4 nhóm thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng mà bác sĩ nào cũng kê
Quá trình điều trị viêm loét dạ dày tá tràng thuốc là yếu tố không thể thiếu. Trong đó có 4 nhóm thuốc thiết yếu mà bác sĩ nào cũng yêu cầu bạn uống.
Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng không phải quá phức tạp nhưng nó yêu cầu bệnh nhân cần kiên nhẫn và tuân thủ đúng phác đồ điều trị. Người bệnh thường được yêu cầu cần: có chế độ nghỉ ngơi hợp lý tránh lo âu căng thẳng, ăn đúng giờ những thực phẩm người đau dạ dày nên ăn, ngưng sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,… Ngoài ra, bệnh nhân cần uống đúng liều lượng thuốc được kê, không tự ý ngưng sử dụng ngay cả khi thấy bệnh dường như đã khỏi. Trong số các thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng có 4 nhóm thuốc thông dụng mà các bác sĩ hay kê mà bệnh nhân nào cũng nên biết.
Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng nhóm thuốc giảm tiết axit PPI
Nhóm thuốc PPI có khả năng giảm tiết axit và làm lành sẹo
Những loại thuốc này có khả năng làm cho dạ dày giảm tiết axit và pepsin qua có chế bơm protin của tế bào lên thành dạ dày. Có một số thuốc được sử dụng cụ thể như:
- Thuốc ức chế bơm proton PPI
Thuốc này sẽ bơm các chất đối kháng không hồi phục như ATPaseH+/K+ vào cực đỉnh của thành tế bào. Nó có khả năng ức chế tiết axit khi dạ dày đang trong tình trạng bình thường lẫn bị kích thích. Và sẹo sẽ được lành khoảng 90% trong 1 tháng đầu điều trị.
Một số thuốc tiêu biểu: omeprazole (Mopral), lanzoprazole(Lanzor), pantoprazole (Inipomp), rapeprazole (Pariet) và esomeprazol(Nexium).
Trong thời gian điều trị bệnh nhân có thể bị một số tác dụng phụ như: nôn ói, chóng mặt, nhức đầu, táo bón, nổi mẩn ngứa. Với người bệnh lớn tuổi có thể bị lú lẫn hoặc ảo giác. Bạch cầu, tiểu cầu có thể giảm nhẹ trường hợp hiếm hơn người bệnh có thể bị thiếu máu huyết tán. Các triệu chứng phụ này sẽ giảm dần và biến mất khi ngưng sử dụng thuốc.
- Thuốc kháng H2
Thuốc có khả năng ức chế tiết axit dạ dày và tỷ lệ lành sẹo khoảng 75% sau 4 đến 6 tuần sau điều trị. Một số thuốc tiêu biểu như cimetidine (Tagamet), ranitidine (Zantac, Raniplex), famotidine (Pepcidin, Servipep) và Nizacid. Tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc: men gan tăng, lú lẫn ở người già, liệt dương,…
- Thuốc kháng cholin
Khi sử dụng thuốc dạ dày của bệnh nhân sẽ giảm tiết axit và pepsin, giảm co thắt hang vị dạ dày, giảm những cơn đau. Hiện nay nhóm thuốc này ít được sử dụng hơn vì đem đến nhiều tác dụng phụ như bí tiểu, trương bụng, khô miệng.
Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng nhóm thuốc trung hòa axit
Nhóm thuốc trung hòa làm axit không tấn công các viết viêm loét gây đau
Các loại thuốc trong nhóm này được điều chế dưới dạng gel có khả năng phủ một lớp màng bao lấy niêm mạc dạ dày, khiến axit không thể tấn công vào các vết viêm loét làm nên những cơn đau. Gần đây có nhiều nghiên cứu cho thấy thuốc còn có tác dụng làm dịu cơn đau và ngăn ngừa viêm loét dạ dày do căng thẳng. Thuốc ít có khả năng làm liền sẹo và được dùng chung với nhóm thuốc khác để tăng hiệu quả.
Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc
Thuốc Sucralfat (Ulcar, Sulcrafar): khi thuốc vào dạ dày nó sẽ gắn kết bề mặt vết loét mang điện tích (-) với điện tích (+) của thuốc để làm thành một lớp đệm. Ngoài ra nó còn hấp thụ pepsin và muối mật rất hiệu quả trong việc điều trị trào ngược dạ dày. Nó cũng có khả năng giảm đau và làm lành sẹo tốt không kém cimetidine. Tuy nhiên không nên sử dụng thuốc này cho bệnh nhân bị suy thận nặng.
Thuốc Prostaglandin E2 ức chế axit, kích thích tiết nhầy và tăng lượng máu cho lớp niêm mạc dạ dày.
Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng nhóm thuốc tiêu diệt khuẩn HP
Kết hợp giữa kháng sinh và nhóm thuốc PPI để diệt khuẩn HP triệt để
Nghiên cứu cho thấy rằng khi độ pH dịch vị tăng cao thì khả năng ức chế vi khuẩn HP của kháng sinh giảm rõ rệt. Điều này cho thấy nếu muốn diệt khuẩn HP triệt để cần kết hợp giữa thuốc kháng sinh và kháng tiết axit mới đạt hiệu quả điều trị. Phần lớn nhóm thuốc PPI được lựa chọn để phối hợp với kháng sinh vì nó hiệu quả mạnh và kháng tiết axit trong thời gian dài.
Huyền Trang