Bạn đã biết cách bảo quản cây mía tươi lâu?
Những cây mía thẳng dài và thân mọng nước là nguyên liệu lý tưởng để ép lấy nước mía thơm ngon. Tuy nhiên, để giữ cho nước mía luôn tươi ngon và ngọt ngào, việc bảo quản cây mía sau khi đã cạo vỏ là vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách bảo quản cây mía tươi lâu một cách hiệu quả để đảm bảo rằng bạn luôn có những ly nước mía thơm ngon và bổ dưỡng.
Tại sao phải bảo quản cây mía để tươi lâu?
Cây mía được bảo quản tốt sẽ duy trì được hương vị ngọt ngào và chất lượng dinh dưỡng. Do đó cách bảo quản cây mía tươi lâu rất quan trọng. Khi sử dụng cây mía không tươi để ép nước mía thì sẽ gây ra các vấn đề nghiêm trọng như sau:
Nguy cơ nhiễm vi khuẩn và nấm mốc
Khi nước mía được ép từ cây mía không tươi, vi khuẩn và nấm mốc có thể phát triển. Từ đó có thể gây ra các triệu chứng trên đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng. Nhiễm khuẩn từ nước mía có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm nếu không được điều trị kịp thời.
Mất giá trị dinh dưỡng
Nước mía bị hư sẽ mất đi nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin và khoáng chất. Ngoài ra trong mía có các axit hữu cơ và một số enzyme. Khi cây mía để lâu, các enzyme sẽ thúc đẩy quá trình lên men làm cho mía cho vị chua. Đồng thời các chất dinh dưỡng bị phân hủy, nước mía không còn cung cấp lợi ích sức khỏe như khi còn tươi mới.
Ảnh hưởng sức khỏe đường ruột
Uống nước mía hư có thể gây rối loạn tiêu hóa, làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa lâu dài nếu uống nước mía thường xuyên.
Ngoài ra mùi vị của nước mía cũng không được tươi ngon như ban đầu. Nước mía có thể có mùi lạ, vị chua nhẹ.
Những cách bảo quản cây mía tươi lâu
Một số cách bảo quản mía được tươi lâu sẽ tổng hợp sau đây:
Bảo quản lạnh
Bảo quản cây mía lạnh là một trong những phương pháp bảo quản hiệu quả nhất để giữ mía tươi lâu. Kho hoặc tủ lạnh tại nhà sẽ giúp duy trì nhiệt độ ổn định, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc, từ đó giữ cho cây mía tươi ngon lâu hơn.
Nhiệt độ lạnh lý tưởng cần được điều chỉnh ở nhiệt độ từ 0°C đến 4°C. Nhiệt độ này sẽ làm chậm quá trình hư hỏng của cây mía mà không làm mất đi độ ngọt và chất dinh dưỡng.
Ngoài ra cũng nên lưu ý cách sắp xếp mía trong kho để cây mía được tiếp xúc lạnh đều toàn bộ. Khi lưu trữ mía trong kho lạnh, cần sắp xếp các bó mía có khoảng cách giữa nhau để không khí có thể lưu thông đều và làm lạnh đồng bộ.
Bảo quản trong túi ni lông hoặc màng bọc thực phẩm
Sử dụng túi ni lông hoặc bọc màng thực phẩm cũng là cách bảo quản cây mía tươi lâu. Sau khi cạo vỏ hoặc cắt cây mía thành từng đoạn, cây mía nên được đóng gói cẩn thận để tránh sự tiếp xúc trực tiếp với không khí, giúp giảm nguy cơ mía bị khô hoặc mất nước.
Quan trọng là nên đảm bảo túi ni lông hoặc màng bọc thực phẩm được đóng kín hoàn toàn để tránh không khí và độ ẩm xâm nhập. Sau khi đóng gói, cây mía nên được đặt trong tủ lạnh ở ngăn mát để duy trì độ tươi lâu hơn. Phương pháp này giúp cây mía có thể giữ được hương vị và chất lượng trong 1 - 2 tuần.
Bảo quản trong môi trường khô ráo, thoáng mát
Nếu không có các thiết bị bảo quản lạnh, cũng có thể bảo quản mía cây trong môi trường thoáng mát và khô ráo. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên áp dụng khi muốn sử dụng mía trong thời gian ngắn khoảng 1 - 2 ngày.
Đối với phương pháp này nên tránh ánh nắng trực tiếp, vì nhiệt độ cao sẽ làm mía nhanh chóng mất nước và trở nên khô. Đồng thời nên đặt cây mía trên bề mặt sạch, không tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc nơi ẩm ướt để tránh vi khuẩn và nấm mốc.
Bảo quản cây mía đã cạo vỏ
Trong mỗi 100g mía có chứa tới 84g nước cho nên mía rất dễ bị mất nước nếu cạo vỏ. Vì vậy để bảo quản tốt hơn, có thể ngâm nước mía vào nước lạnh. Tuy nhiên cách này chỉ giữ được cây mía tươi lâu trong ngày. Cách này giúp giữ độ ẩm cho mía và làm chậm quá trình oxy hóa.
Một cách khác cách để mía được tươi lâu sau khi cạo vỏ là đóng gói kín trong túi hút chân không. Cách này sẽ hút không khí ra khỏi túi giúp ngăn vi khuẩn, vi nấm phát triển.
Khi sử dụng túi ni lông hoặc màng bọc thực phẩm cần phải chọn loại dùng được cho thực phẩm, đã được làm sạch sẽ trước khi sử dụng. Đồng thời hạn chế tái sử dụng, chỉ nên dùng túi ni lông 1 lần hoặc có biện pháp làm sạch cho lần sử dụng tiếp theo.
Những lưu ý để có cách bảo quản cây mía tươi lâu
Bảo quản cây mía tươi lâu đòi hỏi sự cẩn thận trong việc xử lý và theo dõi quá trình bảo quản. Để đảm bảo cây mía luôn giữ được hương vị tự nhiên, độ tươi ngon và không bị hư hỏng, cần lưu ý các yếu tố sau:
- Tránh bảo quản gần thực phẩm có mùi mạnh: Nếu mía được bảo quản gần các thực phẩm có mùi mạnh như hành, tỏi, cá, hay thịt, mía có thể bị lây mùi và mất đi hương vị ngọt tự nhiên.
- Kiểm tra định kỳ: Kiểm tra màu sắc trên bề mặt cây mía, nếu thấy có dấu hiệu của nấm mốc, đốm đen hoặc mùi lạ hoặc mềm nhũn thì nên bỏ ngay. Đồng thời cũng nên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm của của tủ lạnh hoặc kho lạnh khi bảo quản với số lượng lớn.
- Vệ sinh tủ lạnh định kỳ: Nên vệ sinh tủ lạnh thường xuyên để tránh nhiễm khuẩn. Đồng thời cũng vệ sinh các vật chứa như hộp đựng thực phẩm hoặc vứt túi ni lông nếu sử dụng 1 lần.
Như vậy qua bài viết trên bạn đã biết cách bảo quản cây mía tươi lâu. Mặc dù cây mía có thể chế biến các món ăn ngon ngoài nước ép, nhưng việc bảo quản không đúng cách sẽ làm mất chất dinh dưỡng cũng như gây bệnh đường tiêu hóa. Những lưu ý trên sẽ giúp bạn bảo quản cây mía tươi lâu, đảm bảo chất lượng và độ ngon của mía không bị ảnh hưởng trong suốt quá trình bảo quản.