CA-MRSA là gì? Tất tần tật về căn bệnh nhiễm tụ cầu vàng mà bạn nên biết
Căn bệnh MRSA có lẽ là khái niệm khá lạ lẫm với nhiều người nên khi gặp phải sẽ có nhiều bệnh nhân thắc mắc CA-MRSA là gì. Đây được đánh giá là căn bệnh khá nguy hiểm lây truyền qua đường da nên phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây của Hà An Pharmacy sẽ cập nhật chi tiết nhất những thông tin xoay quanh căn bệnh này nhé.
CA-MRSA là gì?
MRSA được xem là một căn bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường da khiến ít người có thể phát hiện.
Khái niệm MRSA
Nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) là một bệnh do vi khuẩn tụ cầu vàng gây ra. Loại vi khuẩn này có khả năng chống lại một số loại kháng sinh thường được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn tụ cầu bình thường.
MRSA có thể xâm nhập sâu vào cơ thể và gây ra các bệnh như nhiễm trùng xương, khớp, đường máu, van tim và phổi. Nếu không được điều trị kịp thời, MRSA có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn như: Viêm phổi, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn… thậm chí có thể dẫn tới tử vong.
Nhiễm MRSA chủ yếu lan truyền qua da, thường bắt đầu bằng các vết mụn nhọt gây đau đớn. Có hai loại nhiễm MRSA là: MRSA lan truyền trong môi trường chăm sóc y tế (HA-MRSA) và MRSA lan truyền trong cộng đồng (CA-MRSA).
Nguyên nhân gây ra bệnh MRSA
Sau nhiều năm sử dụng kháng sinh methicillin để điều trị bệnh, tụ cầu vàng đã bắt đầu phát triển khả năng kháng methicillin. Hầu hết các trường hợp nhiễm MRSA thường xảy ra do tiếp xúc qua da với người bệnh hoặc sử dụng chung dụng cụ đã bị nhiễm khuẩn.
Ngoài ra, những người có hệ miễn dịch suy yếu, chẳng hạn sau phẫu thuật, điều trị ung thư, hoặc lọc thận, cũng dễ bị nhiễm khuẩn bởi tụ cầu vàng.
Các vật dụng chung như khăn tắm, xà phòng, băng vết thương, băng cuộn, tấm đệm, quần áo, ghế băng trong phòng tắm hơi hoặc bồn tắm nước nóng, và các thiết bị thể thao có thể làm lây lan tụ cầu khuẩn. Dịch và mủ từ vết thương cũng có thể gây nhiễm khuẩn một cách dễ dàng.
Một số người có thể mang MRSA trong mũi hoặc cổ họng của mình mà không có triệu chứng gì, tuy nhiên điều này có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn MRS
Những triệu chứng thường gặp của bệnh
Tụ cầu vàng thường xâm nhập vào da thông qua một vết thương, và sau đó phát triển thành nhiễm khuẩn. Các triệu chứng của nhiễm tụ cầu vàng trên da gồm có:
- Vùng da bị nhiễm khuẩn trở nên sưng, mẩn đỏ, nóng và đau. Có thể xuất hiện mủ hoặc dịch ở khu vực bị ảnh hưởng.
- Một số người cũng có thể có sốt và cảm thấy lạnh.
- Nhiễm tụ cầu vàng đôi khi cũng bị nhầm lẫn với vết cắn của nhện.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Côn trùng cắn, phát ban và các vấn đề da khác thường có triệu chứng tương tự với nhiễm MRSA, do đó, cần phải cẩn trọng để không nhầm lẫn. Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về tiền sử bị cắn bởi côn trùng hoặc có thấy con côn trùng hay không, để có đánh giá chính xác. Nhiều trường hợp được nghĩ là "vết cắn" nhưng thực tế có thể là nhiễm MRSA.
Nếu vết thương trên da không có dấu hiệu cải thiện sau 2 - 3 ngày điều trị bằng kháng sinh thông thường, hoặc tình trạng lan rộng, cần tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ hoặc đến bệnh viện. Điều này cũng phụ thuộc vào cơ địa của từng người, vì vậy, luôn luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ để được đưa ra phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Yếu tố tăng khả năng mắc bệnh CA-MRSA là gì? Có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc MRSA, bao gồm:
- Sống hoặc sinh hoạt trong môi trường chăm sóc y tế (thăm khám, nhập viện, làm việc...), vì tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân MRSA có thể dẫn đến lây nhiễm.
- Bệnh nhân mắc một số bệnh nền như tiểu đường, bệnh phổi mạn tính...
- Chơi các môn thể thao tiếp xúc trực tiếp với cơ thể, vì MRSA có thể lây lan dễ dàng qua các vết đứt, rách hoặc tiếp xúc trực tiếp với da.
- Sống trong điều kiện chật chội và dơ bẩn, vì điều kiện môi trường không hợp lý có thể làm tăng nguy cơ nhiễm MRSA.
- Quan hệ tình dục không lành mạnh, đặc biệt là với những người đồng tính nam, vì quan hệ tình dục không an toàn có thể là một nguồn lây nhiễm MRSA.
Tuy nhiên, việc không có các yếu tố nguy cơ trên không đồng nghĩa là bạn không thể mắc MRSA. Đây chỉ là các dấu hiệu tham khảo và bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết về nguy cơ mắc MRSA.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị MRSA
Để chẩn đoán nhiễm khuẩn MRSA, thường cần tiến hành xét nghiệm miếng gạc từ vùng nhiễm khuẩn. Đối với các trường hợp nhiễm khuẩn MRSA nặng, xét nghiệm này có thể giúp xác định loại kháng sinh hiệu quả để điều trị. Phương pháp điều trị có thể bao gồm dẫn lưu áp xe và làm sạch vết thương, có thể kết hợp hoặc không kết hợp với sử dụng kháng sinh.
Đối với các trường hợp nhiễm khuẩn MRSA nặng, có thể cần nhập viện và phẫu thuật. Tuy nhiên, đa số các nhiễm trùng MRSA ở bề mặt da có thể được điều trị bằng cách chăm sóc đúng cách cho vết thương và da, bao gồm giữ vùng này sạch và khô, rửa tay sau khi băng bó, đảm bảo vệ sinh khi thay băng, và cho cơ thể đủ thời gian để phục hồi.
Đôi khi, việc sử dụng thuốc trụ sinh cũng có thể được áp dụng trong quá trình điều trị. Kết quả xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ xác định thuốc trụ sinh nào là phù hợp, nếu cần thiết.
Quan trọng là bạn cần tuân theo chỉ định của bác sĩ về cách sử dụng thuốc trụ sinh và không ngừng sử dụng thuốc trừ khi được chỉ định. Nếu vết nhiễm trùng không cải thiện sau vài ngày từ khi thăm khám ban đầu, bạn cần đặt lại lịch hẹn với bác sĩ để đánh giá lại tình trạng.
Cách phòng ngừa bệnh
Các cách phòng ngừa nhiễm CA-MRSA:
- Đảm bảo giữ sạch và che kín vết đứt và vết trầy xước.
- Tránh tiếp xúc với vết thương, băng cuộn và băng vết thương của người khác.
- Nếu vết thương của bạn bị mẩn đỏ, nóng, sưng hoặc đau, hoặc nếu chúng trở nên nặng hơn sau khi đã điều trị, hãy gặp nhà cung cấp dịch vụ y tế ngay lập tức.
- Luôn rửa tay thường xuyên.
- Tránh sử dụng chung vật dụng cá nhân như dao cạo.
- Sau khi tập luyện nặng hoặc các bài tập thể dục khác, hãy tắm vòi sen.
Bài viết trên đây của Hà An Pharmacy đã cập nhật cho các bạn đọc những thông tin chi tiết nhất xoay quanh khái niệm CA-MRSA là gì. Đây được xem là một căn bệnh khá nguy hiểm với con người nếu như không biết cách điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết này nhiều bạn đọc sẽ biết cách phòng ngừa và điều trị kịp thời khi gặp phải.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: benhvien198.net