Bệnh chàm có lây không? Bị chàm sữa có nguy hiểm không?

Chàm sữa còn được gọi là chàm eczema hoặc viêm da cơ địa. Bé bị chàm sữa sẽ nổi các nốt mẩn đỏ, mụn nước trên da. Triệu chứng bệnh xuất hiện trên da nên nhiều người lo ngại chàm sữa có thể lây truyền. Để hiểu đúng về tính chất của bệnh chàm sữa cũng như biết cách điều trị tốt nhất, ba mẹ xem bài viết này nhé!

Bệnh chàm sữa có triệu chứng gì?

Bệnh chàm sữa có thể gặp ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, thường kéo dài cho đến 2 tuổi. Số ít trường hợp vẫn bị chàm sữa sau 2 tuổi, bệnh tái phát nhiều lần và khó điều trị. Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa là do di truyền, dị ứng hoặc cơ địa trẻ bị viêm da. Chàm sữa có những biểu hiện đặc trưng rất dễ nhận biết.

  • Ở giai đoạn đầu, chàm sữa xuất hiện là những nốt mẩn đỏ nhỏ li ti trên mặt. Chúng nổi nhiều ở má, sau đó lan xuống cổ, ngực, tay chân.
  • Các nốt mẩn đỏ sẽ chuyển dần sang dạng mụn nước, vỡ và gây nứt da. Trẻ thấy ngứa ngáy khó chịu, đau rát và dễ quấy khóc, khó ngủ, kém ăn.
  • Sau khi vỡ và khô lại, vùng da chàm sữa sẽ đóng vảy, bong tróc và trở nên thô ráp. Tình trạng này tái diễn liên tục, có thể lan rộng ra cơ thể.

Những vết mụn nước, bong tróc ở da là triệu chứng khiến nhiều người lo lắng bệnh chàm có lây không. Chàm sữa gây hại da, làm giảm thẩm mỹ và cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách, chàm sữa còn có nguy cơ viêm da nhiễm trùng, để lại sẹo. Vì vậy nỗi lo bị lây bệnh chàm sữa là điều hoàn toàn dễ hiểu ở các ông bố, bà mẹ.

bệnh chàm có lây không 1 Nếu chữa đúng phương pháp chàm sữa sẽ giảm hẳn

Bệnh chàm có lây không?

Chàm sữa ở trẻ có lây không? Trẻ bị bệnh chàm sữa có cần hạn chế tiếp xúc với người khác không? Theo y khoa, chàm sữa là bệnh ngoài da không có khả năng lây nhiễm sang người khác. Kể cả khi da của bạn tiếp xúc trực tiếp với các mụn nước chàm sữa cũng không bị lây bệnh. Ba mẹ yên tâm chăm sóc con bị chàm sữa, các bạn nhỏ khác cũng không cần giữ khoảng cách với trẻ bị bệnh này.

Mặc dù không lây sang người khác nhưng chàm sữa có thể lây lan trên cơ thể của người bệnh. Trẻ bị nặng có thể nổi chàm sữa toàn thân. Vì vậy, ba mẹ cần biết cách điều trị, ngăn chặn tình trạng lan rộng của chàm sữa. Ngoài ra, chàm sữa còn là bệnh di truyền. Trường hợp gia đình của trẻ có tiền sử bị chàm, câu hỏi bệnh chàm có lây không được giải đáp là có thể bị do di truyền.

bệnh chàm có lây không 2 Giải đáp cho thắc mắc bệnh chàm có lây không là không bạn nhé!

Bị chàm sữa có nguy hiểm không?

Trẻ bị chàm sữa có nguy hiểm không, gây hại gì cho sức khỏe? Chàm sữa là bệnh khá lành tính nhưng cũng gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới trẻ. Thường thì bệnh sẽ tự hết khi trẻ trên 2 tuổi. Nhưng trong suốt 2 năm đầu đời, nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách thì chàm sữa có thể để lại hệ lụy.

  • Trẻ quấy khóc, kém phát triển: Cảm giác ngứa ngáy, đau rát ở vết chàm sữa khiến trẻ luôn thấy khó chịu, mệt mỏi. Trẻ khó ngủ, ngủ không ngon, dễ quấy khóc, kém ăn. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
  • Nguy cơ nhiễm trùng da và máu: Nếu không vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn và chất bẩn dễ dàng xâm nhập vào da. Chúng gây viêm nhiễm nặng hơn khiến da sưng tấy, lở loét, thậm chí gây nhiễm trùng máu rất nguy hiểm.
  • Có thể để lại sẹo trên da của bé: Mức độ tổn thương nhẹ, chàm sữa hiếm khi để lại sẹo. Nhưng khi gãi mạnh gây trầy xước sâu, da bị nhiễm trùng có thể để lại sẹo. Sẹo chàm sữa dễ gặp nhất ở trẻ có da nhạy cảm.

Để đẩy lùi những triệu chứng của chàm sữa và phòng ngừa hệ lụy, ba mẹ nên sớm áp dụng các phương pháp chữa chàm sữa cho trẻ.

bệnh chàm có lây không 3 Chàm sữa khiến trẻ ngứa ngáy nên dễ quấy khóc, ngủ không ngon

Các cách chữa chàm sữa tốt nhất hiện nay

Bệnh chàm có lây không được giải đáp là không nên ba mẹ an tâm tiếp xúc chăm sóc con. Dưới đây là 2 cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả.

Chữa chàm sữa bằng các loại lá

Cách trị chàm sữa theo dân gian được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nếu phù hợp với cơ địa của trẻ, tắm lá trong 5 - 7 ngày có thể hết chàm sữa. Ba mẹ tham khảo một số loại lá tắm cho trẻ dưới đây:

  • Lá trầu không: Thành phần lá chữa các chất kháng viêm, kháng khuẩn là phenol, tanin. Chúng giúp đẩy lùi triệu chứng ngứa, mẩn đỏ và ngăn chặn quá trình lây lan chàm sữa trên cơ thể.
  • Lá trà xanh: Trà xanh giàu tanin, chất chống oxy hóa có công dụng làm giảm tổn thương ở da. Tắm nước lá trà xanh cho bé giúp se da, vết thương nhanh lành và chống bội nhiễm.
  • Lá khế chua: Chứa nhiều hoạt chất chống viêm, làm lành da như: Tanin, saponin, flavonoid. Lá khế chua có tính mát, tắm cho trẻ sẽ làm dịu kích ứng, giảm ngứa ngáy, hỗ trợ giảm viêm và giải độc.

Dùng kem bôi chữa bệnh chàm sữa

Tắm lá chữa chàm sữa hiệu quả với tình trạng bệnh ở giai đoạn đầu. Để nhanh hết chàm sữa, ba mẹ nên kết hợp dùng kem bôi ngoài da. Ưu điểm của kem bôi trị chàm sữa là sử dụng tiện lợi, tác dụng nhanh. Các loại kem bôi này còn giúp dưỡng ẩm, tái tạo tế bào, làm mịn da và ngăn ngừa sẹo.

Trị chàm sữa bằng kem bôi, bạn tham khảo sản phẩm Sodermix Cream xuất xứ Pháp. Kem bôi Sodermix chính hãng được bán tại các cửa hàng của Hà An Pharmacy. Sản phẩm chiết xuất từ tinh chất cà chua xanh, tinh dầu bơ và các hoạt chất kháng viêm, dưỡng ẩm, phục hồi da, liền sẹo. Bôi kem Sodermix giảm nhanh cảm giác ngứa, mẩn đỏ và nhanh khỏi chàm sữa.

bệnh chàm có lây không 4 Kem Sodermix bôi da giúp trẻ sớm khỏi bệnh chàm sữa

Bài viết đã giúp bạn giải tỏa nỗi lo bệnh chàm có lây không. Bên cạnh những phương pháp điều trị kể trên, bạn lưu ý chăm sóc trẻ đúng cách. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng như: Phấn hoa, lông mèo, lông chó, bụi bẩn… Ba mẹ xem thêm chàm sữa kiêng ăn gì để chăm sóc bé tốt hơn nhé!

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo