Bí kíp chữa bệnh dị ứng xi măng an toàn
Bệnh dị ứng với xi măng là một biểu hiện viêm da dị ứng do da nhạy cảm trong quá trình tiếp xúc với xi măng trong một thời gian dài. Vậy, chữa bệnh dị ứng xi măng như thế nào cho an toàn và hiệu quả ngay tại nhà?
1. Các triệu chứng của bệnh dị ứng xi măng
Bản thân xi măng có chứa chất ăn mòn mạnh nên khiến cho da tay hay da chân trong quá trình tiếp xúc với xi măng hoàn toàn có thể bị ăn mòn cấu trúc da.
Các vị trí thường xuyên tiếp xúc nhiều nhất với xi măng phải kể đến đó là: tay, chân, lòng bàn tay, lòng bàn chân… khiến cho da phải chịu tác động khá lớn. Kèm theo đó là các triệu chứng như ngứa ngáy, nứt nẻ, da đóng vảy và theo thời gian hình thành nên các vết cùi dày rất mất thẩm mỹ cũng như khó chịu vô cùng.
Thông thường, thời gian gây ra bệnh dị ứng xi măng là từ 3 tháng tới 1 năm khi tiếp xúc với loại này. Nếu không nhanh chóng có biện pháp điều trị kịp thời thì bệnh sẽ kéo dài mãi mãi.
2. Nguyên nhân gây nên bệnh dị ứng di măng
Để có được cách chữa bệnh dị ứng xi măng phù hợp thì một điều cực kì quan trọng đó chính là phải nắm được nguyên nhân nào gây nên bệnh lý này.
Trong xi măng có hợp chất Crom hóa trị 6 nên nó có cơ chế ăn mòn vô cùng mạnh mẽ khi xi măng hòa tan trong nước. Sau một thời gian tiếp xúc dài thì xi măng sẽ khiến hệ miễn dịch của người bệnh hình thành kháng thể phản ứng lại các hóa chất viêm nhiễm trong cơ thể. Từ đây sản sinh ra các triệu chứng như dị ứng nổi mẩn ngứa hay mẩn đỏ...
3. Các triệu chứng dị ứng xi măng
Thông thường thời gian xuất hiện triệu chứng xi măng ăn mòn thường khá muộn. Những biểu hiện ban đầu xuất hiện và người bệnh không tiếp xúc với xi măng nữa thì chúng cũng sẽ tự biến mất.
Những biểu hiện dị ứng xuất hiện tại các vùng tiếp xúc trực tiếp với xi măng và biểu hiện cụ thể như sau:
- Các vết mẩn đỏ nổi lên kèm theo mụn nước và ngứa
- Các mảng vảy xuất hiện trên da và có cảm giác da giày hơn, khô hơn so với bình thường.
- Da càng ngày càng khô bong tróc vẩy, da nứt, và dẫn đến bội nhiễm lở loét rất khó khăn khi tiếp xúc với các vật khác.
4. Bí kíp chữa bệnh dị ứng xi măng
Khi không tiếp xúc với xi măng nữa thì cơ thể sẽ tự chữa lành các biểu hiện của bệnh dị ứng này. Tuy nhiên nếu vẫn tiếp tục thì các triệu chứng sẽ nặng hơn và gây ra những cản trở trong quá trình sinh hoạt.
Nếu người bệnh bắt buộc phải làm công việc này thường xuyên thì bệnh nhân cần phải sử dụng các biện pháp bảo vệ da tay khi tiếp xúc với xi măng, bôi thuốc cũng như uống thuốc để hạn chế lở loét.
Bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn tiêm K - cort hoặc triamcinolon. Chúng có tác dụng giảm ngứa dị ứng và tình trạng này sẽ nhanh chóng thuyên giảm tạo sự thoải mái cho người bệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào cần phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng. Kèm theo đó người bệnh nên kiêng nước và nếu có các vết thương hở thì nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với xi măng. Nhớ đeo bao tay găng tay, ủng để bảo vệ cơ thể.
Thực tế điều trị và chữa bệnh dị ứng xi măng không phải là việc quá khó. Tuy nhiên người bệnh cần phải kiêng khem và có một chế độ làm việc phù hợp.
Diệu Linh