Thuốc Haxium 40 DHG hỗ trợ phòng và điều trị loét dạ dày - tá tràng (3 vỉ x 10 viên)
Danh mục
Thuốc dạ dày
Quy cách
Viên nang cứng chứa vi hạt bao tan trong ruột - Hộp 3 Vỉ x 10 Viên
Thành phần
Esomeprazole
Thương hiệu
Dhg - CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG
Xuất xứ
Việt Nam
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VD-30250-18
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Thuốc Haxium là sản phẩm của DHG Pharma có thành phần chính là Esomeprazol dùng điều trị trong các trường hợp sau: Loét dạ dày - tá tràng, phòng và điều trị loét dạ dày - tá tràng do dùng thuốc chống viêm không steroid, phòng và điều trị loét do stress, bệnh trào ngược dạ dày - thực quản, hội chứng Zollinger - Ellison. Xuất huyết do loét dạ dày - tá tràng nặng, sau khi điều trị bằng nội soi (để phòng xuất huyết tái phát).
Cách dùng
Uống thuốc ít nhất một giờ trước bữa ăn. Có thể uống cùng với thuốc kháng acid khi cần thiết để giảm đau.
Liều dùng
Liều dùng cho người lớn
Điều trị loét dạ dày - tá tràng có Helicobacter pylori:
Uống 20mg x 2 lần/ngày, trong 7 ngày. Hoặc 40mg x 1 lần/ngày, trong 10 ngày.
Điều trị loét dạ dày do dùng thuốc chống viêm không steroid hoặc dự phòng loét do stress:
Uống 20mg x 1 lần/ngày, trong 4 - 8 tuần.
Điều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản nặng cố viêm trợt thực quản:
Uống 40mg x 1 lần/ngày, trong 4 tuần, có thể uống thêm 4 tuần nữa nếu cần.
Hoặc uống 20 - 40mg x 1 lần/ngày, trong 4 - 8 tuần, có thể uống thêm 4 - 8 tuần nữa nếu tổn thương chưa liền.
Điều trị duy trì sau khi đã khỏi viêm trợt thực quản hoặc để điều trị triệu chứng trong trường hợp không có viêm trợt thực quản:
Uống 20 mg x 1 lần/ngày.
Điều trị hội chứng Zollinger - Ellison:
Liều khởi đầu: uống 40mg x 2 lần/ngày.
Liều có thể kiểm soát được bệnh: Uống 80mg x 1 - 2 lần/ngày hoặc 120mg x 2 lần/ngày.
Liều dùng cho trẻ em
Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản:
Trẻ em từ 1 - 11 tuổi và trọng lượng > 10kg: Uống 10mg x 1 lần/ngày, trong 8 tuần.
Viêm thực quản trợt xước: Liều dùng dựa theo trọng lượng cơ thể:
- Từ 10 - 20kg: Uống 10mg x 1 lần/ngày, trong 8 tuần.
- > 20 kg: Uống 10 - 20mg x 1 lần/ngày, trong 8 tuần.
- Trẻ em > 12 tuổi: Có thể dùng liều như người lớn.
Người suy gan:
- Suy gan nhẹ và trung bình: Không giảm liều.
- Suy gan nặng: Tối đa 20 mg/ngày.
Người suy thận và người cao tuổi: Không giảm liều.
Chú ý:
Với liều 20mg và 10mg: Đề nghị chuyển sang sử dụng sản phẩm khác phù hợp. Hoặc theo chỉ dẫn của Thầy thuốc.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Quá liều
Cho đến nay có rất ít kinh nghiệm về việc dùng quá liều có chủ đích. Các triệu chứng được mô tả có liên quan đến việc dùng liều uống 280 mg là các triệu chứng rối loạn tiêu hóa và tình trạng suy nhược. Các liều đơn esomeprazol dạng uống 80 mg vẫn an toàn khi dùng.
Cách xử trí
Chưa có thuốc giải độc đặc hiệu khi quá liều esomeprazol. Esomeprazol gắn kết mạnh với protein huyết tương và vì vậy không dễ dàng bị phân tách. Trong trường hợp quá liều, nên điều trị triệu chứng và sử dụng các biện pháp hỗ trợ tổng quát.
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Làm gì khi quên 1 liều?
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Khi sử dụng thuốc thường gặp các tác dụng không mong muốn (ADR) như:
Thường gặp, ADR > 1/100
- Toàn thân: Đau đầu, chóng mặt, ban ngoài da.
- Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khô miệng.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
- Toàn thân: Sốt, toát mồ hôi, phù ngoại biên, mẫn cảm với ánh sáng, rụng tóc, phản ứng quá mẫn (bao gồm mày đay, phù mạch, co thắt phế quản, sốc phản vệ).
- Thần kinh trung ương: Kích động, trầm cảm, lú lẫn, ảo giác.
- Hô hấp: Nhiễm khuẩn hô hấp.
- Huyết học: Giảm toàn thể huyết cầu, tăng bạch cầu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
- Gan: Tăng enzym gan, viêm gan, vàng da, suy chức năng gan.
- Tiêu hóa: Rối loạn vị giác, viêm miệng.
- Chuyển hóa: Hạ magnesi huyết, hạ natri huyết, rối loạn chuyển hóa porphyrin.
- Cơ xương: Đau khớp, đau cơ, loãng xương, gãy xương.
- Tiết niệu: Viêm thận kẽ.
- Nội tiết: Chứng to vú ở nam.
- Da: Ban bọng nước, hội chứng Stevens - Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc, viêm da.
Do làm giảm độ acid của dạ dày, các thuốc ức chế bơm proton có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn ở đường tiêu hóa.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Thông báo cho thầy thuốc các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.