Bị trĩ có nên chạy bộ không? Nên chạy như thế nào cho đúng?

Người bệnh trĩ nên cẩn thận khi quyết định tập luyện thể thao, ví dụ như chạy bộ. Vì nếu không thận trọng khi chạy có thể gây tổn thương búi trĩ, thậm chí khiến tình trạng sa búi trĩ nghiêm trọng hơn. Vậy người bị trĩ có nên chạy bộ không, hãy tham khảo bài viết sau để giải đáp cho thắc mắc này.

Người bị trĩ có nên chạy bộ không?

Câu trả lời là "Có". Người mắc bệnh trĩ vẫn có thể tập luyện thể dục thể thao, trong đó có môn chạy bộ. Đây cũng là một hình thức tập luyện hiệu quả. Các chuyên gia đã nhận định rằng người bị trĩ nội hay trĩ ngoại khi chạy bộ cũng không ảnh hưởng đến bệnh. Chỉ cần bệnh nhân bị trĩ có cường độ luyện tập phù hợp, riêng biệt so với người bình thường.

Bệnh trĩ thuộc nhóm bệnh trực tràng, là căn bệnh giãn tĩnh mạch xảy ra tại hậu môn. Do ảnh hưởng của sinh hoạt, vận động, ngồi không đúng tư thế nên xảy ra tình trạng xay xát, chảy máu búi trĩ, sa búi trĩ. Ở giai đoạn sa búi trĩ, người bệnh sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều trong cuộc sống cũng như đời sống tình dục.

Bị trĩ có nên chạy bộ không? Nên chạy như thế nào cho đúng? 1
"Bị trĩ có nên chạy bộ không?" là thắc mắc của nhiều người quan tâm đến chứng bệnh này

Lợi ích của chạy bộ với sức khỏe

Chạy bộ mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe như sau:

  • Tăng cường sức đề kháng: Trĩ ảnh hưởng đến thể chất lẫn tinh thần của người bệnh. Chạy bộ mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng và phòng ngừa trước những biến chứng của bệnh.
  • Duy trì mức cân nặng mức hợp lý: Cân nặng gây áp lực lên vùng hậu môn, làm giãn nở các tĩnh mạch tại đây. Chạy bộ giúp người bệnh loại bỏ được nguồn năng lượng dư thừa và phòng tránh tăng cân hay béo phì
  • Kích thích hoạt động lưu thông máu: Đây là một lợi ích rất quan trọng cho người bệnh trĩ. Thường xuyên chạy bộ khiến hoạt động lưu thông máu diễn ra thuận lợi, ngăn không cho xảy ra tình trạng tắc mạch máu hay giãn mạch máu ở bộ phận hậu môn trực tràng. Từ đó ngăn chặn cơn đau do bệnh trĩ, đồng thời giúp các búi trĩ co lại tự nhiên. 
  • Hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa: Chạy bộ sẽ kích thích làm tăng nhu động ruột, giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt, hạn chế tình trạng táo bón, giúp phòng ngừa các biến chứng của bệnh trĩ.
  • Giúp tinh thần được thoải mái: Khi chạy bộ, não bộ của bạn không bị căng thẳng trái lại còn giúp thư giãn tinh thần, hỗ trợ rất tốt cho việc điều trị bệnh. 
Bị trĩ có nên chạy bộ không? Nên chạy như thế nào cho đúng? 2
Chạy bộ có thể ngăn chặn được các cơn đau do bệnh trĩ gây ra

Phương pháp điều trị bệnh trĩ

Các phương pháp điều trị nội khoa

Điều kiện áp dụng điều trị nội khoa: Trĩ độ I và đa số là trĩ độ II. Các cách điều trị nội khoa bao gồm:

  • Chế độ ăn nhiều chất xơ và các chất làm mềm phân, uống nhiều nước.
  • Tránh rặn khi tống phân.
  • Ngâm hậu môn trong nước ấm. Dùng các thuốc tăng cường thành mạch và các thuốc đặt hậu môn.
  • Nên chụp và soi đại tràng để xác định có phải nguyên nhân do trĩ.
  • Dùng thuốc điều trị trĩ: Một số loại thuốc thường được chỉ định gồm thuốc trị rối loạn tuần hoàn tĩnh mạch Daflon, thuốc hỗ trợ điều trị các trường hợp trĩ cấp tính Tottri Traphaco.
  • Dùng các bài thuốc trong y học cổ truyền.

Các phương pháp điều trị ngoại khoa

Các can thiệp thủ thuật

  • Thắt dây chun cho trĩ nội độ I và II nhưng không dùng cho trĩ ngoại.
  • Tiêm xơ cho trĩ độ I và độ II.
  • Quang đông hồng ngoại cho trĩ độ I, II.
  • Đốt lase búi trĩ cho trĩ độ II.

Các can thiệp phẫu thuật

  • Dùng các phương pháp Feguson, Milligan - Morgan, hay White heat để phẫu thuật cắt búi trĩ trực tiếp. Áp dụng cho các trĩ nội độ III và độ IV, các trĩ hỗn hợp hay trĩ có biến chứng.
  • Dùng phương pháp Longo để phẫu thuật khâu treo triệt mạch trĩ.

Lưu ý khi chạy bộ với người bệnh trĩ

Bệnh trĩ gây ra những tổn thương về cấu trúc trong và ngoài trực tràng nên việc chạy bộ không đúng cách có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vì thế khi chạy bộ, bạn cũng cần lưu ý những điều sau:

  • Chạy bộ đúng cách: Người bệnh nên gập cong các ngón chân lại bám xuống mặt đất khi chạy để giảm các áp lực lên vùng hông và hậu môn. Cần giữ nguyên tư thế thẳng lưng và buông xuôi hai tay thả lỏng khi bắt đầu những bước chạy. Trong khi chạy, bạn nên co hậu môn nhẹ rồi chạy thành từng bước, lưu ý phải hít thở đều để các mạch máu lưu thông khắp cơ thể tốt hơn.
  • Thời gian chạy bộ: Bạn không nên chạy quá lâu, khoảng 30 phút đến 1 tiếng là hiệu quả. Bắt đầu khởi động bằng đi bộ trong 3 - 5 phút đầu tiên và sau đó mới chạy bộ. Bạn chạy bộ vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát là thích hợp nhất. Bạn không nên tham gia chạy đua, hay chạy địa hình sẽ ảnh hưởng xấu đến trực tràng của bạn.
  • Nên khởi động trước khi chạy: Việc khởi động trước khi chạy bộ giúp làm nóng cơ thể đồng thời còn giúp ngăn ngừa những cơn đau sau khi khi luyện tập hiệu quả. Các động tác làm nóng người gồm những động tác khởi động cơ bản như xoay cổ tay, xoay cổ chân, xoay hông và đầu gối… Khi tập các động tác này sẽ làm co các tĩnh mạch đang sưng phồng ở trực tràng của bạn và giúp máu lưu thông tốt.
Bị trĩ có nên chạy bộ không? Nên chạy như thế nào cho đúng? 3
Bạn cần chạy bộ đúng cách mới đem lại hiệu quả trong hỗ trợ điều trị
  • Mặc trang phục phù hợp: Người bị bệnh trĩ khi chạy bộ cần quan tâm đến việc chọn bộ trang phục phù hợp. Khi chạy bộ, việc mặc những bộ quần áo bó sát sẽ tạo ra sức ép lên khu vực mông và ảnh hưởng đến búi trĩ. Bạn nên mặc quần rộng rãi, ngắn và thoải mái và cả quần bảo hộ mỏng ở bên trong. Ngoài ra để tránh bí hơi trong vùng kín khi luyện tập, bạn nên chọn chất liệu vải thấm hút mồ hôi.
  • Thư giãn khi chạy bộ: Người mắc bệnh trĩ cần giữ cho tinh thần luôn được thoải mái khi chạy bộ. Tránh vừa chạy bộ vừa nghe nhạc vì có thể ảnh hưởng đến não bộ và gây ra tình trạng căng thẳng đầu óc.
  • Uống nước khi chạy bộ: Người bệnh trĩ nên uống nước vì có tác dụng rất tốt đối với việc chữa trị. Nhưng bạn không nên uống nước khi đang chạy. Trừ khi đang chạy và cảm thấy mệt thì bạn mới uống nước và mỗi lần uống một ngụm nhỏ. Sau khi uống nước xong, không nên chạy vội, bạn nên đi bộ khoảng 2 - 3 phút rồi mới chạy tiếp để tránh xảy ra tình trạng đau xóc hông.
  • Không nên chạy nhanh: Chạy nhanh có thể làm căng cứng cơ bụng của bạn, có thể tạo ra áp lực cho hệ thống tĩnh mạch tại trực tràng. Ngoài ra chạy nhanh làm hậu môn cọ sát với búi trĩ và khiến bạn đau rát, khó chịu. Nếu ma sát mạnh sẽ khiến búi trĩ bị va chạm và trầy xước, gây chảy máu.

Sau khi tham khảo bài viết trên bạn đã trả lời được cho câu hỏi "bị trĩ có nên chạy bộ không?". Tuy nhiên, bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi chạy bộ vì tùy tình trạng bệnh mà việc chạy bộ có mang lại lợi ích cho bạn hay không.



Chat with Zalo