o-Cymen-5-ol
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
O-Cymen-5-Ol là gì?
O-Cymen-5-Ol là một phần của họ Isopropyl Cresols và ban đầu được phát triển tổng hợp dưới dạng tinh thể. Thành phần này được tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1954 dưới dạng chất tương đồng của Thymol. O-Cymen-5-Ol là một chất rắn kết tinh không màu, không mùi, bền với ánh sáng và không tan trong nước. Độ pH của hợp chất được báo cáo là trung tính, có điểm nóng chảy là 111 -112 độ C và điểm sôi là 244 độ C, hấp thụ tia UV ở cực đại xấp xỉ 275 nm.
Các tên khác của hợp chất này bao gồm Biosol, 3-methyl-441-rnethylethyl)phenol, 3-methyl-4-isopropylphenol, 2-isopropyl-5-hydroxytoluene, p-thymol, 4-isopropyl-m-cresol, 4-isopropyl-3-methylphenol, and 5-oxy-1-methyl-2-i~opropyl-benz.
Năm 1981, các công ty mỹ phẩm đã nộp dữ liệu lên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) thông báo rằng O-Cymen-5-Ol đã được sử dụng như một thành phần trong tổng số 55 công thức mỹ phẩm ở nồng độ tối đa 0,1%.
O-Cymen-5-Ol là chất bảo quản chống nấm được sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm làm đẹp để ngăn vi khuẩn có hại phát triển, đồng thời kéo dài thời hạn sử dụng của công thức.
Nhờ đặc tính kháng khuẩn, O-Cymen-5-Ol được ứng dụng nhiều trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. O-Cymen-5-Ol cho thấy độ ổn định cao và tính an toàn, không gây kích ứng da hay mắt và không gây mẫn cảm cho da.

Điều chế sản xuất
O-Cymen-5-Ol là dẫn xuất của phenon, một hợp chất hữu cơ hòa tan đáng kể trong nước. Phenon chủ yếu được lấy từ sản phẩm chưng cất than đá.
Cơ chế hoạt động
O-Cymen-5-Ol thể hiện hoạt tính kháng khuẩn chống lại vi khuẩn trực khuẩn mủ xanh (Pseudornonas aeruginosa), vi khuẩn thương hàn (Salmonella typhosa), trực khuẩn lị (Escherichia coli) và khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus). Hợp chất ức chế sự phát triển của vi khuẩn ở nồng độ 0,01% - 0,02% và ức chế sự phát triển của nấm và nấm men ở nồng độ 0,01% - 0,05%.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Peracetic acid là gì?
Chất hóa học Peracetic acid còn được gọi là Acid peracetic, Acid peroxyacetic, PAA… có công thức hóa học là CH3CO3H. Tên thương mại của Peracetic acid với vai trò như một chất kháng khuẩn là Nu-Cidex.
Đây là một chất lỏng không màu, mùi nồng cay với công dụng như một chất có khả năng oxy hóa cực mạnh. Peracetic acid tạo thành một trạng thái cân bằng giữa chất Acid acetic (CH3COOH) và Hydrogen peroxide (H2O2), dễ phân tán và xử lý các màng sinh học, tác dụng nhanh ngay cả ở nhiệt độ thường, có khả năng tác động hiệu quả với phổ rộng vi sinh vật như vi khuẩn, nấm mốc.
Peracetic acid có những ưu điểm như không bị độ cứng ảnh hưởng, không để lại cặn trên thiết bị và không làm thay đổi hương vị, màu sắc của thực phẩm cần xử lý. Tuy nhiên, thành phần này cũng có nhược điểm như nồng độ của Peracetic acid dễ bị giảm sút hơn các chất khử trùng khác và dễ bay hơi ở ngoài không khí, có khả năng ăn mòn các loại kim loại như kẽm, thép, đồng trừ inox. Đặc biệt, khi được pha loãng, Peracetic acid không có tính ổn định cao.

Điều chế sản xuất
Peracetic acid được sản xuất công nghiệp bằng quá trình tự oxy hóa Acetaldehyde hay được hình thành khi xử lý Acid acetic bằng Hydrogen peroxide với chất xúc tác Acid mạnh.
Acetyl clorua và Anhydrit axetic có thể được sử dụng để tạo ra dung dịch Acid có hàm lượng nước thấp hơn.
Peracetic acid được tạo ra tại chỗ bởi một số chất tẩy giặt qua phản ứng của Tetraacetylethylenediamine (TAED) với sự có mặt của dung dịch Hydrogen peroxide kiềm.
Peracetic acid cũng được hình thành tự nhiên trong môi trường thông qua một loạt các phản ứng quang hóa liên quan đến Formaldehyde và các gốc quang oxy hóa.
Cơ chế hoạt động của Peracetic acid
Hỗn hợp ổn định, cân bằng giữa Peracetic acid 5%, nước, Acid axetic và Hydro peroxide được xem là một trong những chất diệt khuẩn mạnh nhất. Hoạt động của Peracetic acid chống lại một loạt các vi sinh vật bao gồm vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí, ngoài ra còn có các bào tử vi khuẩn, nấm mốc, nấm men và tảo.
Beta Hydroxy Acid là gì?
Beta Hydroxy Acid (hay chúng ta vẫn quen gọi tắt là BHA) là một hợp chất hữu cơ có khả năng giúp loại bỏ tế bào chết cho da. Sở dĩ Beta Hydroxy Acid có tác dụng này là nhờ vào khả năng tan trong dầu và hoạt động bên trong lỗ chân lông để giải quyết tình trạng bít tắc. Chính vì vậy, với những ai sở hữu làn da dầu, lỗ chân lông to, bề mặt da không mịn màng thì mỹ phẩm chứa thành phần Beta Hydroxy Acid là một chọn lựa phù hợp.

Beta Hydroxy Acid gồm có các loại sau: Axit B-Hydroxybutyric, Axit B-hydroxy methyl-methylbutyric, Carnitine, Axit Salicylic. Tuy nhiên, trong mỹ phẩm, thuật ngữ BHA (Beta Hydroxy Acid) thường phổ biến dùng nói đến loại Axit Salicylic. Nhờ có nguồn gốc từ tự nhiên nên Beta Hydroxy Acid mang lại nhiều tác dụng tích cực cũng như rất có lợi cho làn da.
Trong khi AHA - thành phần cũng khá quen thuộc có mặt trong nhiều loại mỹ phẩm chỉ có thể tan trong nước nên chỉ có tác dụng trên bề mặt da thì Beta Hydroxy Acid là một acid gốc ưa dầu, nhờ đó mà hợp chất này sẽ có thể thâm nhập sâu hơn vào lỗ chân lông, giúp người dùng dễ dàng loại bỏ những tế bào da chết bên trong cùng lượng chất nhờn dư thừa.
Beta Hydroxy Acid thường được chỉ định dùng cho làn da nhờn, da dễ bị mụn trứng cá và điều trị mụn đầu đen, mụn đầu trắng. Nhờ có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, Beta Hydroxy Acid phù hợp để sử dụng cho mục đích trị mụn nhờ khả năng có thể đi qua dầu giúp bình thường hóa lớp lót của lỗ chân lông vốn là nơi góp phần gây ra mụn trứng cá.
Điều chế sản xuất Beta hydroxy acid
Beta Hydroxy Acid là hợp chất hữu cơ, phần lớn được chiết xuất từ vỏ cây liễu willow bark, dầu của cây lộc đề xanh.
Cơ chế hoạt động
Beta Hydroxy Acid hoạt động chủ yếu như là một hoạt chất giúp tẩy da chết bằng cách thâm nhập sâu vào các lỗ chân lông. Thành phần này sẽ làm bong tróc các tế bào da chết và kích thích sản sinh các tế bào mới phát triển.

Ngoài ra, nhờ thâm nhập sâu vào trong lỗ chân lông, Beta Hydroxy Acid cũng đồng thời khắc phục những vấn đề bí tắc lỗ chân lông, từ đó có thể kiểm soát và làm giảm mụn rất hiệu quả.
Beta Hydroxy Acid giúp cải thiện nếp nhăn, độ nhám của da và hỗ trợ làm giảm các rối loạn sắc tố da.
C12-16 Alcohols là gì?
Danh pháp IUPAC: Tetradecan-1-ol.
PubChem: 8209.
Tên gọi khác: Alcohols, C12-16; Myristyl alcohol; Alcohols, C10-16; Alcohol, C12-15; Fatty alcohol(C14)…
C12-16 Alcohols còn được gọi là lauryl-myristyl alcohols là hỗn hợp của rượu béo với 12 đến 16 nguyên tử cacbon trong chuỗi alkyl. C12-16 Alcohols được xếp vào nhóm cồn béo.
Chúng ta cùng tìm hiểu về cồn béo:
-
Cồn béo còn được gọi là cồn tốt vì chúng thực sự tốt cho da. Các loại cồn này thường được sử dụng trong các loại kem cũng như kem dưỡng ẩm vì chúng có đặc tính làm dày da cũng như dưỡng ẩm. Hơn nữa, những loại cồn này thực sự rất tốt để kết hợp nước và dầu để tạo nhũ tương.
-
Những loại rượu này thường được chiết xuất từ cọ, dừa và các loại dầu tự nhiên khác chứa nhiều axit béo thiết yếu. Một lưu ý là mặc dù những loại cồn này rất lý tưởng cho da, chúng vẫn có thể gây kích ứng cho những người có làn da nhạy cảm. Nếu bạn có xu hướng nổi mụn ngay cả khi bạn đang sử dụng những loại cồn này, tốt hơn hết là bạn nên tìm kiếm các sản phẩm chăm sóc da hoàn toàn không chứa cồn.
C12-16 Alcohols ethoxyl hóa bền đến 50 độ C. Nó bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí để tạo thành peroxide và peracids. Dễ cháy nhưng không bắt lửa (điểm chớp cháy > 179 độ C). Nhiệt độ tự bốc cháy khoảng 230 độ C. Có thể phản ứng với chất oxy hóa mạnh, axit mạnh và bazơ mạnh. Không tương thích với đồng và hợp kim đồng và nhôm.

C12-16 Alcohols là một chất lỏng không màu, có mùi nhẹ và bị phân hủy ở nhiệt độ cao.
Các C12-16 Alcohols hoạt động như một chất ổn định nhũ tương và chất tăng độ nhớt, cho phép mọi thứ luôn dễ dàn trải và có màu kem. Nó có thể được tìm thấy trong son môi, kem chống nắng, kem dưỡng ẩm và các sản phẩm khác.
Điều chế sản xuất C12-16 Alcohols
C12-16 Alcohols là một hỗn hợp các rượu polyether có công thức R-O-(CH2CH2-O-)n-H trong đó R là nhóm ankyl từ C-12 đến C-16 và n bằng 1 đến 6. Được tổng hợp bằng cách xử lý hỗn hợp rượu từ C-12 đến C-16 với etylen oxit.
Đây là quy trình điều chế cồn béo nói chung:
-
Quy trình điều chế rượu béo polyethoxylates rượu béo có độ dài chuỗi polyethoxylate phân bố hẹp, trong đó rượu béo chứa từ khoảng 8 đến 18 nguyên tử cacbon được phản ứng với etylen oxit theo tỷ lệ giữa etylen oxit và rượu béo từ 1 đến khoảng 20 lần nhiệt độ giữa nhiệt độ phòng và 200 độ C
-
Với sự có mặt của chất xúc tác kim loại kiềm hoặc kim loại kiềm hyđrua, kim loại kiềm có mặt theo tỷ lệ mol của chất xúc tác đối với rượu béo nằm trong khoảng từ 0.9 đến khoảng 1.5, trong đó etylen oxit được thêm vào hỗn hợp rượu béo và chất xúc tác sau khi thêm chất xúc tác và trước khi tạo thành alkoxide rượu béo hoàn toàn khoảng 75%.
Cơ chế hoạt động
C12-16 Alcohols hay lauryl-myristyl alcohol được sử dụng làm chất hoạt động bề mặt và Este. Ứng dụng chính là trong sản xuất chất trung gian hóa học và chất hoạt động bề mặt. Nó cũng được sử dụng trong dầu nhờn và mỡ bôi trơn. Ngoài ra nó được sử dụng làm chất làm mềm, chất nhũ hóa và chất điều chỉnh độ nhớt trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân.
Với tính chất ổn định tạo bọt tự nhiên, C12-16 Alcohols có khả năng tăng cường làm sạch và với khả năng từ cồn là chất kích thích làm tăng thêm tính hữu dụng của chúng như một chất tẩy rửa hoặc xà phòng.
C12-15 Alkyl Benzoate là gì?
Alkyl Benzoate hay còn gọi là C12-15 Alkyl Benzoate là một dạng Este thuộc Acid benzoic và loại rượu mạch thẳng, có trọng lượng phân tử nhỏ. Acid benzoic có thể được tìm thấy ở các loại cây trái như mận, nam việt quất, nho, đinh hương chín, quế và táo…
Ký hiệu C12-15 thể hiện rượu có độ dài của chuỗi cacbon từ 12 – 15. C12-15 Alkyl Benzoate tồn tại ở dạng lỏng, trong suốt, tan được trong dầu và độ nhớt không cao. Độ nhớt thường tăng khi khối lượng phân tử tăng lên.
Phổ hấp thụ tia cực tím (UV) của C12-15 Alkyl benzoate là cực đại ở ∼200 và 235 nm.
C12-15 Alkyl benzoate là một hoạt chất thường được dùng như chất làm mềm, cải thiện độ ổn định, tăng cường kết cấu và mùi hương của sản phẩm. Chất này có mặt ở phần lớn các dòng mỹ phẩm thiên về chăm sóc da.

Điều chế sản xuất
Các Ankyl benzoate có thể được sản xuất công nghiệp thông qua quá trình Este hóa Acid benzoic.
Cơ chế hoạt động
C12-15 Alkyl Benzoate thuộc nhóm hợp chất hữu cơ trong đó nhóm hydroxyl gắn trực tiếp vào mạch Cacbon bão hòa, chưa bão hòa hoặc phân nhánh có độ dài hơn 7C.
Isodecyl neopentanoate là gì?
Isodecyl neopentanoate là este của rượu decyl mạch nhánh và axit neopentanoic. Cồn decyl là cồn béo mạch thẳng với mười nguyên tử cacbon có thể được tạo ra từ axit decanoic, một loại axit béo tự nhiên được tìm thấy trong dầu dừa và dầu hạt cọ. Axit neopentanoic là một axit cacboxylic.

Thành phần Isodecyl neopentanoate được sử dụng chủ yếu trong kem chống nắng và chăm sóc da mặt. Tuy vậy không phải ai cũng biết đây là thành phần giúp bảo vệ làn da trước những tác hại từ môi trường bên ngoài. Đặc biệt là Isodecyl neopentanoate có khả năng chống lại tia cực tím.
Trong các công thức mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác Isodecyl neopentanoate cũng đóng vai trò như chất làm mềm, dưỡng da.
Điều chế sản xuất
Hoạt chất Isodecyl neopentanoate là este của rượu decyl mạch nhánh và axit neopentanoic. Cồn decyl là rượu béo mạch thẳng với mười nguyên tử cacbon có thể được tạo ra từ axit béo tự nhiên (decanoic) được tìm thấy trong dầu hạt cọ và dầu dừa. Axit neopentanoic là một axit cacboxylic.
Cơ chế hoạt động
Trong một số nghiên cứu về loại este làm mềm mỹ phẩm đã biết trong ống nghiệm để đánh giá các đặc tính hóa lý với hiệu suất cảm biến in vivo. Este làm mềm được khảo sát isodecyl neopentanoate. Este này đã được lựa chọn cho phạm vi trọng lượng phân tử rộng với các mạch alkyl cacbon phân nhánh và/hoặc mạch thẳng phân nhánh. Đối với đánh giá in vitro và in vivo, este được thử nghiệm như nguyên liệu tinh khiết và không được đưa vào công thức hoàn chỉnh.
Các đặc tính cảm quan trong công thức chăm sóc da được tạo ra chủ yếu bởi chất làm mềm, chất điều chỉnh lưu biến, chất nhũ hóa và chất giữ ẩm. Là thành phần của công thức mỹ phẩm, các este chất làm mềm hoạt động chủ yếu như chất dưỡng ẩm, chất làm dẻo và chất điều chỉnh xúc giác khi thoa lên da.
Trong nhũ tương chăm sóc da, chất làm mềm thường được sử dụng ở mức từ 3 – 20%w/w, đại diện cho thành phần chính thứ hai sau nước. Mức độ sử dụng này khác nhau tùy thuộc vào một số thông số bao gồm thành phần pha dầu, mức độ pha trộn chất nhũ hóa, khả năng tương thích giữa các thành phần, mong muốn sau khi cảm nhận và loại, mức độ sử dụng và độ hòa tan của bộ lọc UV trong este (đối với kem chống nắng).
Do đó, chất làm mềm da đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến cảm giác da của các công thức.
Dựa trên cấu trúc hóa học của chúng, chất làm mềm có thể được phân loại thành este, hydrocacbon, glyxerit, ete, rượu béo và các dẫn xuất silicone. Khi xây dựng công thức mỹ phẩm, việc nhà phát triển sản phẩm lựa chọn chất làm mềm phụ thuộc vào một số yếu tố quan trọng như cấu trúc hóa học, độ phân cực, trọng lượng phân tử, thuộc tính lan tỏa, độ nhớt, độ hòa tan, góc tiếp xúc và sức căng bề mặt.
Lauroyl Lysine là gì?

Lauroyl lysine có tên thương mại là Amihope LL. Thành phần này được phát triển cách đây vài thập kỷ bởi Ajinomoto, công ty hàng đầu thế giới về axit amin. Đặc biệt, Lauroyl lysine được chọn để ứng dụng trong lĩnh vực làm đẹp là vì hiệu suất, độ ổn định và độ an toàn của chất này.
Là một nguyên liệu thô, Lauroyl lysine có dạng bột kết tinh màu trắng, không hòa tan trong nước hay dung môi hữu cơ nên không bị rửa trôi với nước hoặc mồ hôi.
Lauroyl lysine là một dẫn xuất axit amin có chức năng như một chất làm mềm da và dưỡng tóc, mang lại cảm giác mềm mượt. Chất này cũng góp phần vào kết cấu của sản phẩm bằng cách giúp tạo gel cho dung môi, đồng thời vẫn ổn định trong điều kiện nhiệt cao.
Trong trang điểm, Lauroyl lysine thường được sử dụng để giúp lớp nền lâu trôi hơn nhờ khả năng bám cực tốt trên da.
Điều chế sản xuất
Lauroyl lysine là một dẫn xuất của Lauric acid, có thể được điều chế bằng L-lysine và axit béo tự nhiên (dầu dừa).
Cơ chế hoạt động
Lauroyl lysine là một phân tử hữu cơ nhỏ, là kết quả của phản ứng giữa Lauric acid và một axit amin thiết yếu là Lysine. Phần Lauric acid cung cấp độ mềm và độ kết dính lý tưởng, trong khi phần Lysine biến chất này thành một tinh thể không hòa tan và ổn định.
Alpha-Linolenic Acid là gì?
Alpha-linolenic acid là một axit béo omega-3 cần cho sự tăng trưởng, phát triển của chúng ta. Vì vậy Alpha-linolenic acid được gọi là một axit thiết yếu. Alpha-linolenic acid được tìm thấy trong thực vật, thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa.
Alpha-linolenic acid có tác dụng ngăn ngừa và điều trị nhiều chứng bệnh của con người từ tim mạch, khớp, tiểu đường, phổi tắc nghẽn, ung thư… Mặt khác Alpha-linolenic acid có thể làm tăng nguy cơ tuyến tiền liệt ở một số nam giới.
Chúng ta biết các axit béo omega-3 khác như DHA và EPA có ở dầu cá, nhưng không phải chúng đều hoạt động cùng một cách trong cơ thể. Vì vậy axit alpha-linolenic có thể có lợi ích không giống DHA và EPA.
Điều chế sản xuất Alpha-Linolenic Acid
Alpha-Linolenic Acid (ALA) là chất béo omega-3 thiết yếu với những lợi ích sức khỏe. Phân tử này được tìm thấy tự nhiên trong các loại thực vật như hạt lanh và cải dầu, nhưng hiện đang hạn chế sản xuất. Tiềm năng sản xuất ALA bền vững bằng cách sử dụng nấm men có dầu Yarrowia lipolytica. Thông qua việc sử dụng desaturase Δ12-15 được xác định gần đây (Rk Δ12-15), có thể cho phép sản xuất Y. lipolytica.
Khi kết hợp với một chủng sản xuất quá nhiều lipid đã được thiết kế trước đây với khả năng sẵn có tiền chất cao, việc cải tiến hơn nữa trong quá trình sản xuất ALA đã được thực hiện. Việc nuôi cấy chủng này ở nhiệt độ thấp hơn làm tăng đáng kể hàm lượng ALA, với các tế bào được lên men ở 20 độ C tích lũy gần 30% ALA của tổng số lipid trong tế bào này.
Quá trình lên men ở nhiệt độ thấp thể hiện hiệu giá ALA được cải thiện lên đến 3,2 lần so với điều kiện tăng trưởng tiêu chuẩn.
Cơ chế hoạt động của Alpha-Linolenic Acid
Alpha-linolenic acid đã được chứng minh giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vì hoạt chất này giúp duy trì nhịp tim. Alpha-linolenic acid có lợi cho hệ thống tim mạch, nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ giảm. Alpha-linolenic acid cũng được nghiên cứu chỉ ra rằng có thể làm tan cục máu đông. Nghiên cứu cũng chỉ ra Alpha-linolenic acid không cho thấy có ảnh hưởng đáng kể đến cholesterol.
Sodium hydroxide là gì?
Sodium hydroxide là một hợp chất vô cơ, có tên gọi khác là Natri hydroxide, xút ăn da, kiềm ăn da, Natri hydrat, dung dịch kiềm, soda ăn mòn, soda kiềm. Công thức hóa học của chất này là NaOH.

Ở nhiệt độ phòng, Sodium hydroxide là chất rắn không mùi kết tinh màu trắng có khả năng hút ẩm từ không khí. Khi hòa tan trong nước hoặc trung hòa bằng acid, Sodium hydroxide giải phóng một lượng nhiệt đáng kể, có thể đủ để đốt cháy các vật liệu dễ cháy. Đây là chất có tính ăn mòn cao.
Điều chế sản xuất
Dây chuyền điều chế Sodium hydroxide dựa trên phản ứng điện phân nước muối. Trong quá trình này, muối NaCl sẽ được điện phân thành Clo nguyên tố, dung dịch Sodium hydroxide và hidro nguyên tố.
Cơ chế hoạt động
Do tính kiềm ở mức độ cao, Sodium hydroxide trong dung dịch nước trực tiếp gây ra sự phá vỡ liên kết trong protein (đặc biệt là cầu nối disulfua). Tóc và móng tay bị phân hủy sau 20 giờ tiếp xúc trực tiếp với Sodium hydroxide ở các giá trị pH cao hơn 9,2.
Sodium hydroxide có tác dụng làm rụng lông đã được báo cáo sau khi vô tình tiếp xúc với các dung dịch tại nơi làm việc. Việc phá vỡ các liên kết trong protein có thể dẫn đến hoại tử nghiêm trọng tại vị trí ứng dụng. Mức độ ăn mòn phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc với mô và nồng độ Sodium hydroxide.
Apricot Kernel Oil là gì?
Apricot Kernel Oil là loại dầu được chiết xuất từ hạt của trái mơ. Trong trái mơ có chứa rất nhiều dưỡng chất, bao gồm vitamin A, C, E, kali, axit linoleic, axit oleic, axit palmitic, axit stearic là những chất béo tốt cho sức khỏe và quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Công dụng của axit oleic (omega 9):
-
Mang lại cho da sự mềm mại, rạng rỡ;
-
Kích thích tóc mọc dày, dài và chắc khỏe, loại bỏ gàu;
-
Hạn chế lão hóa da, ngăn nếp nhăn và đường nhăn hình thành;
-
Tăng cường khả năng miễn dịch; chống oxy hóa;
-
Ngừa viêm khớp, cứng và đau khớp.

Công dụng của axit linoleic (omega 6):
-
Dưỡng ẩm và thúc đẩy tóc phát triển;
-
Hỗ trợ chữa lành vết thương;
-
Chống viêm;
-
Cải thiện tình trạng mụn trứng cá và giảm nguy cơ bùng phát mụn cho da;
-
Làm cho dầu loãng hơn khi sử dụng trong hỗn hợp tinh dầu, điều này có lợi cho làn da mụn.
Công dụng của axit alpha-linolenic (omega 3):
-
Giảm viêm;
-
Kiểm soát tình trạng đông máu trên da;
-
Cải thiện triệu chứng đau cứng khớp, tăng tính linh hoạt cho khớp.
Công dụng của axit palmitic:
-
Là loại axit béo bão hòa phổ biến nhất;
-
Làm mềm da và tóc mà không để lại nhờn hoặc bết dính.
Công dụng của axit stearic:
-
Làm sạch da, tóc bằng cách loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi và bã nhờn dư thừa;
-
Là chất nhũ hóa lý tưởng liên kết nước và dầu trong sản phẩm chăm sóc da;
-
Giúp sản phẩm giữ được hiệu quả khi bảo quản trong thời gian dài;
-
Bảo vệ tóc, dưỡng tóc;
-
Làm mềm da.

Công dụng của vitamin A:
-
Giúp da được bảo vệ khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời;
-
Hạn chế lão hóa da; kích thích tăng sinh collagen; tái tạo tế bào, tăng cường khả năng miễn dịch, mang lại làn da khỏe mạnh, săn chắc;
-
Giúp vết thương mau lành;
-
Cân bằng màu da, làm sáng da, đồng thời giúp giải quyết những đốm đen không mong muốn;
-
Giúp làm hạn chế hình thành và tiết dầu trên da, lỗ chân lông được thông thoáng, ngăn ngừa mụn.
Công dụng của vitamin E:
-
Có đặc tính chống oxy hóa, giúp hạn chế lão hóa cũng như thúc đẩy tuần hoàn;
-
Giúp chữa lành làn da bị sẹo, mụn;
-
Ngăn ngừa mất độ ẩm từ da và tóc;
-
Giúp lỗ chân lông sạch sâu, thông thoáng và cân bằng sản xuất dầu.
Từ những lợi ích từ thành phần chứa trong Apricot Kernel Oil mà loại dầu này được sử dụng nhiều trong công thức mỹ phẩm, giúp làn da được mềm mại, mềm mượt, nhất là với làn da đã lão hóa hoặc có dấu hiệu lão hóa. Bên cạnh đó, Apricot Kernel Oil cũng được dùng trong điều trị các khối u và các vết loét, dịu tình trạng da tổn thương như eczema, vảy nến, viêm da dị ứng.

Có hai loại dầu hạt quả mơ:
-
Mỹ phẩm: Chỉ dùng cho các sản phẩm da và tóc.
-
Thực phẩm: Dùng trong nấu nướng tương tự dầu hạnh nhân.
Điều chế sản xuất
Apricot Kernel Oil được sản xuất bằng cách sử dụng dung môi để chiết dầu ra hoặc phương pháp ép lạnh. So với sử dụng dung môi, phương pháp ép tốt hơn vì nó không làm thay đổi các hợp chất hóa học trong dầu.
Acrylates Copolymer là gì?
Acrylates Copolymer là một loại polyme của chất đồng trùng hợp carboxyl hóa acrylic có trọng lượng phân tử cao. Thuộc hợp chất cao phân tử kỵ nước, Acrylates Copolymer thường được sử dụng với vai trò chống thấm trong mỹ phẩm. Acrylates Copolymer tồn tại ở dạng bột mịn, màu trắng, tan trong dầu.

Sự an toàn của Acrylates Copolymer có chứa monome axit acrylic đã được đánh giá bởi Hội đồng chuyên gia đánh giá thành phần mỹ phẩm (CIR). Acrylates Copolymer là chất an toàn để sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân.
Cơ chế hoạt động của Acrylates Copolymer
Acrylates Copolymer có khả năng hấp thụ sự bài tiết của da, do vậy giảm bớt độ bóng của da và tạo ra bề mặt da được cải thiện cho việc trang điểm. Thành phần này cũng tạo cảm giác dễ chịu với các chất dùng trong mỹ phẩm và giúp giảm bớt bất kì cảm giác nhờn của sản phẩm mang lại.
Butylene Glycol là gì?
Trong các sản phẩm mỹ phẩm, Butylene glycol là một chất lỏng có vai trò giữ độ ẩm và làm dung môi. Butylene glycol sẽ giúp cho kem thấm vào da nhanh hơn, đồng thời cũng giúp làm giảm đáng kể độ nhờn rít trên da sau khi sử dụng.
Butylene glycol có mặt trong công thức nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân, bao gồm dầu gội, dầu xả, kem dưỡng da, mỹ phẩm và nhiều loại khác. Tuy nhiên, Butylene glycol đặc biệt được ưu tiên dùng trong các sản phẩm dạng gel và trang điểm giúp lướt nhẹ nhàng trên khuôn mặt.

Có thể nói, Butylene Glycol là thành phần quan trọng trong công thức mỹ phẩm nhờ tác dụng làm giảm độ nhớt, giúp các thành phần trong sản phẩm có thể dính vào nhau, từ đó các sản phẩm trang điểm và chăm sóc da cũng trở nên lỏng và đồng đều hơn. Ngoài ra, Butylene Glycol cũng được dùng như một chất dưỡng giúp thêm một lớp mềm mại hoặc cải thiện kết cấu cho tóc/da.
Điều chế sản xuất Butylene Glycol
Butylene glycol là một thành phần phổ biến trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, được sử dụng để giữ ẩm, giúp các thành phần không bị vón cục.
Butylene Glycol thường được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch bằng cách sử dụng acetaldehyde, có nguồn gốc từ dầu mỏ và là một chất có thể gây ung thư. Các phương pháp tổng hợp thông thường cũng sử dụng các chất xúc tác kim loại nặng nguy hại cho môi trường và yêu cầu nhiều bước phản ứng, làm tăng chất thải từ quy trình.
Sau đó, công ty Genomatica đã phát triển một phương pháp sản xuất butylene glycol từ quá trình lên men bởi E. coli bằng cách sử dụng đường tái tạo trong quy trình sản xuất một bước. Phương pháp sản xuất này loại bỏ nhu cầu về kim loại nặng và nguyên liệu dầu mỏ như acetaldehyde được sử dụng trong tổng hợp Butylene Glycol thông thường.
Cơ chế hoạt động của Butylene Glycol
Trong sản phẩm, Butylene Glycol hoạt động để thúc đẩy tăng cường khả năng xâm nhập của những thành phần khác. Vì các hoạt chất có trong kem dưỡng thường có kích thước phân tử lớn nên khó có thể thẩm thấu qua da. Trên thực tế, những thành phần có thể thấm qua da rất ít, còn phần lớn thành phần đều tích tụ trên bề mặt. Điều này không hề tốt đối với sự phát triển của da. Butylene Glycol đóng vai trò quan trọng khi giúp tăng cường sự xâm nhập vào da của các thành phần, từ đó nâng hiệu quả tổng thể của sản phẩm lên đáng kể.
Không dừng lại đó, Butylene Glycol còn có khả năng tạo độ mỏng cần thiết cho texture. Nếu bạn bôi lớp kem quá dày sẽ khiến da dễ bị bóng nhờn, gây cảm giác khó chịu. Butylene Glycol được thêm vào trong công thức để giúp khắc phục điều này, giúp da có được cảm giác thoải mái hơn. Mặt khác, Butylene Glycol cũng giúp làm giảm thời gian thẩm thấu của lớp kem trên da, tiết kiệm thời gian hiệu quả.

Ở vai trò là một dung môi, Butylene Glycol hoạt động làm cho những thành phần khác trong công thức được trộn vào nhau đều hơn, kết cấu sản phẩm nhờ đó cũng đồng nhất hơn.
Đặc biệt, Butylene Glycol còn có đặc tính dưỡng ẩm khi có thể hút độ ẩm từ không khí để cung cấp cho da. Điều này sẽ tăng cường khả năng hydrat hiệu quả ở các tế bào da. Chưa dừng lại ở đó, Butylene Glycol còn giúp hạn chế hiệu quả nếp nhăn hình thành trên da.
Avobenzone là gì?
Avobenzone là dẫn xuất metan dibenzoyl, có công thức hóa học là C20H22O3. Avobenzone tồn tại ở dạng bột tinh thể màu trắng đến vàng. Đặc tính của thành phần này là có thể tan trong dầu (isopropanol, decyl oleate, axit triglyceride/axit capric và các loại dầu khác).
Năm 1973, Avobenzone được phát hiện lần đầu, vài năm sau đó nó đã được sử dụng rộng rãi khắp Châu Âu. Năm 1998, FDA chấp thuận cho thành phần này xuất hiện trong các sản phẩm mỹ phẩm. Avobenzone cho đến nay vẫn được đánh giá là an toàn khi sử dụng bôi ngoài da dù có một số lo ngại về ảnh hưởng của chất này đối với cơ thể.

Avobenzone có khả năng hấp thụ tia UVA nên được sử dụng rộng rãi trong tất cả các loại kem chống nắng phổ rộng có dán nhãn “broad spectrum” (chống lại cả tia UVA và UVB).
Một điều cần lưu ý là càng tiếp xúc với tia UV thì khả năng hấp thụ của Avobenzone càng suy giảm theo thời gian, cụ thể là giảm xuống 36‰ sau 1 giờ sử dụng. Do đó, các nhà sản xuất sẽ thường kết hợp Avobenzone cùng các thành phần chống nắng khác để giúp chúng trở nên ổn định hơn, kéo dài tác dụng hơn dưới ánh nắng mặt trời.
Cơ chế hoạt động của Avobenzone
Có mặt trong kem chống nắng hóa học, Avobenzone sẽ giúp hấp thụ toàn bộ quang phổ của tia UVA – tia cực tím gây lão hóa da rồi chuyển đổi sang bức xạ hồng ngoại ít gây hại cho người sử dụng.
Sản phẩm liên quan










