
Thuốc CefPivoxil 400 Hà Tây điều trị cơn cấp của viêm phế quản mãn (30 viên)
Danh mục
Thuốc kháng sinh
Quy cách
Viên nén bao phim - Hộp 3 Vỉ x 10 Viên
Thành phần
Cefditoren
Thương hiệu
Hà Tây - CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ TÂY - VIỆT NAM
Xuất xứ
Việt Nam
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VD-26816-17
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Thuốc Cefpivoxil là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây có thành phần chính là Cefditoren (dưới dạng Cefditoren Pivoxil) dùng điều trị cơn cấp của viêm phế quản mãn, viêm phổi mắc phải trong cộng đồng, viêm họng, amydan, nhiễm khuẩn da và cấu trúc chưa biến chứng.
Cách dùng
Thuốc Cefpivoxil dùng đường uống. Uống thuốc sau khi ăn.
Liều dùng
Liều dùng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.
Loại nhiễm khuẩn | Liều dùng | Thời gian |
Viêm phổi mắc phải trong cộng đồng | 400mg, ngày 2 lần | 14 ngày |
Đợt cấp của viêm phế quản mạn tính | 400mg, ngày 2 lần | 10 ngày |
Viêm amydan, viêm họng | 200mg, ngày 2 lần | 10 ngày |
Nhiễm trùng da và cấu trúc | 200mg, ngày 2 lần | 10 ngày |
Với bệnh nhân suy thận: Không cần điều chỉnh liều với bệnh nhân suy thận mức trung bình (CLcr: 50-80 mL/phút/1.73 m2). Với bệnh nhân suy thận mức độ trung bình (CL từ 30 – 49 mL/phút), liều khuyến cáo là 200mg, ngày 2 lần; và bệnh nhân suy thận nặng (CL. <30mL/phút) là 200mg, ngày 1 lần.
Bệnh nhân suy gan: Không cần điều chỉnh liều với bệnh nhân suy gan trung bình và nhẹ (Child-Pugh Class A hoặc B). Với bệnh nhân suy gan nặng (Child-Pugh Class C), hiện chưa có dữ liệu về dược động học của cefditoren.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Thông tin về quá liều của cefditoren pivoxil hiện chưa được ghi nhận. Tuy nhiên, cũng như các kháng sinh B-lactam khác, phản ứng quá liều bao gồm buồn nôn, nôn, tiêu chảy và co giật. Lọc máu có thể giúp loại cefditoren ra khỏi cơ thể. Điều trị quá liều bao gồm điều trị triệu chứng và hỗ trợ.
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Làm gì khi quên 1 liều?
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Khi sử dụng Cefpivoxil thường gặp các tác dụng không mong muốn (ADR) như:
ADR > 10%:
- Tiêu chảy (11-15%).
ADR từ 1 – 10%:
- Hệ thần kinh trung ương: Đau đầu (2-3%).
- Nội tiết/chuyển hóa: Tăng glucose máu ( 1-2%).
- Tiêu hóa: Buồn nôn (4-6%), đau bụng (2%), chán ăn (1-2%), nôn (1%).
- Sinh dục: Viêm âm đạo (3-6%).
- Huyết học: Giảm hematocrit (2%).
- Thận: Đái máu (3%), bạch cầu niệu (2%).
ADR < 1% (hiếm gặp nhưng quan trọng hoặc gây đe dọa tính mạng):
Suy thận cấp, dị ứng, đau khớp, hen phế quản, tăng nitơ phi protein máu, giảm calci, tăng thời gian đông máu, hồng ban cố định nhiễm sắc, nhiễm nấm, tăng glucose huyết, viêm phổi kẽ, giảm bạch cầu, tăng kali máu, giảm natri máu, viêm đại tràng giả mạc, hội chứng Steven – Johnson, xuất huyết giảm tiểu cầu, hoại tử da nhiễm độc.
Các phản ứng phụ của nhóm thuốc Cephalosporin:
Ngoài các tác dụng phụ liệt kê ở trên, bệnh nhân điều trị bằng cefditoren có thể gặp tác dụng phụ như các thuốc khác trong nhóm kháng sinh cephalosporin bao gồm: Dị ứng, sốc phản vệ, sốt do thuốc, hội chứng Stevens-Johnson, ban đỏ đa dạng, hoại tử biểu bị nhiễm độc, viêm đại tràng, rối loạn chức năng thận, các rối loạn chức năng gan như ứ mật, thiếu máu bất sản, thiếu máu tan máu.
Một số thay đổi về cận lâm sàng như: kéo dài thời gian prothrombin; dương tính giả với xét nghiệm Coombs trực tiếp, xét nghiệm đường niệu; tăng phosphatase kiềm; tăng bilirubin; giảm tiểu cầu.
Sản phẩm liên quan










Tin tức











