Bị tổ đỉa có lây không? Cách nhận biết và phòng tránh bệnh

Tổ đỉa là bệnh lý không hiếm gặp ở Việt Nam đặc biệt là lứa tuổi thanh niên. Điều lo lắng nhất của một người mắc tổ đỉa là bệnh có khỏi được không và bị tổ đỉa có lây không? Cùng Nhà Thuốc Hà An tìm câu trả lời chính xác bạn nhé

Tổ đỉa là bệnh gì?

Bệnh tổ đỉa là một thể đặc biệt của nhóm bệnh chàm da, và là một dạng viêm da mãn tính với đặc trưng bởi những mụn nước mọc sâu dưới da, dày cứng và khó vỡ. Mụn nước thường mọc khu trú vùng lòng bàn tay, bàn chân, hai bên ngón tay,… Bệnh chia làm nhiều thể lâm sàng như: Tổ đỉa thể đơn giản, thể bọng nước, thể nhiễm khuẩn hay thể khô. Dù có sự phân chia các thể nhưng chúng vẫn có các đặc điểm chung và dễ tái phát.

Bị tổ đỉa có lây không? Cách nhận biết và phòng tránh bệnh 1 Hình ảnh tổ đỉa bàn tay

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa

Nguyên nhân của bệnh vẫn chưa được biết rõ, nhưng có thể là do nhiều yếu tố. Mặc dù trong hầu hết các trường hợp, không thể xác định được yếu tố gây bệnh hoặc yếu tố khuynh hướng, nhưng các yếu tố có liên quan đến sự phát triển của bệnh tổ đỉa gồm:

  • Tiền sử viêm da dị ứng.
  • Tiếp xúc với các chất gây dị ứng khi tiếp xúc, đặc biệt là kim loại.
  • Tiếp xúc với chất kích ứng tiếp xúc (ví dụ, chất lỏng gia công kim loại).
  • Tiếp xúc toàn thân với các chất gây dị ứng tiếp xúc (ví dụ, ăn phải niken hoặc coban).
  • Kháng thể tiêm tĩnh mạch.
  • Hút thuốc.
  • Tiếp xúc với bức xạ tia cực tím (UV).

Các dấu hiệu nhận biết mắc bệnh tổ đỉa

Bị tổ đỉa sẽ xuất hiện tổn thương da mang các đặc điểm sau:

  • Vị trí tổn thương: Lòng bàn tay, mặt bên các ngón (70-80% các trường hợp), lòng bàn chân, ngón chân.
  • Tính chất mụn nước.
  • Tròn, nhỏ vài milimet.
  • Đơn độc hoặc thành chùm.
  • Nằm sâu dưới da, da bề mặt dầy.
  • Khó vỡ.
  • Nước bên trong màu trong hoặc đục nếu nhiễm khuẩn.
  • Ngứa rất nhiều.

Mụn nước tồn tại trong vài tuần, có thể vỡ, bong vảy. Tái phát thường xuyên khiến tổn thương thành các mảng đỏ, đóng vảy, nứt.

Bị tổ đỉa có lây không? Cách nhận biết và phòng tránh bệnh 2 Tổ đỉa biểu hiện triệu chứng dưới nhiều dạng tổn thương khác nhau

Các thể lâm sàng chính của tổ đỉa gồm:

  • Tổ đỉa thể đơn giản: Phổ biến nhất với đặc trưng: Nổi mụn nước sâu dưới da kèm cảm giác khó chịu, ngứa ngáy dữ dội.
  • Tổ đỉa thể bọng nước: Khởi phát thể này thường do tiếp xúc, dị ứng hóa chất. Tổn thương với lòng bàn tay, bàn chân xuất hiện các mụn nước kích thước to có thể bằng hạt ngô, dịch trong suốt.
  • Tổ đỉa nhiễm khuẩn: Thể này có tổn thương tương tự thể giản đơn nhưng vì cào gãi, vệ sinh kém dẫn đến vùng da bệnh nhiễm trùng và hình thành các mụn mủ xung quanh có quầng viêm đỏ.
  • Tổ đỉa thể khô: Đây là thể đặc biệt của bệnh, xuất hiện ở những trường hợp diễn biến bệnh đã nhiều năm. Tổn thương trên da không thấy mụn nước mà thay vào đó là các tổn thương đỏ da, khô, bề mặt tróc vảy, nóng rát,…

Chẩn đoán lâm sàng: Dựa vào lâm sàng và tiền sử là chủ yếu:

  • Mụn nước nằm sâu dưới da, khu trú trên lòng bàn tay và lòng bàn chân và thường ở mặt bên của các ngón tay hoặc chân.
  • Ngứa dữ dội.
  • Khởi phát cấp tính.
  • Tiền sử tái phát.

Vậy bị tổ đỉa có lây không?

Có rất nhiều bệnh ngoài da có thể lây nhiễm nhưng bệnh tổ đỉa lại không như vậy. Bị tổ đỉa là vấn đề của bản thân cơ địa và các yếu tố khác của mỗi người chứ không do một mầm bệnh cụ thể nào. Mặc dù các mụn nước có thể lây từ vùng da này sang vùng da khác nhưng nó chỉ diễn ra trên cùng một cơ thể. Vì vậy, các bác sĩ da liễu nhấn mạnh rằng: Dù mụn nước có vỡ và dịch tiếp xúc với da người khác thì cũng không lây bệnh cho họ. Bị tổ đỉa không lây nên người bệnh không nên có cảm giác tự ti và sợ truyền bệnh cho người khác.

Bị tổ đỉa có lây không? Cách nhận biết và phòng tránh bệnh 3 "Bị tổ đỉa có lây không?" - Đáp án chính xác là không

Làm gì để phòng tránh bệnh tổ đỉa?

Việc quản lý bệnh tổ đỉa bao gồm những điều sau:

  • Xác định và tránh các yếu tố gây bệnh hoặc làm trầm trọng thêm.
  • Điều trị viêm da dị ứng.
  • Áp dụng các biện pháp chăm sóc da để giảm kích ứng da.

Theo kinh nghiệm lâm sàng, việc tránh các chất kích thích hoặc các yếu tố làm trầm trọng thêm có lợi cho hầu hết các bệnh nhân bị tổ đỉa. Các biện pháp chăm sóc da chung nhằm giảm kích ứng da và phục hồi hàng rào bảo vệ da bao gồm:

  • Sử dụng nước ấm và chất tẩy rửa không chứa xà phòng để rửa tay.
  • Lau khô tay hoàn toàn sau khi rửa.
  • Bôi chất làm mềm (Ví dụ như kem/mỡ dưỡng ẩm) ngay sau khi làm khô tay và thường xuyên càng tốt.
  • Mang găng tay cotton dưới găng tay vinyl hoặc găng tay philatex khác khi thực hiện công việc ướt.
  • Tháo nhẫn, đồng hồ và vòng tay trước khi làm việc ướt.
  • Mang găng tay bảo vệ khi thời tiết lạnh.
  • Mang găng tay dành riêng cho công việc khi tiếp xúc với ma sát (Ví dụ: Làm vườn, làm mộc).
  • Tránh tiếp xúc với các chất gây kích ứng (Ví dụ: Chất tẩy rửa, dung môi, kem dưỡng tóc hoặc thuốc nhuộm), thực phẩm có tính axit (Ví dụ: Trái cây họ cam quýt).
  •  Thuốc điều trị được sử dụng theo đúng hướng dẫn, liều của bác sĩ chuyên khoa, không lạm dụng thuốc.
  • Chế độ ăn uống bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất nhằm tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh của cơ thể. Các loại thực phẩm nên bổ sung như: Rau xanh, trái cây tươi, tỏi,...
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm có khả năng gây ảnh hưởng quá trình điều trị và tăng nguy cơ mắc bệnh như các sản phẩm ngọt chứa nhiều đường, đồ chiên xào, cay nóng, thực phẩm dễ gây dị ứng như kén nhộng, hải sản,...
  • Uống nước đủ mỗi ngày giúp quá trình đào thải độc tố diễn ra dễ dàng hơn, hoặc dùng các loại nước ép trái cây tươi. Tránh xa đồ uống có cồn, các chất kích thích do ảnh hưởng đến miễn dịch cơ thể.
  • Rèn luyện lối sống sinh hoạt một cách khoa học và lành mạnh, nghỉ ngơi và làm việc hợp lý tránh căng thẳng, stress. Tập thể dục thể thao thường xuyên giúp tăng sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.

Bài viết trên đây đã đưa ra đáp án cho câu hỏi "Bị tổ đỉa có lây không?". Hi vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích, thiết thực tới độc giả.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo