Thuốc Tisercin 25mg Egis điều trị loạn thận (1 lọ x 50 viên)
Danh mục
Thuốc thần kinh
Quy cách
Viên nén bao phim - Hộp 50 Viên
Thành phần
Levomepromazine
Thương hiệu
Egis Pharma - EGIS PHARMACEUTICALS PRIVATE LIMITED COMPANY
Xuất xứ
Hungary
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VN-19943-16
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Tisercin là sản phẩm của Công ty Egis Pharmaceuticals Plc, có thành phần chính là levomepromazine. Thuốc có tác dụng điều trị loạn thần.
Tisercin được bào chế dạng viên nén bao phim màu trắng, hình tròn, hai mặt hơi lồi, đóng gói theo quy cách 50 viên nén bao phim được chứa trong lọ thủy tinh màu nâu, có nắp nhựa được bảo vệ chống chấn động, đựng trong 1 hộp xếp bằng giấy cứng có 1 lọ thuốc cùng tờ hướng dẫn sử dụng.
Cách dùng
Viên nén bao phim Tisercin được dùng theo đường uống.
Liều dùng
Người lớn
Phải bắt đầu điều trị với những liều thấp, sau đó tăng dần lên tùy theo sự dung nạp của bệnh nhân. Khi thấy có cải thiện thì giảm xuống liều duy trì được xác định cho từng cá nhân.
Trong bệnh loạn tâm thần:
-
Liều khởi đầu là 25 – 50 mg (1 – 2 viên nén bao phim) mỗi ngày, chia làm hai lần.
-
Nếu cần thiết, liều khởi đầu có thể tăng đến 150 – 250 mg mỗi ngày (chia làm 2 – 3 lần), sau đó khi bắt đầu thấy có tác dụng thì có thể giảm xuống liều duy trì. Khi dùng liều 150 – 250 mg, cần nằm tại giường trong vài ngày đầu để tránh hạ huyết áp tư thế đứng.
Trẻ em (trẻ em và thiếu niên dưới 12 tuổi)
Trẻ em rất nhạy cảm với tác dụng hạ huyết áp và an thần của levomepromazine.
Do liều chính xác không thể được chia nhỏ từ viên nén bao phim Tisercin 25 mg, nên không khuyến cáo dùng thuốc này cho trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi.
Người già
Người già nhạy cảm hơn với tác dụng của phenothiazin.
Do liều chính xác không thể được chia nhỏ từ viên nén bao phim Tisercin 25 mg, nên không khuyến cáo dùng thuốc này cho người già trên 65 tuổi.
Bệnh nhân suy gan hoặc suy thận
Không có dữ liệu liên quan đến việc dùng thuốc cho bệnh nhân suy gan hoặc suy thận, nhưng cần thận trọng vì thuốc được chuyển hóa tại gan và thải trừ qua nước tiểu.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Triệu chứng
Thay đổi dấu hiệu sinh tồn (thông thường nhất là huyết áp hạ, sốt cao), rối loạn dẫn truyền tim (khoảng QT kéo dài, nhịp tim nhanh/rung tâm thất, xoắn đỉnh, block nhĩ-thất), các triệu chứng ngoại tháp, an thần, kích thích hệ thần kinh trung ương (co giật động kinh) và hội chứng an thần ác tính có thể xảy ra.
Xử trí
Cần theo dõi các thông số sau đây: Tình trạng kiềm toan, cân bằng nước và điện giải, chức năng thận, lượng nước tiểu, nồng độ các men gan, điện tâm đồ, ở bệnh nhân bị hội chứng an thần ác tính thì theo dõi thêm creatinin phosphokinase trong huyết thanh và thân nhiệt.
Điều trị triệu chứng tùy theo kết quả của các thông số theo dõi. Đối với hạ huyết áp thì có thể bổ sung dịch theo đường tĩnh mạch, cho nằm ở tư thế Trendelenburg, dùng dopamin và/hoặc norepinephrin.
Do tác dụng dễ gây loạn nhịp tim của levomepromazine, bộ dụng cụ hồi sức phải có sẵn và cần phải theo dõi điện tâm đồ nếu có dùng dopamin và/hoặc norepinephrin.
Co giật được điều trị bằng diazepam, hay nếu co giật tái diễn thì dùng phenytoin, hay phenobarbital. Phải cho mannitol trong trường hợp có globin cơ niệu kịch phát.
Không có chất giải độc đặc hiệu. Làm tăng lượng nước tiểu, thẩm phân máu và truyền máu không có ích lợi.
Không nên gây nôn trong lúc bị co giật động kinh, và các phản ứng loạn trương lực ở đầu và cổ có thể dẫn đến việc hút chất nôn vào phổi. Việc rửa dạ dày - ngoài sự theo dõi các thông số sinh tồn - cần được thực hiện cho dù đã uống thuốc được 12 giờ vì việc làm trống dạ dày bị giảm do tác dụng chống tiết cholin của levomepromazine. Than hoạt tính và thuốc xổ được khuyến cáo để làm giảm thêm sự hấp thu thuốc.
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm Cấp cứu 115 hoặc đến trạm y tế địa phương gần nhất.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Thường gặp, ADR >1/100
-
Rối loạn mạch: Hạ huyết áp tư thế (kèm theo yếu người, chóng mặt và ngất).
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
-
Chưa có báo cáo.
Không xác định tần suất
-
Rối loạn máu và hệ bạch huyết: Giảm toàn thể huyết cầu, mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ưa eosin.
-
Hệ miễn dịch: Phản ứng phản vệ, phù thanh quản, phù ngoại biên, hen.
-
Rối loạn nội tiết: U tuyến yên.
-
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: Giảm cân, thiếu hụt vitamin.
-
Rối loạn tâm thần: Tái diễn các triệu chứng loạn tâm thần, giảm trương lực, lẫn lộn, mất định hướng, ảo giác, nói không rõ ràng, ngủ gà.
-
Rối loạn hệ thần kinh: Co giật động kinh, tăng áp lực nội sọ, triệu chứng ngoại tháp (loạn vận động, loạn trương lực cơ, hội chứng Parkinson, người ưỡn cong, tăng phản xạ), hội chứng cai thuốc.
-
Rối loạn mắt: Bệnh võng mạc sắc tố, lắng đọng ở thủy tinh thể và giác mạc.
-
Rối loạn tim: Hội chứng Adams-Stokes, khoảng QT kéo dài (tác dụng dễ gây loạn nhịp, loạn nhịp xoắn đỉnh), nhịp tim nhanh.
-
Rối loạn mạch: Huyết khối tắc tĩnh mạch bao gồm cả huyết khối mạch phổi và huyết khối tĩnh mạch sâu.
-
Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, táo bón, khó chịu ở bụng, khô miệng.
-
Rối loạn gan mật: Tổn thương gan (vàng da, ứ mật).
-
Rối loạn da và mô dưới da: Viêm da tróc, ngứa, ban đỏ, nhạy cảm với ánh sáng, nhiễm sắc tố.
-
Rối loạn thận và tiết niệu: Khó tiểu, nước tiểu đổi màu.
-
Thai kỳ, tình trạng sinh đẻ và sau sinh: Hội chứng ngừng thuốc ở trẻ sơ sinh.
-
Rối loạn ngực và hệ sinh sản: Tăng tiết sữa, rối loạn kinh nguyệt, co thắt tử cung.
-
Rối loạn toàn thân và tại vị trí dùng thuốc: Hội chứng an thần kinh ác tính, sốt cao.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.