Biếng ăn tâm lý ở trẻ 4 tháng tuổi: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục
Biếng ăn hay chán ăn là một tình trạng xảy ra phổ biến ở trẻ. Trong đó, biếng ăn tâm lý ở trẻ 4 tháng tuổi dễ bị nhầm lẫn với các loại biếng ăn khác. Để giúp bạn hiểu hơn tình trạng này, bài viết sau đây sẽ làm rõ về nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục biếng ăn tâm lý được các chuyên gia y tế khuyến cáo cho trẻ 4 tháng tuổi.
Biếng ăn tâm lý là gì?
Biếng ăn tâm lý là triệu chứng rối loạn ăn uống do tâm lý lo lắng, sợ hãi hoặc căng thẳng trước và trong khi ăn uống. Thông thường, biếng ăn tâm lý chỉ được phát hiện khi đã loại trừ hết nguyên nhân gây biếng ăn khác như biếng ăn sinh lý và biếng ăn bệnh lý.
Phân biệt các loại biếng ăn thường gặp ở trẻ
Cha mẹ có thể nhầm lẫn giữa biếng ăn sinh lý, biếng ăn bệnh lý và biếng ăn tâm lý. Để có thể phân biệt được các loại biếng ăn này, cha mẹ có thể tham khảo bảng sau đây:
![Biếng ăn tâm lý ở trẻ 4 tháng tuổi: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bieng_an_tam_ly_o_tre_4_thang_tuoi_nguyen_nhan_bieu_hien_va_cach_khac_phuc_1_f5fe4d2c22.jpg)
Biếng ăn sinh lý | Biếng ăn bệnh lý | Biếng ăn tâm lý |
Xuất hiện giữa các giai đoạn phát triển và biếng ăn đột ngột. Có các giai đoạn biếng ăn sinh lý theo độ tuổi. | Xuất hiện mỗi khi trẻ mắc bệnh như cảm sốt, viêm họng, tiêu chảy,... | Xuất hiện khi cha mẹ liên tục ép ăn bằng cách dọa nạt, tác động vật lý,... |
Không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nếu cha mẹ can thiệp đúng cách. Có thể xảy ra biếng ăn sinh lý ở trẻ 3 tháng tuổi. | Trẻ có thể thiếu hụt các chất vitamin, kẽm, canxi,... | Ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ vì tình trạng có thể kéo dài |
Thường hết sau 1 - 2 ngày hoặc 1 - 2 tuần | Biến mất khi trẻ khỏi bệnh | Có thể kéo dài nếu như cha mẹ không thay đổi cách cho trẻ ăn |
Nguyên nhân biếng ăn tâm lý ở trẻ 4 tháng tuổi
Trẻ 4 tháng tuổi bị biếng ăn tâm lý do cảm thấy việc ăn uống vô cùng căng thẳng và sợ hãi. Nguyên nhân thường đến từ các yếu tố khách quan. Do đó, những yếu tố sau đây có thể dẫn đến biếng ăn tâm lý ở trẻ 4 tháng tuổi:
- Mỗi bữa ăn bắt trẻ phải bú quá nhiều nên không thể tiêu hóa hết.
- Khoảng cách giữa các bữa ăn quá gần khiến trẻ lúc nào cũng cảm thấy no.
- Cha mẹ ép ăn, dọa nạt, la mắng, đột ngột giật đầu ti khiến trẻ sợ hãi.
- Mùi vị sữa mẹ thay đổi do mẹ thay đổi thói quen ăn uống.
- Tư thế cho con bú không đúng hoặc sữa mẹ bị ngắt quãng khiến trẻ khó chịu khi ăn.
![Biếng ăn tâm lý ở trẻ 4 tháng tuổi: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bieng_an_tam_ly_o_tre_4_thang_tuoi_nguyen_nhan_bieu_hien_va_cach_khac_phuc_2_ab1b1ab566.jpg)
Biểu hiện của trẻ 4 tháng tuổi bị biếng ăn tâm lý
Các loại biếng ăn ở trẻ rất dễ bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn có thể phát hiện được biếng ăn tâm lý ở trẻ 4 tháng tuổi nếu như chịu khó quan sát các biển hiện của trẻ. Một số biểu hiện thường gặp nhất bao gồm:
- Trẻ có biểu hiện đói như mút tay, tìm ti nhưng bú rất ít hoặc không chịu bú.
- Trẻ có biểu hiện sợ hãi, khóc lóc khi nhìn thấy ti.
- Trẻ ngậm sữa không nuốt và khóc khi mẹ ép ăn hoặc trẻ biếng ăn hay nôn trớ.
- Trẻ tránh ti bằng cách ngậm miệng hoặc dùng tay che miệng lại.
- Không hợp tác khi mẹ cho ăn.
Trẻ vẫn vui chơi bình thường ngoại trừ những lúc ăn và thường không kèm theo tình trạng chán ăn mất ngủ. Bên cạnh đó, trẻ cũng không có các biểu hiện bệnh như nóng sốt, cảm cúm, tiêu chảy,... Ngoài các món ăn chính, trẻ vẫn thích ăn các loại thức ăn nhanh, đồ ăn vặt như sữa chua, xúc xích, snack,...
Cách khắc phục biếng ăn tâm lý ở trẻ 4 tháng tuổi
Cha mẹ nên can thiệp sớm nếu như con có biểu hiện biếng ăn tâm lý ở trẻ 4 tháng tuổi. Bởi vì tình trạng biếng ăn kéo dài dai dẳng làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Sau đây là một số biện pháp được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo áp dụng:
Thực hiện phương pháp da kề da
Mẹ có thể cho con tiếp xúc da trực tiếp lên ngực và ôm ấp trẻ nhiều hơn nếu thấy con có biểu hiện biếng ăn. Mối liên kết giữa mẹ và con sẽ được gia tăng, từ đó giúp trẻ thèm bú và kích thích tăng tiết sữa mẹ.
![Biếng ăn tâm lý ở trẻ 4 tháng tuổi: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bieng_an_tam_ly_o_tre_4_thang_tuoi_nguyen_nhan_bieu_hien_va_cach_khac_phuc_3_b36b254102.jpg)
Kiểm tra chế độ dinh dưỡng của mẹ
Trẻ có thể biếng ăn do dòng sữa của mẹ bị thay đổi vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, mẹ nên kiểm tra xem mình có đang ăn thức ăn nào lạ khiến sữa bị thay đổi. Mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ về việc phụ nữ đang cho con bú nên ăn thức ăn gì để giúp trẻ bú ngon hơn.
Thay đổi tư thế cho con bú
Tư thế của người mẹ có thể ảnh hưởng đến lượng sữa tiết ra. Vì vậy, mẹ nên ngồi cho con bú để sữa không bị tiết ra quá nhiều khiến con bị ngộp. Khi con khóc, mẹ cần ngừng ngay việc cho bú. Mẹ nên cho con nằm ở tư thế bú đúng cách, đầu cao hơn cơ thể và nên vỗ ợ hơi sau khi con bú xong.
Không thúc ép trẻ ăn
Nhiều cha mẹ có tâm lý lo sợ con nhỏ hơn những đứa trẻ khác nên cố gắng ép con ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, việc này có thể khiến trẻ sợ hãi dẫn đến biếng ăn. Bên cạnh đó, trẻ khóc khi đang ăn có thể bị sặc sữa nên rất nguy hiểm. Vì vậy, cha mẹ nên ngừng khi con không muốn ăn nữa và chỉ cho con ăn khi con thèm ti.
Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ
Cha mẹ nên chia nhỏ thành 6 - 8 bữa ăn/ngày, mỗi bữa chỉ cho trẻ ăn ít. Bằng cách này, trẻ sẽ không còn lo sợ chuyện ăn uống nhưng vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng mỗi ngày. Ngoài ra, cha mẹ cũng chỉ nên cho trẻ ăn dặm bằng các loại thức ăn dễ tiêu hóa và đầy đủ dinh dưỡng.
![Biếng ăn tâm lý ở trẻ 4 tháng tuổi: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục 4](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bieng_an_tam_ly_o_tre_4_thang_tuoi_nguyen_nhan_bieu_hien_va_cach_khac_phuc_4_2d6a3de19a.jpg)
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục biếng ăn tâm lý ở trẻ 4 tháng tuổi. Nếu như bạn nghi ngờ trẻ biếng ăn do nguyên nhân bệnh lý, bạn nên cho trẻ thăm khám tại các cơ sở y tế để chữa trị bệnh kịp thời.