Thuốc Biviantac Fort BV Pharma điều trị khó tiêu, đau vùng thượng vị, trướng bụng (4 vỉ x 10 viên)
Danh mục
Thuốc dạ dày
Quy cách
Viên nén nhai - Hộp 4 Vỉ x 10 Viên
Thành phần
Nhôm hydroxyd, Magnesi hydroxid, Simethicone
Thương hiệu
BV - CÔNG TY CỔ PHẦN BV PHARMA - VIỆT NAM
Xuất xứ
Việt Nam
Thuốc cần kê toa
Không
Số đăng kí
VD-31443-19
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Thuốc Biviantac Fort là viên nén chứa hoạt chất Nhôm hydroxyd, Magnesi hydroxid, Simethiconed dùng trong điều trị triệu chứng các trường hợp do tăng tiết acid quá mức như khó tiêu, đau vùng thượng vị, trướng bụng, đầy hơi, ợ chua, tăng độ acid, đau rát dạ dày, và các rối loạn thường gặp trong bệnh lý loét dạ dày tá tràng, thực quản.
Thuốc Biviantac Fort là sản phẩm được sản xuất bởi Công ty Cổ phần BV Pharma.
Cách dùng
Thuốc Biviantac Fort dùng để nhai, nhai kỹ viên thuốc trước khi nuốt.
Liều dùng
Người lớn (bao gồm người cao tuổi) và trẻ em > 12 tuổi: 1 - 2 viên, 3 - 4 lần mỗi ngày, dùng từ 20 phút đến 1 giờ sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ. Tối đa không quá 12 viên một ngày.
Trẻ em dưới 12 tuổi: Không nên dùng hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Triệu chứng quá liều:
Khi quá liều, ít xảy ra các triệu chứng nghiêm trọng các triệu chứng quá liều được báo cáo bao gồm tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa. Liều cao có thể gây hoặc làm trầm trọng thêm sự tắc ruột và tắc hồi tràng ở các bệnh nhân có nguy cơ.
Xử trí:
Nhôm và magnesi được bài tiết qua đường tiểu; điều trị quá liều cấp tính bao gồm việc dùng calci gluconat tiêm tĩnh mạch, bù nước và làm lợi tiểu. Trong trường hợp suy thận, cần thẩm tách máu hoặc thẩm phân phúc mạc.
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Làm gì khi quên 1 liều?
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Khi sử dụng thuốc thường gặp các tác dụng không mong muốn (ADR) sắp xếp theo phân loại và tần suất được liệt kê trong bảng sau:
Phân loại rối loạn | Ít gặp (≥1/1000 - <1/100) | Rất hiếm gặp (<1/10000) | Tần suất chưa rõ |
---|---|---|---|
Hệ miễn dịch | Phản ứng quá mẫn, như ngứa ngáy, nổi mày đay, phù mạch và phản ứng phản vệ. | ||
Chuyển hóa và dinh dưỡng | Tăng magnesi huyết (thấy ở các bệnh nhân suy thận dùng magnesi hydroxyd kéo dài). | Tăng lượng nhôm trong máu. Hạ phosphat huyết, khi sử dụng kéo dài hoặc ở liều cao hoặc thậm chí liều bình thường ở các bệnh nhân có chế độ ăn phospho thấp, điều này có thể dẫn đến tăng tiêu xương, tăng calci niệu, nhuyễn xương. | |
Đường tiêu hóa | Tiêu chảy hoặc táo bón. | Đau bụng. |
Thông báo cho thầy thuốc các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Điều trị tăng magnesi huyết nhẹ thường chỉ cần hạn chế lượng magnesi đưa vào cơ thể. Trường hợp tăng magnesi huyết nặng, có thể cần hỗ trợ thông khí và tuần hoàn.
Tiêm tĩnh mạch chậm 10 - 20 ml dung dịch calci gluconat 10% để đảo ngược các tác dụng trên hệ hỗ hấp và hệ tuần hoàn. Nếu chức năng thận bình thường, đưa vào đủ dịch để đẩy mạnh thanh thải magnesi ở thận (có thể dùng furosemid để tăng cường).
Dùng dung dịch không có magnesi để thẩm phân máu giúp loại bỏ được magnesi có hiệu quả, có thể cần thiết ở người suy thận hoặc ở những người dùng phương pháp khác không hiệu quả. Có trường hợp đã điều trị thành công cho người bị tăng magnesi huyết ở mức độ nặng, thường gây tử vong bằng hỗ trợ thông khí, tiêm tĩnh mạch calci clorid và lợi tiểu cưỡng bức bằng truyền manitol.