Bệnh vảy nến ở mặt – Biện pháp điều trị hiệu quả
Bệnh vảy nến có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên người, cả vùng da mặt. Khi xuất hiện ở vùng mặt gọi là bệnh vảy nến ở mặt. Nó không chỉ gây khó chịu mà còn làm mất thẩm mỹ.
1. Triệu chứng bệnh vảy nến ở mặt
Bệnh vảy nến là căn bệnh mãn tính, gây tổn thương ngoài da là chủ yếu, một số trường hợp nặng có thể gây tổn thương tới xương khớp. Bệnh vảy nến ở mặt thì tổn thương chủ yếu là ngoài da.
Một số vị trí trên khuôn mặt biểu hiện bệnh:
- Khu vực trên trán, gần da đầu
- Vùng da quanh mắt
- Vùng da giữa mũi và môi trên
- Vùng lông mày
- Khu vực gò má và gần vùng tai.
![Bệnh vảy nến ở mặt – Biện pháp điều trị hiệu quả](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/benh_vay_nen_o_mat_bien_phap_dieu_tri_hieu_qua_1_1024x719_0cf2a902b4.jpg)
Để nhận biết bệnh, cần dựa vào những đặc điểm phát bệnh để tránh nhầm lẫn với các bệnh khác.
Một số dấu hiệu bạn nên nắm như:
- Da đỏ ửng, hình thành lớp sừng dày và bong tróc vảy trắng như gàu. Tuy nhiên, lại bám chắc vào, khi cạo sẽ thấy một lớp vảy hồng như sáp nến.
- Da khô, tổn thương nặng thì có thể bị chảy máu hoặc mủ, kèm theo viêm nhiễm ngoài da.
Lưu ý: bạn cần phân biệt với một số bệnh ngoài da khác ở mặt như: bệnh á sừng da mặt, bệnh viêm da tiết bã nhờn, bệnh viêm nang chân lông,…
Nếu thấy khó khăn trong việc nhận biết các triệu chứng, người bệnh nên tới chuẩn đoán tại bệnh viện và các bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm sẽ kiểm tra rồi đưa ra chuẩn đoán đúng nhất.
2. Cách điều trị bệnh vảy nến ở mặt
Sau khi xác định được bệnh vảy nến ở mặt thì lúc này bạn cần tiến hành áp dụng ngay các biện pháp điều trị, khắc phục các triệu chứng của bệnh. Khu vực này khá nhạy cảm nên bạn cần tinh tế, cẩn thận trong quá trình điều trị như sau:
Áp dụng các thuốc vào trị bệnh vảy nến ở mặt
Thuốc được chọn để điều trị bệnh vảy nến ở mặt thường để kiểm soát sự phát triển của các tế bào, tiêu sừng, làm mềm- ẩm da, hạn chế các tổn thương do bệnh vảy nến ở mặt. Một số thuốc cụ thể như:
Thuốc bôi ngoài da: làm ẩm, dưỡng da, cải thiện tình trạng khô da, bong tróc da và làm chậm quá trình sinh sản tế bào da như: retinoids, calcipotrene (Dovonex).
Thuốc giảm viêm da, giảm bong tróc da như: retinoids như geltazarotene hay corticosteroid hàm lượng thấp.
Thuốc kháng sinh: được chỉ định trong trường hợp người bệnh xuất hiện viêm nhiễm.
Thuốc uống và tiêm tĩnh mạch: chỉ được sử dụng trong trường hợp bệnh vảy nến ở mặt nặng như: các thuốc methotrexate, cyclosporin, retinoids, nhưng với liều lượng phù hợp.
![Bệnh vảy nến ở mặt – Biện pháp điều trị hiệu quả](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/benh_vay_nen_o_mat_bien_phap_dieu_tri_hieu_qua_3_1024x683_6fa81b1703.jpg)
Áp dụng các biện pháp thay thế chữa bệnh vảy nến ở mặt
Phương pháp trị liệu ánh sáng: Dùng bước xạ tia sáng chiếu vào da để cải thiện các biểu hiện của bệnh. Nhờ vào việc tác dụng kích thích da tổng hợp vitamin B và ngăn chặn các tế bào của hệ miễn dịch, cải thiện bệnh.
Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt, lối sống: ăn nhiều rau xanh, thực phẩm tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, nên có cách kiểm soát stress hàng ngày cũng là biện pháp tích cực giúp điều trị bệnh vảy nến ở mặt.
Thảo dược, vị thuốc Đông y: cũng là cách được tận dụng chữa bệnh vảy nến ở mặt, tuy nhiên dùng thuốc hay bài thuốc cần có chỉ định của các bác sĩ, thầy thuốc có chuyên môn trước khi dùng.
![Bệnh vảy nến ở mặt – Biện pháp điều trị hiệu quả](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/benh_vay_nen_o_mat_bien_phap_dieu_tri_hieu_qua_2_1024x683_931a01cd93.jpg)
Vùng da mặt không chỉ là vùng rất nhạy cảm của chúng ta, mà còn mang tính thẩm mỹ cao, nhất là với chị em phụ nữ. Tốt nhất ngay khi có các biểu hiện bệnh vảy nến nhẹ hãy tìm cách điều trị kịp thời để chăm sóc đặc biệt không để bệnh vảy nến ở mặt này phá hủy da nhé.
Thanh Hoa