Viên sủi Soluboston 20 Boston điều trị giảm tình trạng viêm, dị ứng (2 vỉ x 10 viên)
Danh mục
Thuốc kháng viêm
Quy cách
Viên nén sủi bọt - Hộp 2 Vỉ x 10 Viên
Thành phần
Prednisolone
Thương hiệu
Boston - Boston
Xuất xứ
Việt Nam
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VD-32506-19
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Thuốc Soluboston là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Boston Việt Nam có thành phần chính là Prednisolon được sử dụng để điều trị hoặc giảm tình trạng viêm, dị ứng da liễu, bệnh tiêu hóa (loét đại tràng, bệnh Crohn’s, viêm gan), các trường hợp lupus ban đỏ hệ thống, viêm mạch máu, viêm đa cơ, bệnh nhiễm sarcoid ở nội tạng...
Cách dùng
Thuốc Soluboston dạng viên nén dùng đường uống. Cho viên nén sủi bọt hòa tan trong nước rồi uống vào bữa ăn.
Liều dùng
Sản phẩm thích hợp cho điều trị tấn công hoặc điều trị ngắn ngày với yêu cầu liều trung bình/cao ở người lớn hoặc trẻ em trên 10kg.
Trong trường hợp điều trị duy trì và đối với liều duy trì thấp hơn 20 mg/ngày, sử dụng các sản phẩm khác thích hợp hơn.
Người lớn
Liều dùng phụ thuộc vào chẩn đoán, mức độ nghiêm trọng, tiên lượng, khả năng đáp ứng và dung nạp thuốc của bệnh nhân. Sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn để giảm thiểu tác dụng không mong muốn.
Điều trị tấn công: 0,35 – 1,2 mg/kg/ngày. Trong các trường hợp viêm nặng: 0,75 – 1,2 mg/kg/ngày.
Đối với các trường hợp đặc biệt khác được chấp nhận, có thể yêu cầu liều cao hơn.
Trẻ em
Trẻ em trên 10kg:
Liều dùng phụ thuộc vào tình trạng và cân nặng của trẻ em.
Điều trị tấn công: 0,5 – 2 mg/kg/ngày.
Liệu pháp corticosteroid cách nhật (một ngày không dùng corticosteroid và ngày tiếp theo sử dụng liều gấp đôi so với liều hằng ngày được chỉ định) được sử dụng ở trẻ em để hạn chế còi xương. Liệu pháp cách nhật được xem xét sử dụng chỉ khi đã kiểm soát viêm bằng liều cao corticosteroid và trong quá trình điều trị không bị tái phát.
Trẻ em không quá 10kg: Sử dụng các sản phẩm liều thấp thích hợp hơn.
Nên tiếp tục sử dụng liều tấn công cho đến khi tình trạng bệnh được kiểm soát tốt. Trong trường hợp sử dụng kéo dài, việc giảm liều phải được thực hiện từ từ. Đôi khi, nếu cần thiết, tiếp tục sử dụng ở liều duy trì (liều tối thiểu có hiệu quả).
Đối với trường hợp sử dụng liều cao kéo dài, liều đầu tiên có thể được chia thành 2 lần trong ngày. Sau đó, hằng ngày có thể sử dụng một liều duy nhất trong bữa ăn sáng.
Ở những bệnh nhân nhận liều corticosteroid toàn thân cao hơn liều sinh lý (xấp xỉ 7,5 mg prednisolon) trong thời gian nhiều hơn 3 tuần thì không nên dừng thuốc đột ngột. Tốc độ ngưng thuốc phụ thuộc chủ yếu vào thời gian điều trị, liều khởi đầu và bệnh cần điều trị.
Quá trình điều trị với corticosteroid làm giảm tiết các hormon như ACTH và cortisol, kéo dài có thể gây suy giảm chức năng tuyến thượng thận. Cần ngưng thuốc từ từ để đảm bảo sự hồi phục của trục HPA và tránh nguy cơ bị tái phát bệnh: trung bình giảm 10% mỗi 8 - 15 ngày.
Đối với đợt điều trị ngắn hơn 10 ngày: có thể không cần phải giảm liều từ từ.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Các báo cáo về độc tính cấp hoặc tử vong sau khi dùng quá liều corticosteroid là rất hiếm. Triệu chứng giống như tác dụng không mong muốn.
Cách xử trí
Không có thuốc giải độc đặc hiệu.
Điều trị quá liều cấp: Rửa dạ dày hoặc gây nôn ngay lập tức sau đó điều trị triệu chứng và hỗ trợ.
Điều trị quá liều mạn ở bệnh nhân mắc bệnh nặng cần phải tiếp tục dùng corticosteroid có thể giảm liều prednisolon tạm thời hoặc luân phiên ngày điều trị.
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Làm gì khi quên 1 liều?
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Một loạt các phản ứng tâm thần, bao gồm: rối loạn cảm xúc (như kích thích, hưng phấn, chán nản, tâm trạng không ổn định, có suy nghĩ tự tử), các phản ứng loạn thần (bao gồm hưng cảm, hoang tưởng, ảo giác, tâm thần phân liệt nặng), rối loạn hành vi, khó chịu, lo lắng, rối loạn giấc ngủ, và rối loạn nhận thức bao gồm nhầm lẫn và mất trí nhớ đã được báo cáo. Những tác dụng này rất phổ biến và có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Ở người lớn, tần suất các phản ứng nặng khoảng 5-6%.
Ảnh hưởng tâm thần đã được báo cáo khi ngưng corticosteroid; tần suất: Chưa rõ.
Tỷ lệ tác dụng không mong muốn có thể dự đoán được, bao gồm giảm chức năng trục tuyến yên – dưới đồi – thượng thận (HPA) tương quan với hiệu lực của thuốc, liều lượng, thời điểm dùng thuốc và thời gian điều trị.
Tác dụng không mong muốn được phân loại theo tần suất như sau: Rất thường gặp (≥1/10), thường gặp (≥1/100 đến < 1/10), ít gặp ≥ 1/1000 đến < 1/100), hiếm gặp ( ≥ 1/10.000 đến < 1/1.000), rất hiếm gặp (< 1/10.000), chưa rõ (không thể ước tính từ dữ liệu có sẵn).
- Nhiễm trùng, truyền nhiễm: Tăng khả năng mắc phải và mức độ nhiễm trùng, che dấu, ức chế các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng, tăng nhiễm khuẩn thứ phát và tái phát các thể lao tiềm tàng.
- Rối loạn máu và hệ bạch huyết: Tăng bạch cầu.
- Rối loạn hệ miễn dịch: Quá mẫn cảm bao gồm: Phản vệ, mệt mỏi, khó chịu.
- Rối loạn nội tiết: Hội chứng Cushing, giảm tiết ACTH, teo cơ, tăng cân, giảm dung nạp carbohydrat, biểu hiện bệnh đái tháo đường tiềm ẩn, chậm phát triển ở trẻ em, rối loạn kinh nguyệt, vô kinh, động kinh (liên quan đến u tủy thượng thận).
- Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng:Giữ nước và natri, nhiễm kiềm kèm hạ kali máu, mất kali, cân bằng nitơ và cân bằng calci âm.
- Rối loạn tâm thần: Hưng phấn, lệ thuộc tinh thần, trầm cảm, mất ngủ, chóng mặt, trầm trọng thêm tình trạng tâm thần phân liệt, trầm cảm.
- Rối loạn mắt: Tăng áp lực nội nhãn, tặng nhãn áp, phù gai thị, đục thủy tinh thể dưới bao sau, lồi mắt, mỏng củng mạc hoặc giác mạc, trầm trọng thêm các bệnh nhiễm nấm hoặc virus ở mắt, giảm thị lực, nhìn mờ.
- Rối loạn tim: Suy tim sung huyết, tăng huyết áp.
- Rối loạn mạch máu: Thuyên tắc huyết khối.
- Rối loạn dạ dày- ruột: Khó tiêu, buồn nôn, loét dạ dày kèm thủng và xuất huyết, chướng bụng, đau bụng, thèm ăn dẫn đến tăng cân, tiêu chảy, loét thực quản, đau thắt ngực, viêm tuyến tụy
- Rối loạn da và mô dưới da: Rậm lông, teo da, thâm tím, rạn da, giãn mao mạch (telangiectasia), mụn, tăng tiết mổ hôi, ức chế các phản ứng trong phép thử dị ứng trên da, ngứa, phát ban, mày đay.
- Rối loạn cơ xương và mô liên kết: Đau cơ tim, loãng xương, gãy xương sống và các xương dài, xơ vữa động mạch, đứt gân, đau cơ.
- Rối loạn thận và đường tiết niệu: Bệnh thận do xơ cứng bì(*).
- Rối loạn chung và tại nơi điều trị: Chậm lành, hội chứng cai thuốc (**).