Thuốc tiêm Kali Clorid 10% Bidiphar bổ sung kali (10 ống)
Danh mục
Thuốc bổ
Quy cách
Dung dịch - Hộp 10 Ống
Thành phần
Kali clorid
Thương hiệu
Bidiphar - BIDIPHAR
Xuất xứ
Việt Nam
Thuốc cần kê toa
Không
Số đăng kí
VD-13922-11
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Kali Clorid 10% của công ty CP DP Vĩnh Phúc, thành phần chính là kali clorid. Thuốc có tác dụng bổ sung kali trong một số trường hợp cụ thể theo như chỉ định.
Cách dùng
Tiêm truyền tĩnh mạch sau khi pha loãng và theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Không bao giờ dùng kali clorid đậm đặc mà không pha loãng.
Không dùng các dung dịch có chứa glucose khi đang truyền tĩnh mạch kali.
1 mmol tương đương 75 mg kali clorid.
Tiêm truyền tĩnh mạch
Phải pha loãng nồng độ kali clorid với một thể tích lớn (1000 ml) của dung dịch natri clorid 0,9% để truyền tĩnh mạch, nồng độ kali tốt nhất là 40 mmol (3000 mg kali clorid) trong 1 lít và không vượt quá 80 mmol/lít. Để tránh tăng kali huyết trong quá trình truyền tĩnh mạch, tốc độ truyền không được nhanh, tốc độ 10 mmol/giờ thường là an toàn, khi lượng nước tiểu thải ra thỏa đáng (trong điều trị cấp cứu, tốc độ truyền là 20 mmol/ giờ).
Thông thường, tốc độ truyền không bao giờ được phép vượt quá 1 mmol/phút cho người lớn và 0,02 mmol/kg/phút đối với trẻ em. Nếu tốc độ truyền vượt quá 0,5 mmol/kg/giờ, người bệnh cần được theo dõi thường xuyên về lâm sàng và điện tâm đồ. Nếu có rối loạn chức năng thận, đặc biệt là suy thận cấp như có dấu hiệu thiểu niệu và/hoặc tăng creatinin huyết, xảy ra trong khi truyền kali clorid, cần ngưng truyền ngay. Có thể truyền lại nếu cần, nên dùng rất thận trọng và theo dõi chặt chẽ.
Liều dùng
Điều trị giảm kali huyết
Tiêm truyền nhỏ giọt tĩnh mạch ngoại vi (kali huyết nhỏ hơn 2,5 mmol/lít) tốc độ truyền 10 - 20 mmol/giờ, tốc độ nhanh hơn, 20 mmol/giờ cho những trường hợp cấp cứu, có thể lặp lại cách 2 - 3 giờ nếu cần, nhưng nồng độ kali trong dịch truyền không được vượt quá nồng độ tối đa 40 mmol/lít.
Các trường hợp khác
Liều duy trì dựa vào kali huyết. Giảm liều ở bệnh nhân có tổn thương thận. Đối với người có tổn thương thận hoặc bị block tim bất cứ thể nào, phải giảm tốc độ truyền xuống một nửa và không được vượt quá 5 - 10 mmol/giờ.
Liều lượng phụ thuộc vào nồng độ ion huyết và cân bằng kiềm toan. Mức độ thiếu kali được tính theo công thức: Số mmol kali = kg thể trọng x 0,2 x 2 x (4,5 – kali huyết hiện tại tính theo mmol).
(Thể tích ngoại bào được tính bằng: Số kg thể trọng x 0,2).
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Quá liều cấp tính xảy ra khi có sự thay đổi trên điện tâm đồ hoặc nồng độ kali huyết lớn hơn 6,5 mmol/lít.
Triệu chứng
Gặp những thay đổi trên điện tâm đồ điển hình (sóng T tăng biên độ và nhọn, sóng P biến mất, phức hợp QRS giãn rộng), cảm giác bất thường, liệt, ngưng tim, loạn nhịp, block tim, rối loạn ý thức, đau, viêm tĩnh mạch.
Xử trí
Dùng Dextrose 10% pha thêm 10 đến 20 đơn vị insulin trong một lít và truyền với tốc độ 300 đến 500 ml dịch trong một giờ.
Điều chỉnh nhiễm toan bằng natri bicarbonat 50 mmol tiêm tĩnh mạch trong 5 phút. Có thể nhắc lại liều này trong vòng 10 đến 15 phút.
Dùng Calci gluconat (0,5 đến 1 g, tiêm tĩnh mạch trong 2 phút) để chống lại tác dụng độc trên tim.
Sử dụng nhựa trao đổi ion để rút kali thừa ra khỏi cơ thể bằng sự hấp phụ và/hoặc trao đổi kali.
Uống natri polystyren sulfonat 20 đến 50 g nhựa trao đổi ion pha trong 100 đến 200 ml dung dịch sorbitol 20%. Liều có thể cho 4 giờ một lần, 4 đến 5 lần/ngày tới khi nồng độ kali trở về mức bình thường.
Có thể cần thiết sử dụng lọc máu thận nhân tạo hoặc thẩm phân màng bụng để làm giảm nồng độ kali huyết thanh ở người suy giảm chức năng thận.
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm y tế địa phương gần nhất.
Làm gì khi quên 1 liều?
Thuốc tiêm được dùng với sự có mặt của nhân viên y tế. Liên hệ với nhân viên y tế để biết cách xử trí khi quên liều.
Khi sử dụng Kali Clorid 10% bạn có thể gặp một số tác dụng không mong muốn (ADR).
Thường gặp, ADR > 1/100
-
Hệ tiêu hóa: Tiêu chảy, buồn nôn, đau dạ dày, khó chịu, trướng bụng nhẹ, nôn.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
-
Hệ tuần hoàn: Tăng kali huyết, nhịp tim không đều hoặc chậm.
-
Xương: Mất cảm giác hoặc như kim châm ở bàn tay, bàn chân hoặc môi, chi dưới yếu hoặc có cảm giác nặng.
-
Hô hấp: Thở nông hoặc khó thở.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
-
Tiêu hóa: Đau bụng, đau dạ dày, chuột rút, phân có máu (màu đỏ hoặc màu đen).
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Loạn nhịp tim là dấu hiệu lâm sàng sớm nhất, phát hiện được bằng điện tâm đồ. Cần ngừng dùng kali clorid ngay.
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.