Các nhóm thuốc loét dạ dày thường hay được sử dụng

Các nhóm thuốc loét dạ dày thường hay được sử dụng trong chữa trị bệnh thường có 2 mục đích chính đó là: yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày cũng như mục đích bảo vệ dạ dày tốt nhất.

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh rất nhiều người mắc phải. Bệnh xảy ra ở tất cả mọi người, mọi lứa tuổi đều có thể bị viêm loét dạ dày tá tràng. Nguyên nhân của căn bệnh này là do bị mất cân bằng giữa các yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ. Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định các nhóm thuốc chữa bệnh dạ dày với mục đích là ổn định và cân bằng các yếu tố tấn công cũng như bảo vệ.

Các nhóm thuốc loét dạ dày thường hay được sử dụng Các nhóm thuốc loét dạ dày thường hay được sử dụng

Nhóm thuốc loét dạ dày kháng cholin (anticholinergic)

Nhóm thuốc kháng cholin từ lâu đã được dùng trong điều trị các vết loét tiến triển. Sử dụng nhóm kháng cholin có tác dụng ức chế hoạt động của dây thần kinh số 10, giảm co thắt dạ dày, làm giảm tiết acid qua tác dụng trực tiếp lên tế bào thành, gián tiếp kìm hãm sản xuất gastrin.

Đây là nhóm thuốc đã được sử dụng trong các phác đồ điều trị từ lâu rồi. Nhóm thuốc này có công dụng ức chế cho hoạt động của dây thần kinh số 10 hay giảm co thắt dạ dày. Đồng thời, nhóm kháng cholin cũng giảm tiết acid qua tác động trực tiếp vào tế bào thành, cũng như gián tiếp giảm sản xuất gastrin. Nhóm kháng cholin có Atropin, Pirenzepine. Nhóm thuốc này có nhiều tác dụng phụ nên ít dùng thì tốt hơn.

Điều trị loét dạ dày bằng nhóm thuốc kháng acid (antacid)

Nhóm thuốc này có tác dụng tương tác với axit HCl tạo ra các loại muối không được hấp thu hoặc ít hấp thu để làm tăng độ pH dạ dày hay nói cách khác làm giảm độ axit trong dạ dày và hạn chế khả năng hoạt động của pepsin, chống lại các nguyên nhân loét dạ dày. Các thuốc antacid có tác dụng trung hòa acid dạ dày như:

–  Bicarbonat natri và canxi carbonat

–  Axit dạ dày Hydroxit nhôm trung hoà HCl

–  Thành phần axit dạ dày Hydroxit magie

Nhóm thuốc trị dạ dày kháng thụ thể H2 của Histamin trên tế bào thành

Chúng được gọi là thuốc chống H2 vì có tác dụng ức chế tiết chọn lọc các thụ thể H2 ở màng bên của tế bào thành. Do đó, nó có khả năng ức chế sau khi kích thích bằng Histamin và bằng Gastrin hoặc Acetylcholin.

– Cimetidin (biệt dược Tagamet).

Tuy nhiên, dùng lâu dễ gây tác dụng phụ như: nhịp tim chậm, hạ huyết áp, rối loạn tinh thần (ở người già, người suy thận), tăng nhẹ men gan, vú to, liệt dương…

– Ranitidin (Biệt dược Zantac, Azantac).

Các thuốc thế hệ 3 (Nizatidin) thế hệ 4 (Famotidin) ra đời sau này có tác dụng mạnh hơn và ít tác dụng phụ hơn rất nhiều so với Cimetidin.

Liều lượng sử dụng đối với các thuốc kháng thụ thể H2: Cimetidin 800mg; Nizatidin 300mg; Ranitidin 300mg; Famotidin 40mg, điều trị trong khoảng 4 – 6 tuần. Bác sĩ khuyên dùng vào buổi tối hay chia thành 2 lần trong ngày.

Thuốc ức chế bơm Proton điều trị loét dạ dày tá tràng

Thuốc loét dạ dày tá tràng Thuốc loét dạ dày tá tràng

Từ năm 1973, sau khi phát hiện ra vai trò của men H+ K+ ATPase ở vòi bơm proton của tế bào thành trong sự tiết acid ở giai đoạn cuối cùng, các thuốc ức chế bơm proton (PPI = Proton Pump Inhibitor) lần lượt ra đời để sử dụng trong điều trị bệnh loét dạ dày và mang lại nhiều hiệu quả rõ rệt. Hiện nay, đã có 5 thế hệ thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng được sử dụng. – Omeprazole (biệt dược Losec, Omef).

Sử dụng trong 2 tuần, liều 20mg/ngày, tỉ lệ liền sẹo lên đến 80%, sau 4 tuần là 85%. Sử dụng liều cao hơn 40mg, tỉ lệ liền sẹo đạt 90%. Tác dụng phụ của Omeprazole thườn thấy là táo bón, ỉa chảy, đau đầu.

– Lansoprazole (biệt dược lansoliv, Prevacid)

– Pantoprazole hàm lượng 40mg (biệt dược Pantoloc) – Rabeprazole với hàm lượng 20mg (biệt dược Rabeloc, Pariet)

Esomeprazole (biệt dược Nexium) hàm lượng 20mg hoặc 40 mg

Mời bạn tham khảo sản phẩm thuốc trị trào ngược, loét dạ dày đang kinh doanh tại Hà An Pharmacy:

Bên cạnh các nhóm thuốc loét dạ dày nêu trên, chế độ ăn cho người đau dạ dày cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Người bệnh dạ dày cũng tuyệt đối không được ăn chua hay cay. Tuyệt đối tránh xa rượu, bia, chất kích thích. Ngoài ra, để điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh cũng phải tạo thói quen sinh hoạt điều độ, và đi ngủ đúng giờ, tránh thức khuya, không quá căng thẳng stress.

Thanh Hiền



Chat with Zalo