Bạn có biết: Người tiểu đường có ăn được na không?
Na thường được chọn để bổ sung dinh dưỡng hàng ngày. Bởi na chứa nhiều vitamin và chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Vậy người tiểu đường có ăn được na không? Ăn na thế nào là phù hợp với bệnh nhân tiểu đường? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây.
Thành phần dinh dưỡng của quả na
Trước khi tìm hiểu người tiểu đường có ăn được na không, ta cùng điểm qua những thành phần dinh dưỡng mà quả na mang lại cho sức khỏe. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g thịt quả na chứa:
- 25.2g carbohydrate;
- 1.7g protein;
- 2.4g chất xơ;
- 382mg kal;
- 30mg canxi;
- 18mg magie;
- 19.2mg vitamin C;
- 0.71mg sắt;
- 33IU vitamin A.
![Người tiểu đường có ăn được na không? Ăn na đúng cách cho người tiểu đường 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nguoi_tieu_duong_co_an_duoc_na_khong_an_na_dung_cach_cho_nguoi_tieu_duong_1_4a76963909.jpg)
Người tiểu đường có ăn được na không?
Na là loại trái cây bổ dưỡng, cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Vậy người tiểu đường có ăn được na không? Câu trả lời là có. Vì loại trái cây này chứa chỉ số đường huyết GI là 54, thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.
Sử dụng quả na với một liều lượng hợp lý sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường. Những lợi ích đó là gì? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây.
Lợi ích quả na đem lại cho bệnh nhân tiểu đường
Vị ngọt tự nhiên của quả na khiến nhiều bệnh nhân tiểu đường e ngại khi lựa chọn loại trái cây này để bổ sung hằng ngày. Tuy nhiên, nếu ăn một lượng vừa phải, na không chỉ là loại trái cây ngon mà còn đem lại cho bệnh nhân tiểu đường nhiều lợi ích đáng kể. Điển hình như:
Kiểm soát sử dụng glucose trong cơ thể
Quả na kiểm soát quá trình sử dụng glucose trong cơ thể nhờ vào lượng vitamin C, chất xơ và lượng magie chứa trong thịt quả na. Cụ thể:
- Quả na chứa hàm lượng vitamin C cao (khoảng 30mg/100g), có tác dụng tăng cường hấp thu glucose từ máu vào cơ bắp. Từ đó, giảm lượng đường huyết trong máu tốt.
- Lượng chất xơ trong quả na cao (khoảng 2.4g/100g) góp phần làm chậm tiêu hóa và hấp thu lượng carbohydrate có trong thực phẩm khác giúp giữ lượng đường huyết ổn định.
- Lượng magie có trong quả na (khoảng 18mg/100g) góp phần điều hòa lượng đường trong máu.
![Người tiểu đường có ăn được na không? Ăn na đúng cách cho người tiểu đường 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nguoi_tieu_duong_co_an_duoc_na_khong_an_na_dung_cach_cho_nguoi_tieu_duong_2_63b1026d62.jpg)
Điều hòa insulin
Vitamin C và kali chứa trong thịt quả na góp phần điều hòa Insulin trong cơ thể.
- Vitamin C hỗ trợ tái sản xuất insulin. Vì thế mà bổ sung na góp phần kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả hơn.
- Thịt quả na chứa một lượng đáng kể kali (274mg/100g) góp phần tạo điều kiện thuận lợi để tuyến tụy phóng lượng insulin cần thiết cho người tiểu đường.
Cung cấp dinh dưỡng cần thiết
Ngoài những tác dụng trên, quả na còn chứa nhiều khoáng chất và vitamin thiết yếu cho cơ thể, hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường.
- Phòng ngừa biến chứng tiểu đường: Na chứa 0.71mg sắt trong 100g thịt quả na. Sắt có tác dụng ngừa thiếu máu. Từ đó giúp hệ tim mạch hoạt động tốt hơn, ngừa biến chứng bệnh nhân tiểu đường trên tim mạch.
- Cung cấp năng lượng, giảm stress: Na chứa 94 calo trong 100g thịt quả na cung cấp năng lượng cho cơ thể, hạn chế mệt mỏi.
- Ngăn ngừa tình trạng viêm: Lượng vitamin C có trong quả na đóng vai trò là chất chống oxy hóa hiệu quả, giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm cho người bệnh tiểu đường.
Ăn na đúng cách cho bệnh nhân tiểu đường
Người tiểu đường có thể ăn được na. Vì na chứa những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, khi sử dụng loại trái cây này, người tiểu đường cần lưu ý:
- Ăn khoảng 250g na mỗi ngày, tương ứng với 1 quả và chỉ nên ăn 3 lần mỗi tuần.
- Không nên ăn na sau bữa ăn vì có thể làm đường huyết tăng nhanh chóng.
- Có thể ăn na trực tiếp hoặc làm sinh tố cùng với sữa chua không đường.
- Không nên cắn vỡ hạt na khi ăn vì hạt na chứa độc tố cao. Vậy ăn hạt na có sao không? Nếu không may nuốt phải hạt na, bạn không cần lo lắng vì hạt na có chứa vỏ bọc dày và cứng. Nhưng nếu hạt na bị vỡ, độc tố bên trong na sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Không ăn những quả na mà vỏ có nhiều vết nứt nẻ, có dấu hiệu chảy nước. Đặc biệt đối với những quả na có mắt thâm đen, cứng, vì đa số những quả này sẽ có vị ủng hoặc có giòi.
- Không ăn những quả na chưa chín, còn sượng. Vì lúc này, quả na chứa lượng tanin có thể gây tình trạng rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu hoặc táo bón.
- Nên chọn những quả na có mắt to, vỏ ngoài xanh, mỏng, cuống na còn nguyên vẹn để đảm bảo na không bị vi khuẩn hoặc côn trùng thâm nhập.
![Người tiểu đường có ăn được na không? Ăn na đúng cách cho người tiểu đường 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nguoi_tieu_duong_co_an_duoc_na_khong_an_na_dung_cach_cho_nguoi_tieu_duong_3_6c1c96e480.jpg)
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích trong quá trình chăm sóc sức khỏe bệnh nhân tiểu đường và giúp bạn xác định người tiểu đường có ăn được na không. Bên cạnh việc xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý, bệnh nhân tiểu đường nên tái khám định kỳ để được các bác sĩ theo dõi và cho những lời khuyên cụ thể với từng bệnh nhân.
Xem thêm: Người tiểu đường có ăn được lạc không?
Hiền Trang
Nguồn tham khảo: suckhoedoisong.vn