Viên nén Januvia 100mg MSD hỗ trợ chế độ ăn kiêng, cải thiện kiểm soát đường huyết tuýp 2 (2 vỉ x 14 viên)
Danh mục
Thuốc trị tiểu đường
Quy cách
Viên nén bao phim - Hộp 2 vỉ x 14 viên
Thành phần
Sitagliptin
Thương hiệu
MSD - MERCK
Xuất xứ
Anh
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VN-20316-17
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Januvia 100mg là sản phẩm của Merck Sharp Dohme Limited có thành phần chính là Sitagliptin monohydrate phosphate được chỉ định đơn trị liệu hoặc kết hợp với các thuốc khác như metformin, sulfamid hạ đường huyết, chất chủ vận PPARy để cải thiện kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2.
Cách dùng
Januvia 100mg dùng đường uống.
Liều dùng
Luôn dùng thuốc này chính xác như bác sỹ đã báo cho bạn. Kiểm tra vở bác sỹ hoặc dược sỹ nếu bạn không chắc chắn.
Liều khuyến cáo thông thường là: Một viên nén bao phim 100 mg/lần/ngày bằng đường uống.
Nếu bạn có vấn đề về thận, bác sỹ có thể kê đơn liều thấp hơn (như là 25 mg hoặc 50 mg).
Bạn có thể dùng thuốc này cùng hoặc không cùng với thức ăn và đồ uống.
Bác sỹ có thể kê đơn thuốc này đơn độc hoặc cùng với một số thuốc khác làm giảm lượng đường máu.
Chế độ ăn và tập luyện có thể giúp cho cơ thể bạn sử dụng đường trong máu tốt hơn. Điều quan trọng là duy trì chế độ ăn và tập luyện do bác sỹ của bạn khuyến cáo trong khi dùng Januvia 100mg.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Làm gì khi quên 1 liều?
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Cũng như tất cả thuốc khác, thuốc này có thể gây ra các tác dụng không mong muốn, mặc dù không phải mọi người đều gặp phải. Ngừng dùng JANUVIA và liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nhận thấy
bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau đây:
Đau dữ dội và dai dẳng ở bụng (vùng dạ dày) có thể lan ra sau lưng, có hoặc không có buồn nôn và nôn, vì đây có thể là dấu hiệu của viêm tụy.
Nếu bạn bị một phản ứng dị ứng nghiêm trọng (tần suất không rõ), bao gồm phát ban, nổi mề đay, bóng nước trên da/trợt da và sưng mặt, môi, lưỡi và họng có thể gây khó thở hoặc khó nuốt, ngừng dùng thuốc này và gọi bác sỹ của bạn ngay lập tức. Bác sỹ có thể kể đơn một thuốc để điều trị phản ứng dị ứng và một thuốc khác cho bệnh đái tháo đường của bạn.
Một số bệnh nhân đã gặp những tác dụng ngoại ý sau đây sau khi dùng kết hợp sitagliptin voi metformin:
Thường gặp (có thể ảnh hưởng đến 1 trong 10 người): Đường máu thấp (hạ đường huyết), buồn nôn, đầy hơi, nôn.
Ít gặp (có thể ảnh hưởng đến 1 trong 100 người): Đau dạ dày, tiêu chảy, táo bón, buồn ngủ.
Một số bệnh nhân đã gặp các dạng khó chịu dạ dày khác nhau khi bắt đầu kết hợp sitagliptin và metformin với nhau (tần suất là thường gặp).
Một số bệnh nhân đã gặp những tác dụng phụ sau đây trong khi dùng sitagliptin kết hợp với một thuốc sulphonylurea và metformin:
Rất thường gặp (có thể ảnh hưởng hơn 1 trong 10 người): Đường máu thấp (hạ đường huyết).
Thường gặp: Táo bón.
Một số bệnh nhân đã gặp những tác dụng ngoại ý sau đây trong khi dùng sitagliptin và pioglitazone:
Thường gặp: Đầy hơi, sưng bàn tay hoặc chân
Một số bệnh nhân đã gặp những tác dụng ngoại ý sau đây trong khi dùng sitagliptin kết hợp với pioglitazone và metformin:
Thường gặp: Sưng bàn tay hoặc chân.
Một số bệnh nhân đã gặp những tác dụng ngoại ý sau đây trong khi dùng sitagliptin kết hợp với insulin (có hoặc không có metformin):
Thường gặp: Cúm.
Ít gặp: Khô miệng.
Một số bệnh nhân đã gặp những tác dụng ngoại ý sau đây trong khi dùng sitagliptin đơn độc trong các nghiên cứu lâm sàng, hoặc trong khi dùng đơn độc và/hoặc kết hợp với các thuốc trị đái tháo đường khác sau khi được phê duyệt:
Thường gặp: đường máu thấp (hạ đường huyết), nhức đầu, nhiễm trùng đường hô hấp trên, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, viêm họng, viêm xương khớp, đau cánh tay hoặc chân.
Ít gặp: Táo bón, ngứa.
Tần suất không rõ: Vấn đề về thận (đôi khi đòi hỏi phải thẩm phân), nôn, đau khớp, đau cơ, đau lưng.