Bệnh sởi có lây không? Cách phòng ngừa sởi hiệu quả nhất

Bệnh sởi là một căn bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus gây ra, bệnh gặp nhiều nhất ở nhóm trẻ em sơ sinh đến 5 tuổi, nhưng người trưởng thành vẫn có thể mắc bệnh nếu không có cách phòng ngừa hiệu quả. Theo thống kê những người mắc bệnh sởi thì có đến 50% trường hợp đều không có dấu hiệu lâm sàng, vậy bệnh sởi có lây không, làm sao có thể phát hiện kịp thời và phòng ngừa hiệu quả? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có câu trả lời cho mình nhé.

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi gây ra bởi một loại virus ARN thuộc họ Paramyxoviridae, chỉ kí sinh trên vật chủ duy nhất là con người, đây là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính vì thế nếu bệnh xuất hiện trong cộng đồng thì sẽ nhanh chóng bùng phát thành dịch vì tốc độ lây lan của bệnh rất nhanh.

Bệnh sởi giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu, sau đó sẽ xuất hiện các triệu chứng như vết ban nổi trên da thường bị nhầm lẫn với các bệnh về da liễu, sốt, ho, mắt đỏ,… Gặp nhiều ở trẻ em, nhưng người lớn vẫn có thể mắc bệnh nếu không tiêm vắc xin phòng bệnh trước đó.

Tuy bệnh ít có khả năng gây tử vong nhưng các biến chứng bệnh để lại vẫn tác động đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh như: Tiêu chảy, viêm phổi, viêm tai giữa, khô loét giác mạc mắt..

Bệnh sởi không có thuốc điều trị dứt điểm mà sẽ tự khỏi trong vòng 10 ngày trở lại, nó có thể xuất hiện và trở thành dịch bất cứ lúc nào nếu bất kỳ ai có hệ miễn dịch yếu. Tuy nhiên có một điều đặc biệt là sau lần đầu tiên mắc sởi thì cơ thể sẽ tự miễn dịch với căn bệnh này và khả năng gặp lại tương đối thấp.

Bệnh sởi có lây không? Cách phòng ngừa sởi hiệu quả nhất 1Bệnh sởi có lây không? Đặc điểm của bệnh sởi là gì?

Tới đây mọi người sẽ biết được rằng bệnh sởi có lây không và bản thân cần chú ý điều gì để phòng ngừa bệnh tốt nhất cho con của mình. Virus sởi nếu xuất hiện sẽ có trong mũi và cổ họng của người bệnh, rất dễ lây cho người khác từ 7 ngày trước khi phát ban đỏ qua cơn ho hoặc hắt hơi.

Bất kỳ ai đều có khả năng mắc bệnh, vì thế viêm tiêm ngừa sởi là điều cần thực hiện, đặc biệt đối với trẻ em sơ sinh dưới 12 tháng tuổi các ba mẹ cần chú ý phòng ngừa bệnh cho trẻ vì đây là nhóm tuổi chưa có vắc xin phòng bệnh nên có nguy cơ cao mắc bệnh, có thể để lại biến chứng cho trẻ sau này nếu không phát hiện kịp thời.

Vì sao sởi là bệnh truyền nhiễm dễ bùng phát thành dịch?

Theo UNICEF, sởi là bệnh truyền nhiễm, có tốc độ lây lan cao hơn cả Ebola, bệnh cúm hoặc lao. Người bệnh sởi có thể lây cho người khác nếu như người này chạm vào bề mặt một vật đã bị nhiễm virus vào cho lên mặt, miệng mũi khi chưa rửa tay.

Virus sởi có thể sống trong không khí và bề mặt đồ vật đến 2 giờ, trong thời gian đó chúng đã có thể xâm nhập vào cơ thể của nhiều bệnh nhân, do đó một người bình thường khỏe mạnh nếu chưa tiêm ngừa sởi thì vẫn có khả năng mắc bệnh nếu tiếp xúc với người bệnh hoặc gián tiếp qua đồ vật trong 2 giờ.

Bệnh sởi có lây không? Cách phòng ngừa sởi hiệu quả nhất 2Khả năng lây lan của virus sởi rất nhanh, khó kiểm soát

Sởi là bệnh có khả năng lây nhiễm cao, thậm chí chỉ cần nuốt, hít những hạt dịch từ người bệnh thông qua cơn ho hoặc hắt hơi đã có thể nhiễm bệnh, sởi lây lan nhanh chóng trong không khí, tuy hiếm gặp nhưng trường hợp gây tử vong cho trẻ em thuộc nhóm dưới 1 tuổi chưa tiêm vắc xin và trẻ em suy dinh dưỡng vẫn có thể xảy ra.

Cách phòng ngừa bệnh sởi đơn giản nhất

Tiêm vắc xin là cách đơn giản nhất để chúng ta phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả, hơn nữa vắc xin ngừa sởi còn có khả năng chống bệnh quai bị gây sưng đau tuyến nước bọt, có thể để lại biến chứng về sau như viêm tuyến sinh dục, viêm màng não, viêm tụy cùng nhiều cơ quan khác.

Vắc xin ngừa sởi được tiêm cho nhóm trẻ từ 12 – 15 tháng tuổi, sau đó tiêm nhắc lại vào 4-6 tuổi, ngoài ra người lớn chưa từng mắc bệnh cần phải tiêm vắc xin ngừa sởi, phụ nữ có kế hoạch sinh con cần tiêm vắc xin ngừa sởi ít nhất trước 1 tháng trước khi mang thai.

Sau khi tiêm thì có thể sẽ xuất hiện một số phản ứng nhẹ như đau, đỏ tại vết tiêm, sốt nhẹ, đau cơ hoặc phát ban.

Bệnh sởi có lây không? Cách phòng ngừa sởi hiệu quả nhất 3Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ là cách tốt nhất giúp trẻ ngăn ngừa bệnh sởi

Bên cạnh việc tiêm ngừa thì chúng ta cũng cần lưu ý một số vấn đề để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm virus sởi, cha mẹ nên chú ý như sau:

  • Thường xuyên vệ sinh cá nhân và giữ cho môi trường sống sạch sẽ.
  • Tăng cường sức đề kháng qua chế độ dinh dưỡng, bổ sung nhiều khoáng chất và vitamin cần thiết trong bữa ăn của trẻ, đặc biệt là sữa chua có nhiều acid lactic, lợi khuẩn tốt cho tiêu hóa và miễn dịch.
  • Thường xuyên tập thể dục, vận động ngoài trời, khuyến khích trẻ chơi những môn thể thao yêu thích để phát triển thể chất và tăng đề kháng toàn diện.
  • Dùng sản phẩm cho da phù hợp: Cần lựa chọn các sản phẩm sữa tắm, xà phòng rửa tay,… Phù hợp với da của trẻ, không nên để trẻ dùng chung sản phẩm với người lớn sẽ khiến da của trẻ bị tổn thương.

Qua bài viết trên mọi người sẽ biết được bệnh sởi có lây không, đồng thời cũng hiểu thêm về căn bệnh nguy hiểm này đối với trẻ em, có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường cho trẻ nếu ba mẹ không phát hiện kịp thời. Do đó việc tìm hiểu các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và theo dõi những dấu hiệu bất thường trên cơ thể trẻ là điều vô cùng quan trọng để chủ động phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Kim Ngân

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo