Biến chứng nguy hiểm khi điều trị phẫu thuật liệt dây thần kinh số 7
Theo thống kê tại các bệnh viện và trung tâm y tế, phần lớn người bị liệt dây thần kinh số 7 thường chọn phương án phẫu thuật để điều trị bệnh. Vậy thực tế, phẫu thuật liệt dây thần kinh số 7 có hiệu quả hay không? Hãy dành ra 5 phút tham khảo bài viết dưới đây của Hà An Pharmacy để tìm ra câu trả lời cho mình.
Tổng quan về bệnh lý liệt dây thần kinh số 7
Liệt dây thần kinh số 7 hay còn được gọi với tên khác là liệt mặt ngoại biên. Đây là tình trạng các cơ mặt mất đi khả năng vận động hoàn toàn hoặc vận động một phần bởi những tổn thương thần kinh.
![Liệt dây thần kinh số 7 còn được gọi với tên khác là liệt mặt ngoại biên](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bien_chung_nguy_hiem_khi_phau_thuat_liet_day_than_kinh_so_7_1_fe89d01fc2.png)
Liệt dây thần kinh số 7 được chia làm 2 dạng chủ yếu: Liệt dây thần kinh ngoại biên và liệt dây thần kinh trung ương.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Đố có thể là do người bệnh bị nhiễm lạnh đột ngột gây tổn thương đến dây thần kinh. Hoặc cũng có thể là do người bệnh bị chấn thương vùng thái dương hay bị tai - mũi - họng mà không được phát hiện kịp thời.
Hiện nay, rất nhiều người lựa chọn phẫu thuật dây thần kinh số 7 hoặc các phương pháp can thiệp ngoại khoa để điều trị. Bởi nếu như không điều trị sớm, bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng như: Méo mồm, lệch mồm, mắt không nhắm kín được. Để càng lâu sẽ càng khó điều trị, các biến chứng cũng nguy hiểm hơn.
Biến chứng nguy hiểm khi điều trị phẫu thuật liệt dây thần kinh số 7
Phẫu thuật là các thủ thuật chuyên áp dụng trong ngoại khoa để chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ quyết định phẫu thuật nội soi hay tiến hành mổ mở trực tiếp. Trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được gây tê để không cảm thấy đau đớn và sợ hãi.
Đối với việc phẫu thuật liệt dây thần kinh số 7, bệnh nhân sẽ được bác sĩ can thiệp vào dây thần kinh bằng phẫu thuật gỡ dính, nối lại hoặc ghép dây thần kinh nếu phát bệnh trước 9 tháng. Còn nếu đã tổn thương quá 9 tháng thì phải ghép thần kinh và cơ thay thế. Ngoài ra còn phải áp dụng các phẫu thuật tạo hình để cân đối lại cơ mặt.
Phẫu thuật chữa liệt dây thần kinh số 7 là phương án được rất nhiều người lựa chọn bởi đa số người bệnh đều nghĩa rằng đây là một phương án có tỉ lệ thành công cao và ít để lại di chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, thực tế đây là phương pháp có thời gian phục hồi sau điều trị rất lâu, các biến chứng sau phẫu thuật cũng rất nhiều, cụ thể:
Hiện tượng tụ máu
Đây là biến chứng phổ biến nhất đối với những trường hợp phẫu thuật trên mặt. Tụ máu xuất hiện tương tự như một vết bầm tím lớn và gây ra cảm giác đau đớn cho người bệnh. Trong trường hợp nguy hiểm, bệnh nhân còn phải tiến hành thâm phẫu thuật làm tan tụ máu.
![Tụ máu là một trong những biến chứng sau phẫu thuật liệt dây thần kinh số 7](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bien_chung_nguy_hiem_khi_phau_thuat_liet_day_than_kinh_so_7_2_fd956d4c2b.jpg)
Tổn thương thần kinh
Nguy cơ tổn thương thần kinh là rất cao trong việc phẫu thuật chữa trị liệt dây thần kinh số 7. Bởi khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ tác động trực tiếp vào dây thần kinh. Sau phẫu thuật người bệnh có thể rơi vào tình trạng tê liệt ở cơ mặt, nguy hiểm hơn là mất hoàn toàn cảm giác ở mặt.
Nhiễm trùng khi phẫu thuật liệt dây thần kinh số 7
Mặc dù phương pháp phẫu thuật được tiến hành trong vô trùng, tuy nhiên sau khi phẫu thuật xong, người bệnh vẫn có nguy cơ nhiễm trùng rất cao và gây ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh.
Để lại sẹo
Đây là điều không thể tránh khỏi khi thực hiện các cuộc phẫu thuật. Điều này sẽ gây ra cảm giác tự ti rất lớn cho người bệnh. Nếu việc trị sẹo không có kết quả tốt, những vết sẹo đó có thể sẽ theo người bệnh trong cả cuộc đời.
Các biến chứng sau khi gây mê
Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành gây mê để người bên trải qua quá trình phẫu thuật mà không cảm thấy đau đớn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thuốc gây mê có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: Run rẩy, mất phương hướng, nặng hơn là nhiễm trùng phổi, đột quỵ, đau tim thậm chí tử vong.
Mất máu
Mất máu là việc không thể tránh khỏi khi phẫu thuật. Tuy nhiên trong trường hợp phẫu thuật thần kinh, chỉ một tác động nhỏ cũng có thể làm cơ thể mất máu không kiểm soát. Điều này có thể xảy ra ngay tại bàn mổ hoặc xuất huyết hậu phẫu thuật. Nếu không kiểm soát được người bệnh rất dễ tử vong.
![Mất máu là việc không thể tránh khỏi khi thực hiện các cuộc phẫu thuật thần kinh](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bien_chung_nguy_hiem_khi_phau_thuat_liet_day_than_kinh_so_7_3_533d2888be.jpg)
Thời gian phục hồi lâu, khả năng phục hồi thấp
Thông thường, một ca phẫu thuật trung bình thường diễn ra từ 6 - 10 tiếng, thậm chí lâu hơn với những tình trạng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, thời gian để bệnh nhân phục hồi là rất lâu và thường không thể phục hồi hoàn toàn 100%.
Trong quá trình hồi phục, bệnh nhân phải đối diện với các nguy hiểm như: Xuất huyết, nhiễm trùng, những cơn đau dữ dội, phải đấu tranh cả hành động và tư tưởng rất nhiều.
Liệt dây thần kinh số 7 không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây ảnh hưởng rất lớn trong sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy bệnh nhân nên điều trị càng sớm càng tốt.
Phẫu thuật chữa liệt dây thần kinh số 7 luôn tồn tại nguy cơ xảy ra biến chứng, khả năng phục hồi thường thấp hơn so với những phương pháp khác. Do vậy, để điều trị hiệu quả, mỗi bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ về các phương pháp điều trị bệnh.
Quỳnh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp