Bột pha hỗn dịch uống Ankodinir Dopharma điều trị nhiễm khuẩn từ nhẹ đến vừa
Danh mục
Thuốc kháng sinh
Quy cách
Bột pha hỗn dịch uống - Hộp
Thành phần
Cefdinir
Thương hiệu
Dopharma - CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 2
Xuất xứ
Việt Nam
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VD-31927-19
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Thuốc Ankodinir là sản phẩm của Công ty cổ phần dược phẩm Trung ương 2, thành phần chính chứa Cefdinir, là thuốc dùng để điều trị bệnh nhiễm khuẩn nhẹ đến vừa do các chủng vi khuẩn nhạy cảm với Cefdinir.
Cách dùng
Cách dùng:
Dùng đường uống. Dùng nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội pha.
Cách pha thuốc thành hỗn dịch uống:
Nồng độ sau khi pha | Thể tích sau khi pha | Cách pha |
---|---|---|
250mg/5ml | 30 ml | Để pha thành 30 ml hỗn dịch dùng cốc chia liều đong nước đến vạch 20 ml rồi chia 20 ml nước thành 2-3 lần thêm nước vào lọ, dùng nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội. Mỗi lần thêm nước đậy nắp chặt, lắc kĩ đến khi tạo thành hỗn dịch đồng nhất. |
60 ml | Để pha thành 60 ml hỗn dịch dùng cốc chia liều đong 1 lần nước đến vạch 20 ml và đong 1 lần nước đến vạch 17,5 ml. Tổng lượng nước thêm vào là 37,5 ml được chia thành 2-3 lần thêm nước vào lọ, dùng nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội. Mỗi lần thêm nước đậy nắp chặt, lắc kĩ đến khi tạo thành hỗn dịch đồng nhất. | |
100 ml | Để pha thành 100 ml hỗn dịch dùng cốc chia liều đong 2 lần nước đến vạch 25 ml và đong 1 lần nước đến vạch 12,5 ml. Tổng lượng nước thêm vào là 62,5 ml được chia thành 2-3 lần thêm nước vào lọ, dùng nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội. Mỗi lần thêm nước đậy nắp chặt, lắc kĩ đến khi tạo thành hỗn dịch đồng nhất. |
Chú ý: Sau khi pha, hỗn dịch có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng. Các lọ thuốc phải được đậy nắp kín và trước mỗi lần dùng thuốc phải lắc kỹ để tạo hỗn dịch đồng nhất mới được dùng thuốc. Hỗn dịch sau pha có thể được sử dụng trong vòng 10 ngày, sau 10 ngày không được sử dụng lượng thuốc dư.
Liều dùng
Người lớn và thanh thiếu niên:
- Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng: 300 mg/lần x 2 lần/ngày, trong 10 ngày.
- Viêm đợt cấp của viêm phế quản mạn tính, viêm xoang, viêm họng/viêm amiđan: 300 mg/lần x 2 lần/ngày, trong 5-10 ngày; hoặc 600 mg/lần x 1 lần/ngày, trong 10 ngày.
- Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da không biến chứng: 300 mg/lần x 2 lần/ngày, trong 10 ngày.
Trẻ em:
- Viêm tai giữa: 7mg/kg/lần x 2 lần/ngày hoặc 14mg/kg/lần/ngày, 10 ngày.
- Viêm đợt cấp của viêm phế quản mạn tính,viêm xoang, viêm họng/viêm amiđan: 7mg/kg/lần x 2 lần/ngày, trong 5 - 10 ngày; hoặc 14mg/kg/lần/ngày trong 10 ngày.
- Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da không biến chứng: 7mg/kg/lần x 2 lần/ngày, trong 10 ngày.
Bảng liều dùng cho trẻ em theo cân nặng:
Cân nặng (kg) | Liều dùng (250mg/5ml) |
9 | Dùng liều sản phẩm 125mg/5ml |
18 | 2,5ml/12 giờ hoặc 5ml/24 giờ |
27 | 3,75ml/12 giờ hoặc 7,5ml/24 giờ |
36 | 5ml/12 giờ hoặc 10ml/24 giờ |
Từ 43 | 6ml/12 giờ hoặc 12ml/24 giờ |
Chú ý: Với trẻ em có cân nặng ≥ 43 kg có thể dùng liều tối đa 600 mg mỗi ngày.
Bệnh nhân suy thận:
Đối với bệnh nhân người lớn có độ thanh thải creatinin <30 ml/phút, liều dùng của cefdinir phải là 300 mg cho mỗi ngày một lần.
Đối với bệnh nhân trẻ em có độ thanh thải creatinin <30 ml/phút/1,73 m2, liều cefdinir nên là 7 mg/kg (tối đa 300 mg) cho mỗi ngày một lần.
Bệnh nhân chạy thận nhân tạo:
Chạy thận nhân tạo sẽ loại bỏ Cefdinir ra khỏi cơ thể. Ở những bệnh nhân chạy thận nhân tạo mạn tính, liều lượng ban đầu được khuyến cáo là 300 mg hoặc 7 mg/kg vào những ngày không chạy thận nhân tạo. Vào những ngày chạy thận nhân tạo, liều dùng là 300 mg (hoặc 7 mg/kg), dùng vào lúc kết thúc mỗi phiên chạy thận nhân tạo.
Làm gì khi dùng quá liều?
Trường hợp quá liều Cefdinir chưa được ghi nhận.
Triệu chứng ngộ độc quá liều của kháng sinh nhóm Cephalosporin như buồn nôn, nôn mửa, đau thượng vị, tiêu chảy, co giật,...
Xử trí: Điều trị triệu chứng và loại bỏ thuốc ra ngoài cơ thể. Có thể tiến hành thẩm tách máu để loại thuốc ra khỏi máu.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu quên một liều Ankodinir, cần dùng thuốc càng sớm càng tốt, nhưng hãy bỏ qua liều đã quên nếu gần đến giờ dùng liều tiếp theo, không dùng hai liều cùng một lúc.
ADR >= 1/100:
Ỉa chảy, buồn nôn, đau đầu, viêm âm đạo, đau bụng.
1/1000<ADR<1/100:
Ban đỏ, đầy bụng, khó tiêu, nôn, táo bón, biếng ăn, chóng mặt, khô miệng, suy nhược, mất ngủ, mơ màng.