Bị chàm bội nhiễm bao lâu thì khỏi?
Nếu cũng có thắc mắc về thời gian chấm dứt của tình trạng khó chịu này, hãy cùng Hà An Pharmacy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Bị chàm bội nhiễm bao lâu thì khỏi?
Chàm bội nhiễm (Eczema Herpeticum) là dạng tiến triển nặng của các bệnh chàm thường gặp chẳng hạn như chàm thể tạng, chàm Eczema, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng,... và được đánh giá là tình trạng nghiêm trọng hơn hẳn so với những dạng chàm khác. Chàm bội nhiễm là tổn thương thứ phát do virus Herpes simplex tấn công vào các vết thương đã có trên da trước đó.
Khi mắc chàm bội nhiễm, da người sẽ xuất hiện các mụn nước nhỏ khoảng 2-4mm mọc rải rác ở nhiều vị trí và dễ vỡ khi có tác động nhẹ. Những tổn thương trên da này tạo cảm giác ngứa ngáy khó chịu, có thể sưng đỏ, tụ mủ và gây đau rát cho bệnh nhân. Sau đợt bùng phát đầu tiên khoảng 7-10 ngày, chàm bội nhiễm mới có thể xuất hiện ở các vùng da khác. Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp một số biểu hiện khác của bệnh như đau đầu, sốt nhẹ, ớn lạnh, sưng hạch bạch huyết,...
Thông thường, bệnh chàm bội nhiễm sẽ khỏi sau 2-6 tuần nếu được điều trị đúng cách. Tuy nhiên nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời, chàm bội nhiễm sẽ trở nên trầm trọng, tổn thương sâu và lan rộng trên da đồng thời dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm da lở loét, suy giảm thị lực, nhiễm trùng máu,... Do vậy khi mắc bệnh chàm, bạn cần chú ý chăm sóc cơ thể cẩn thận để hạn chế ảnh hưởng của bệnh tới sức khỏe.
Bị chàm bội nhiễm sau bao lâu thì khỏi bệnh?
Nguyên nhân bị chàm bội nhiễm
Chàm bội nhiễm kích hoạt do các tác nhân như vi khuẩn, virus hay tụ cầu khuẩn tấn công vào những vị trí da đã bị tổn thương do các thể chàm trước đó. Một số tác động vô tình tạo thuận lợi cho sự xâm nhập này, làm tăng nguy cơ mắc chàm bội nhiễm có thể kể đến như:
Không chú trọng điều trị bệnh chàm
Chàm được xem là một trong những căn bệnh da liễu kéo dài dai dẳng, khó điều trị dứt điểm nhưng lại có nguy cơ tái phát khá cao. Nếu chủ quan không chú trọng điều trị các thể chàm cẩn thận, bệnh sẽ trở nặng, lan rộng, ngứa nhiều, gây nứt nẻ từ đó tạo cơ hội cho virus, vi khuẩn xâm nhập và kích hoạt chàm bội nhiễm.
Cào gãi làm tổn thương da
Bệnh chàm thường tạo cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu nên một số bệnh nhân sẽ cào gãi, chà xát mạnh trên bề mặt da để giải tỏa. Thế nhưng hành vi này sẽ vô tình làm tổn thương da, tạo các vết thương hở trên bề mặt và giúp cho tác nhân gây hại dễ dàng tấn công vào những vùng da bị chàm này, làm bùng phát chàm bội nhiễm nghiêm trọng.
Cào gãi làm tổn thương da khiến vi khuẩn dễ xâm nhập
Vệ sinh da không sạch sẽ
Vệ sinh không đúng cách sẽ không loại bỏ được vi khuẩn, virus bám trên da, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng xâm nhập và sinh sôi trong các vị trí da mắc các thể chàm khác trước đó. Đây là nguyên nhân khiến tình trạng chàm bội nhiễm càng càng trở nên nặng nề, gây ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị và kéo dài thời gian khỏi bệnh.
Lạm dụng thuốc bôi corticoid
Thuốc bôi corticoid có khả năng chống viêm, hạn chế dị ứng nhanh nên được dùng rất phổ biến trong chữa trị các bệnh lý ngoài da, trong đó phải kể đến bệnh chàm. Tuy nhiên, cơ chế hoạt động của loại thuốc này là dựa trên việc ức chế miễn dịch của da. Do vậy, nếu sử dụng quá mức trong thời gian dài, làn da sẽ bị suy yếu và dễ gặp tình trạng viêm nhiễm hơn.
Hệ miễn dịch suy yếu
Những người không may có hệ miễn dịch, sức đề kháng kém thì khả năng chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây hại cũng yếu hơn bình thường. Trong khi đó, bệnh nhân chàm bội nhiễm thường có làn da khô, đặc biệt nhạy cảm nên nguy cơ nhiễm trùng do sự tấn công của virus, vi khuẩn sẽ rất cao. Điều này sẽ làm bệnh thêm trầm trọng cũng như khiến quá trình phục hồi da diễn ra chậm hơn.
Hệ miễn dịch suy yếu làm tăng nguy cơ mắc chàm bội nhiễm
Cách trị chàm bội nhiễm hiệu quả
Chàm bội nhiễm nên được phát hiện sớm để kịp thời điều trị, tránh cho bệnh lây lan và tiến triển nặng. Nếu có phương pháp can thiệp đúng cách, chàm bội nhiễm hoàn toàn có thể kiểm soát và không dẫn đến hậu quả nguy hiểm nào cho cơ thể.
Dùng thuốc Tây để chữa chàm bội nhiễm
Sử dụng thuốc là giải pháp điều trị đem lại hiệu quả với người bệnh chàm bội nhiễm. Căn cứ vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân từng loại thuốc khác nhau. Phổ biến nhất vẫn là thuốc kháng virus (Acyclovir), thuốc kháng sinh (Beta - lactam), thuốc kháng histamine H1 (Chlorpheniramin, Diphenydramin, Cetirizin, Loratadin,...) và thuốc giảm đau hạ sốt nếu chàm bội nhiễm đi kèm sốt nhẹ, đau nhức và mệt mỏi cơ thể.
Những loại thuốc này đều có tác dụng phục hồi vùng da tổn thương và cải thiện các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên người bệnh nên theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình sử dụng, không tự ý điều chỉnh liều uống hay mua ngoài để dùng.
Chăm sóc tại nhà
Song song với việc điều trị bằng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, có được cách chăm sóc chàm bội nhiễm hiệu quả tại nhà cũng giúp đẩy nhanh quá trình khỏi bệnh.
- Không gãi mạnh, cào xát khiến da chảy máu và làm chàm dễ lây lan hơn.
- Mặc quần áo thông thoáng, chất liệu mềm mịn, thấm hút tốt để tránh gây bí bách da.
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ, thường xuyên giặt quần áo, thay ga trải giường, vỏ gối,...
- Uống đủ nước, ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm có hàm lượng vitamin và khoáng chất cao nhằm tăng cường sức đề kháng.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, không thức khuya, không sử dụng các chất kích thích.
Vệ sinh thân thể sạch sẽ khi bị chàm bội nhiễm
Chàm bội nhiễm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe làn da, gây mất thẩm mỹ mà còn có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Nếu phát hiện kịp thời và có những phương pháp điều trị hiệu quả, chàm bội nhiễm sẽ chấm dứt sau 2-6 tuần. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là việc chủ động chăm sóc cơ thể để phòng tránh chàm bội nhiễm bạn nhé!
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp