnh hiệu quả.

Thùy Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo