Bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 8 có nguy hiểm không? Cách chăm sóc bà bầu khi bị cảm cúm
Một trong những biểu hiện của bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 8 là người bệnh có nguy cơ sốt cao và có thể làm tăng nguy cơ sinh non, sinh sớm hơn so với dự kiến sinh. Vậy làm thế nào để chăm sóc bà bầu bị cảm cúm ở tháng thứ 8 hiệu quả và an toàn? Hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết sau đây nhé.
Vì sao bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 8?
Theo các số liệu thống kê, bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 8 thường do nhiễm độc do bệnh cảm cúm gây nên. Ở mức độ cấp tính, bà bầu sẽ có những triệu chứng rõ, nặng hơn và dễ lây nhiễm hơn. Bà bầu sẽ có các triệu chứng như sốt cao, thường từ 38 - 39 độ C, sốt kéo dài liên tục 3 - 4 ngày và tình trạng ho cũng nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể kèm theo các triệu chứng như nhức đầu, đau mỏi cơ, mệt mỏi mất hết sức lực. Những triệu chứng này thường xuất hiện ngay từ khi bệnh khởi phát và thường kéo dài dai dẳng từ 2 - 3 tuần, thậm chí lâu hơn.
Biểu hiện khi bị cảm cúm ở các mẹ bầu
Cảm cúm là phản ứng của cơ thể trước sự thay đổi thời tiết hay dị ứng với một tác nhân nào đó bên ngoài. Cúm là hiện tượng xảy ra do virus gây bệnh cúm lây từ người này sang người khác, gây nên cảm giác mệt mỏi, uể oải, đau nhức toàn thân, cơ bắp rất nặng nề.
Cảm cúm thông thường như ho, sổ mũi ở bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 8 không quá nguy hiểm với cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu không nên quá lo lắng tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và em bé trong bụng, chỉ cần tập trung chăm sóc sức khỏe tốt và tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Tuy nhiên, nếu mẹ bị sốt cao trên 39 độ C nhiều ngày, mẹ bầu nên thận trọng vì sốt cao kết hợp với độc tính có virus cúm có thể dẫn tới sảy thai hay sinh non.
Bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 8 nguy hiểm hay không?
Bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 8 thường là cảm cúm thông thường và không quá nguy hiểm đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nếu bà bầu bị sốt cao và sốt kéo dài nhiều ngày có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi. Hiện tượng sốt cao ở bà bầu cùng với độc tính của virus cúm có thể làm tăng nguy cơ sảy thai hay sinh non do tử cung tăng co bóp.
Bên cạnh đó, thai nhi cũng có nguy cơ mắc một số dị tật bẩm sinh về giác quan và tim nếu như bà bầu bị cúm nặng trong giai đoạn này. Theo các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, tỷ lệ biến chứng thai kỳ khi bị cảm cúm ở phụ nữ mang thai sẽ cao gấp 2 lần so với các thai kỳ bình thường.
Chính vì vậy, dù bà bầu bị cảm cúm ở tháng thứ 8, lúc thai nhi đã phát triển toàn diện thì các mẹ cũng không nên chủ quan, mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và hướng dẫn điều trị cụ thể, thích hợp, đảm bảo an toàn tối đa cho cả mẹ bầu và em bé trong bụng, giúp em bé sinh ra được khỏe mạnh, phát triển bình thường cả về thể chất và tinh thần.
Cách chăm sóc bà bầu bị cảm cúm
Điều đầu tiên mẹ bầu cần làm ngay là tới các cơ sở y tế để được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa ngay từ khi có những biểu hiện cảm cúm đầu tiên như: Đau rát họng, ngạt mũi, sổ mũi, đau cơ, mệt mỏi, kèm sốt hoặc không…
Bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán tình trạng bệnh hiện tại của mẹ bầu và đưa ra lời khuyên phù hợp nhất, chỉ định điều trị đúng đắn sau khi đã thăm khám và làm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết. Mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý mua và dùng bất kỳ một loại thuốc nào khi chưa có sự chỉ định của các bác sĩ có chuyên môn. Bởi hầu hết các loại thuốc đều có nguy cơ tác động tới thai nhi, nguy cơ cao dẫn tới nhiễm độc thai nghén, dị tật thai nghén… nếu như dùng không đúng cách.
Bên cạnh đó, bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 8 có thể lưu ý một số vấn đề sau:
- Mẹ bầu cần nghỉ ngơi đầy đủ, hạ sốt bằng cách chườm mát, ăn uống đầy đủ, đặc biệt uống nhiều nước và tăng cường ăn trái cây, rau xanh.
- Cần tránh xông hơi giải cảm vì điều đó sẽ làm nhiệt độ của cơ thể tăng lên, từ đó dẫn tới nóng nước ối và gây ảnh hưởng tới thai nhi. Nhiệt độ cao có thể khiến các tế bào bị phá hủy và ngăn cản quá trình đưa oxy tới thai nhi. Nếu nhiệt độ cơ thể người mẹ trên 38 độ C khiến thai nhi có nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh.
- Bổ sung nhiều loại rau xanh, hoa quả tươi giàu vitamin C như cam, quýt, chanh, bưởi, kiwi… Các loại trái cây giàu vitamin C không chỉ cung cấp nước cho cơ thể mẹ mà còn cung cấp hàm lượng lớn vitamin C, giúp nâng cao sức đề kháng, giúp mẹ bầu chống chọi với bệnh tật tốt hơn.
- Uống nước thường xuyên, đầy đủ giúp thải độc, làm loãng đờm.
- Vệ sinh răng miệng và súc miệng bằng nước muối sinh lý ít nhất 2 lần/ngày vào sáng và tối.
- Các mẹ bầu cần hạn chế tới những nơi đông người, nhất là trong thời điểm dịch, tránh tiếp xúc với những người bị bệnh cúm.
- Nghỉ ngơi đầy đủ, hợp lý, tránh thức khuya.
- Luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, thường xuyên nhằm nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
- Mẹ bầu nên tiêm phòng cảm cúm trước khi có ý định mang thai khoảng 3 tháng.
- Trong khi ngủ, các mẹ không nên để quạt quay thẳng vào mặt, và nếu phòng có bật điều hòa, hãy dùng khăn mỏng che cổ để tránh bị cảm lạnh, tạo điều kiện cho virus xâm nhập.
Trên đây là một số giải pháp giúp các mẹ bầu phòng tránh cảm cúm khi mang thai cũng như biết cách chăm sóc bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 8. Mẹ cần khám sức khỏe thai kỳ định kỳ và tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên gia trước khi sử dụng bất kỳ một phương pháp trị cảm cúm nào.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 8 cũng như nắm được một số điều cần lưu ý khi mẹ bầu bị cảm cúm trong thai kỳ và cách phòng bệnh cảm cúm khi mang thai. Nếu mẹ bầu mang thai bị cảm cúm, hãy đến các cơ sở y tế sớm để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và đưa ra giải pháp phù hợp. Chúc mẹ bầu và em bé một thai kỳ khỏe mạnh cũng như đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của Hà An Pharmacy nhé!
Vũ Ánh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp