Biện pháp giúp giảm mụn trứng cá ở phụ nữ mang thai
Mụn trứng cá là một trong nhiều vấn đề phụ nữ mang thai có thể gặp phải. Mụn không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng nếu bạn điều trị mụn bừa bãi bằng các sản phẩm không phù hợp có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá ở phụ nữ mang thai
Mụn trứng cá thường được gọi đơn giản là một nốt hoặc u nang. Đây là một rối loạn liên quan đến các tuyến bã nhờn dưới da. Các đoạn nhờn nối giữa lỗ chân lông và các tuyến bã nhờn được gọi là nang lông. Khi các nang lông của bạn bị tắc nghẽn do bã nhờn dư thừa và tế bào chết, mụn đỏ sẽ hình thành, dẫn đến viêm nhiễm.
Sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ đầu mang thai là nguyên nhân chính gây ra mụn trứng cá. Hormone androgen tăng khiến da tiết nhiều bã nhờn, làm tắc lỗ chân lông và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Nguy cơ nổi mụn là rất cao nếu bạn sử dụng các sản phẩm trang điểm và chăm sóc da có gốc dầu.
Ngoài ra, nếu bạn đã từng bị mụn trứng cá trước đó, thì nguy cơ bạn bị mụn trứng cá khi mang thai là rất cao và nếu bạn thường bị mụn trứng cá trước kỳ kinh nguyệt, bạn có nhiều khả năng phải sống chung với nó khi mang thai. Bên cạnh đó, khi mang thai, các yếu tố của hệ thống miễn dịch có thể làm cho làn da của bạn trở nên nhạy cảm. Hệ miễn dịch kém có thể khiến vi khuẩn sinh sôi trong lỗ chân lông, gây viêm nhiễm.
Phụ nữ mang thai bị mụn trứng cá phải làm sao?
Nếu nó chỉ là một chút, bạn sẽ không nhận thấy nó. Nhưng nếu nó nghiêm trọng, bạn sẽ dành cả ngày để nghĩ về nó. Dưới đây là một số cách bạn có thể xử lý khi gặp tình trạng này:
Mụn trứng cá nhẹ
Mụn trứng cá nhẹ thường chỉ liên quan đến mụn đầu đen và mụn đầu trắng. Ngoài ra, chúng không xuất hiện thành các mảng lớn trên khuôn mặt của bạn. Các biện pháp chăm sóc da thường xuyên có thể làm giảm bớt tình trạng này.
Để điều trị, trước tiên bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu. Các sản phẩm non-acnegenic không gây mụn cũng có thể giúp ngăn ngừa mụn trứng cá. Tuy nhiên, các mẹ vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Khi sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da, hãy đọc kỹ và làm theo hướng dẫn trên bao bì. Không thay đổi thuốc quá thường xuyên. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số loại sữa rửa mặt hoặc kem dưỡng ẩm dịu nhẹ. Nếu mụn không cải thiện sau 8 tuần, hãy đến gặp bác sĩ một lần nữa.
Mụn trứng cá phụ nữ mang thai ở mức độ trung bình
Mụn ở mức độ trung bình là khi mụn bắt đầu đỏ và có mủ bên trong. Ngoài ra, những mụn này đã lây lan khá rộng trên khuôn mặt của bạn. Lúc này, bạn nên dành nhiều thời gian để chữa trị.
Khi phụ nữ mang thai gặp tình trạng mụn trứng cá ở mức độ trung bình, bạn nên đến gặp bác sĩ, bác sĩ sẽ kê cho bạn một số loại thuốc kháng sinh. Sau đó, bạn theo dõi tình trạng này trong 12 tuần hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Lúc này, mụn có thể để lại sẹo trên da nếu không được điều trị.
Mụn trứng cá nặng
Mụn trứng cá nặng là khi mụn phát triển thành một khối u lớn nằm sâu dưới da và lan ra khắp mặt. Khi xảy ra hiện tượng này, bạn nên điều trị ngay để tránh để lại sẹo vĩnh viễn. Bạn nên đến gặp bác sĩ trước. Sau khi nhận được đơn thuốc, hãy uống theo yêu cầu và chỉ định của bác sĩ.
Điều trị mụn trứng cá ở phụ nữ mang thai an toàn
Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu về cách điều trị khi gặp tình trạng này. Mụn trứng cá không nghiêm trọng và hoàn toàn có thể cải thiện khi nội tiết tố của bạn trở lại bình thường. Vì vậy, tùy thuộc vào quyết định của bạn có nên điều trị hay không và dựa trên mức độ nghiêm trọng của tình trạng mụn.
Các cách trị mụn an toàn cho bà bầu mà bạn có thể tham khảo như sau:
- Thuốc có chứa kẽm sulfat, axit azelaic, erythromycin và clindamycin được sử dụng để điều trị mụn trứng cá nhẹ và trung bình.
- Thuốc có chứa axit salicylic được coi là an toàn trong thời kỳ mang thai và có thể được dùng mà không cần toa bác sĩ.
- Benzoyl peroxide cũng rất an toàn để sử dụng để điều trị mụn trứng cá khi mang thai. Da chỉ hấp thụ 5% benzoyl peroxide, sau đó được chuyển hóa thành axit benzoic và bài tiết qua nước tiểu.
- Axit azelaic cũng an toàn để sử dụng trong thời kỳ mang thai vì theo nghiên cứu, không có dị tật bẩm sinh nào được phát hiện khi sử dụng nó.
- Kem có chứa resorcinol hoặc lưu huỳnh cũng có thể giúp ngăn ngừa mụn đầu đen và mụn đầu trắng.
- Sữa rửa mặt với nồng độ axit glycolic thấp cũng vô hại trong thời kỳ mang thai.
- Thuốc kháng sinh như erythromycin, azithromycin và cephalexin cũng không có nguy cơ tác dụng phụ.
Trước khi trao đổi với bác sĩ, các mẹ cần lưu ý không tự sử dụng bất kỳ loại thuốc nào vì một số loại không an toàn cho phụ nữ mang thai.
Trên đây, Hà An Pharmacy đã thông tin đến bạn những biện pháp giúp giảm mụn trứng cá khi mang thai. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống giàu vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác có tác động tích cực đến mọi bộ phận của cơ thể, bao gồm cả làn da của bạn. Nếu gặp bất cứ vấn đề gì về mụn, mẹ bầu nên liên hệ với chuyên gia y tế để được tư vấn kỹ hơn nhé!
Thuý Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp