Sodium benzoate
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Sodium Benzoate là gì?
Sodium Benzoate (hay còn gọi Natri Benzoate), công thức hóa học là C6H5COONa, muối của acid benzoic, có dạng bột trắng, không mùi, có tính tan mạnh trong nước, là một trong số 29 chất được dùng như chất phụ gia thực phẩm.
Sodium Benzoate là một chất bảo quản vì có khả năng tiêu diệt nấm mốc và vi khuẩn, thường dùng làm chất bảo quản trong các loại bánh kẹo, mứt, nước hoa quả, nước ngọt có gas, các loại nước xốt, súp thịt, ngũ cốc, sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm, thủy sản, nước chấm, sữa lên men, cà phê…

Ngoài ra, Sodium Benzoate còn được dùng trong kem đánh răng, hóa mỹ phẩm, dược phẩm như một chất bảo quản trong mỹ phẩm (ký hiệu quốc tế là E. 211). Theo quy ước đặc tính gây độc của Tổ chức quản lý độc chất quốc tế, Sodium Benzoate được xếp vào nhóm không gây ung thư, mà thuộc nhóm “Một số người cần tránh” (Certain people should avoid), vì nó có thể gây dị ứng cho đối tượng có cơ địa “nhạy cảm với hóa chất” (tương tự bột ngọt, đường lactose, sulphite…).
Bên cạnh đó, Sodium Benzoate còn là chất tạo hương thơm và chống ăn mòn cho sản phẩm. Khi kết hợp với caffeine trong Caffeine Sodium Benzoate, nó có thể có tác dụng chống nắng, và cung cấp màng bảo vệ UVB và chống oxy hóa cho da.
Ngoài dạng được điều chế hóa học, Sodium Benzoate cũng có thể được tìm thấy tự nhiên trong các loại trái cây như trái việt quất (cranberry), đào, mận, nho, táo, quế (thành phần chính là cinnamic acid, chất đồng chuyển hóa của benzoic acid), cây đinh hương (clove), nhóm cây bách (berries)… với hàm lượng từ 10-20mg/kg.
Điều chế sản xuất Sodium Benzoate
Sodium Benzoate được sản xuất bằng cách trung hòa axit benzoic với natri bicarbonate, natri cacbonat hoặc natri hydroxit.
Cơ chế hoạt động của Sodium Benzoate
Cơ chế hoạt động bảo quản của Sodium Benzoate hoặc Natri Benzoat phụ thuộc vào các phân tử undissociated, lipophilic không dissociable axit Benzoic E210 là mạnh mẽ, và dễ dàng đi qua màng tế bào, sau đó nhập vào trong tế bào, can thiệp với các mốc và vi khuẩn và tính thấm của màng tế bào vi khuẩn, cản trở sự hấp thụ của màng tế bào chống lại các axit amin.

Sodium Benzoate truy cập vào tế bào nội bào, có thể acid lí nội bào và ức chế hoạt động của các enzym hô hấp tế bào vi khuẩn, chơi một tác dụng bảo quản.
Benzoates là chất kháng sinh phổ rộng hoạt động tốt chống nấm men, nấm mốc và một số vi khuẩn, và ức chế các vi khuẩn khác nhau ở pH 4-5 dưới tầm bắn tối đa cho phép sử dụng.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Diethylamino Hydroxybenzoyl Hexyl Benzoate là chất chống nắng hóa học thế hệ mới, công thức hóa học là C24H31NO4.
Diethylamino Hydroxybenzoyl Hexyl Benzoate có thể hấp thụ tia UVA đồng thời cũng có khả năng quang hóa cao. Chúng ta đều biết, những hoạt chất chống tia UVB có rất nhiều nhưng chống tia UVA thì lại ít và bước sóng càng dài, năng lượng càng thấp, khả năng đâm xuyên càng cao và càng khó để ngăn chặn.
Trước đây, ZinC Oxide là thành phần chống UVA nổi tiếng nhưng về sau, với sự tiến bộ của công nghệ thì Diethylamino Hydroxybenzoyl Hexyl Benzoate ra đời, cho hiệu quả cao hơn ZinC Oxide rất nhiều lần.

Cụ thể, Diethylamino Hydroxybenzoyl Hexyl Benzoate có thể hấp thụ bước sóng nằm trong khoảng 330 – 360nm, nghĩa là bao gồm cả UVA2, và một phần hầu hết của UVA1. Khả năng hoạt động cao nhất của Diethylamino Hydroxybenzoyl Hexyl Benzoate là ở bước sóng 354nm.
Theo đánh giá, Diethylamino Hydroxybenzoyl Hexyl Benzoate có hiệu quả hấp thụ và loại bỏ tác hại rất cao nên chỉ cần một tỷ lệ nhỏ hoạt chất này là đã có thể phát huy tốt hiệu quả chống nắng. Do đó, người dùng không cần thoa lớp kem chống nắng quá dày, chỉ cần một lớp vừa phải là kem thẩm thấu nhanh không bì da, bết dính cũng như không để lại vệt trắng khi sử dụng gây mất thẩm mỹ.
Mặt khác, Diethylamino Hydroxybenzoyl Hexyl Benzoate là một hoạt chất chống nắng hóa học nên chỉ tan trong dầu, hoạt động đặc biệt ổn định với ánh sáng mặt trời nên có thể xem là một lựa chọn khá hoàn hảo hiện nay.
Một số chất chống nắng bạn có thể tham khảo để chọn cho mình sản phẩm phù hợp:
-
Các chất chống nắng chỉ lọc được tia UVA: Diethylamino hydroxybenzoyl hexyl benzoate, Ecamsule (Mexoryl SX), Avobenzone, Menthyl anthranilate, Bisdisulizole disodium, …
-
Các chất chống nắng chỉ lọc được tia UVB: Octinoxate, Ethylhexyl triazone, Homosalate, Cinoxate, Octisalate, Aminobenzoic acid (PABA), Cinoxate,…
-
Các chất chống lọc được cả tia UVA + UVB: Bemotrizinol, Octocrylene, Iscotrizinol, Bisoctrizole, Drometrizone trisiloxane, Benzophenone, Oxybenzone.
Lactic Acid là gì?
Lactic Acid hay Axit lactic hay axit sữa là một loại Alpha Hydroxyl Axit (AHA) - một dưỡng chất có thể tổng hợp trong tự nhiên. Mặt khác, Axit lactic còn được biết đến là một axit carboxylic với công thức hóa học C₃H₆O₃, được phân tách lần đầu tiên vào năm 1780 bởi nhà hóa học Thụy Điển Carl Wilhelm Scheele.
Công thức hóa học của Axit Lactic
Nhờ tính linh hoạt, Axit Lactic được ưa chuộng và ứng dụng khá nhiều trong đời sống của con người như trong công nghệ thực phẩm và làm đẹp. Đối với phái đẹp, Axit lactic được coi là “thần dược” sắc đẹp trong việc chăm sóc da nhờ khả năng thẩm thấu, len lỏi vào tận sâu vào các tế bào biểu bì. Khi được so sánh với Glycolic – một AHA khác cùng nhóm có khả năng thẩm thấu, Axit lactic được đánh giá cao hơn nhờ kết cấu là các phân tử siêu vi, hoạt chất nhẹ và làm da mềm mịm.
Đặc biệt nhờ đặc tính giữ nước cao, Axit lactic hạn chế sự mất nước của da khi sử dụng trực tiếp. Axit lactic được coi là sự lựa chọn khá an toàn với phái đẹp bởi khả năng tương thích trên nhiều loại da, đặc biệt là da khô và da nhạy cảm. Chuyên gia chăm sóc sắc đẹp Michele S. Green đến từ trường Đại học Yale University nhận định rằng Axit lactic có khả năng tái tạo cấu trúc da chỉ sau vài lần sử dụng, đặc biệt Axit lactic nồng độ khoảng 12% sẽ giúp tác động sâu xuống cả lớp biểu bì và hạ bì.
Axit lactic còn giúp tẩy đi lớp tế bào chết trên da nhưng không gây kích ứng cho làn da nhạy cảm, từ đó làm sáng da, giảm thâm, hỗ trợ cải thiện dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn và làm da căng bóng.
Lactic Acid cải thiện dấu hiệu lão hóa, giảm nếp nhăn và làm căng da
Điều chế và sản xuất Lactic Acid
Sản xuất Lactic Acid từ lên men vi khuẩn
Nguyên liệu để sản xuất Lactic Acid có thể từ váng sữa hoặc sữa chua,... Tận dụng các loại vi khuẩn để tạo ra quá trình lên men từ các nguyên liệu trên có thể thu được L-Lactic - Hợp chất thường được ứng dụng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm và làm đẹp da.
Sản xuất Lactic Acid từ quy trình tổng hợp chất
Quá trình sản xuất Lactic Acid từ các nguyên liệu thô như dầu, khí tự nhiên, than đá. Từ những nguyên liệu này, sẽ điều chế và thu được hoạt chất acetaldehyde.
Sau đó, hoạt chất acetaldehyde sẽ nhiệt phân để tạo ra lactonitrile. Cuối cùng, lactonitrile được thanh lọc và hydroxy hóa thành Acid Lactic. Thành phần Lactic Acid ở công đoạn này thường là hỗn hợp của dạng D- và L- ,được gọi là hỗn hợp Acid Lactic DL-.
Tuy nhiên, trong sản xuất mỹ phẩm, sản phẩm cần thiết cuối cùng là L-Lactic, do đó, sau khi thu được Acid Lactic DL- sẽ tiếp tục xúc tác phân giải đường để thu được sản phẩm như mong muốn.
Cơ chế hoạt động của Lactic Acid
Lactic Acid đóng vai trò là chất kích thích thúc đẩy quá phát triển của tế bào dưới lớp biểu bì da, từ đó thúc đẩy quá trình tái tạo collagen. Quá trình này thúc đẩy sự phát triển của tế bào mới dưới da đồng thời giúp giảm thiểu các nếp nhăn và làm da căng mịn.
Lactic Acid hoạt động linh hoạt và lướt nhẹ trên bề mặt da, giúp phá vỡ các liên kết của tế bào chết, tăng cường phát triển biểu bì và giữ ẩm cho da.
Lactic acid giúp kiểm soát dầu thừa trên da, ngăn ngừa tình trạng tắc lỗ chân lông và gây mụn, từ đó sẽ giúp cân bằng độ ẩm tự nhiên của da và không tạo cảm giác khô da khi sử dụng.
Aspartic Acid là gì?
Aspartic Acid (tên gọi khác là axit aminosuccinic hoặc aspartate) là một axit amin không thiết yếu được tạo ra tự nhiên trong cơ thể con người. Chúng ta có thể bổ sung Aspartic Acid rất dễ dàng bằng cách áp dụng một chế độ ăn uống đa dạng thành phần.

Trong cơ thể con người, Aspartic Acid tham gia vào quá trình tổng hợp protein và điều hòa một số hormone. Nhưng nó cũng được tổng hợp hóa học để tạo ra các chất bổ sung chế độ ăn uống. Tuy nhiên, lợi ích của nó như là một chất bổ sung đang bị tranh cãi.
Aspartic Acid gồm hai dạng là axit L-aspartic và axit D-aspartic; trong đó axit L-aspartic trở thành một phần của protein được tổng hợp trong cơ thể, tham gia thúc đẩy sản xuất các kháng thể hỗ trợ chức năng của hệ thống miễn dịch cơ thể.
Còn axit D-aspartic có mặt ở trong tuyến yên và tinh hoàn, tham gia điều chỉnh, giải phóng và tổng hợp testosterone lẫn hormone luteinizing (LH). LH chịu trách nhiệm điều tiết kích thích rụng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt. Nó cũng có tác dụng khuyến khích sản xuất tinh trùng ở nam giới.

Tương tự các acid amin khác (Histidine, Threonine, Alanine…), Aspartic Acid được EWG xếp vào nhóm chất dưỡng da, dưỡng tóc, chất chống tĩnh điện và thành phần hương liệu. Tuy nhiên, cơ chế hoạt động cụ thể của Aspartic Acid đối với làn da khi sử dụng trong các loại mỹ phẩm vẫn chưa được báo cáo.
Điều chế sản xuất Aspartic Acid
Vào những năm 1827, Aspartic Acid được tìm thấy lần đầu dưới dạng dẫn xuất khi đun sôi nước ép măng tây bởi Plisson.
Trong rất nhiều loại thực phẩm khác nhau cũng chứa Aspartic Acid, do đó bạn rất dễ dàng để bổ sung hợp chất này cho cơ thể.
Atllantoin là gì?
Allantoin được tìm thấy trong tự nhiên ở loài cây ở một số vùng châu Âu, châu Á, Bắc Mỹ. Đặc tính của Allantoin là có khả năng làm dịu da và có thể chữa lành vết thương nhẹ cũng như tình trạng sưng tấy trên da. Hoạt chất này không chỉ có ở lá cây liên mộc mà còn được tìm thấy trong nhiều loại thực vật khác như mầm lúa mì, củ cải đường, hoa cúc và hạt thuốc lá.

Allantoin thường có ở dạng bột là thành phần trong nhiều loại sản phẩm như mặt nạ dưỡng da, kem dưỡng ẩm, tẩy tế bào chết. Dù vẫn cần nghiên cứu thêm nhưng nhiều bằng chứng cho thấy Allantoin có khả năng tẩy tế bào chết, dưỡng ẩm da và giữ nước trên da giúp da giữ ẩm hiệu quả.
FDA khuyến cáo chỉ nên dùng Allantoin trong công thức mỹ phẩm ở mức 0,5- 2,0% để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Điều chế sản xuất
Allantoin còn có tên khác là glyoxyldiureide được tìm thấy trong nhiều loài thực vật như cây phong, cây hoa chuông comfrey, cây liên mộc, cây sẹ, mầm lúa mì… Allantoin còn có trong hầu hết nước tiểu của loài động vật có vú.
Loại Allantoin sử dụng cho con người thường được lấy từ rễ cây comfrey, đây là thảo dược lâu năm có rễ màu đen và dày.
Cơ chế hoạt động
Hoạt chất Allantoin có tác dụng hút ẩm vì vậy được đưa vào sử dụng trong công nghệ làm đẹp, mỹ phẩm và da liễu. Đồng thời trong những dược phẩm Allantoin như là hoạt chất bảo vệ da giúp giữ ẩm, chống kích ứng hiệu quả.
Allantoin có khả năng đặc biệt duy trì độ ẩm, vì vậy sẽ giúp các trường hợp da bị khô, nứt nẻ…
Allantoin có khả năng tẩy tế bào chết tăng độ mịn của da, giúp tăng sinh tế bào mới tốt hơn và làm lành vết thương nhanh chóng. Vì điểm này nó cũng được xác định là một chất chống oxy hóa cực tốt.
Caprylyl Glycol là gì?
Caprylyl glycol hay còn gọi là 1,2-octanediol, là một loại rượu có nguồn gốc từ Acid caprylic, một loại Acid béo bão hòa, phân tử có tám nguyên tử Cacbon. Acid caprylic là một chất lỏng không màu, mùi nhẹ, có trong sữa của một số động vật có vú cũng như trong dầu cọ và dầu dừa, có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm.
Caprylyl glycol có trọng lượng phân tử thấp với hai nhóm hydroxyl trên mỗi phân tử.
Các tên hóa học khác của Caprylyl glycol gồm 1,2-di-hydroxyoctan; 1,2-octanediol và 1,2-octylen glycol.
Caprylyl glycol là một chất tăng cường bảo quản, có thể thay thế các chất bảo quản truyền thống như Paraben hoặc chất khử Formaldehyde. Đồng thời, chất này cũng giúp tăng hiệu quả hoạt động, tăng hoạt tính kháng khuẩn của các chất bảo quản khác trong công thức sản phẩm. Do đó, Caprylyl glycol hoạt động như một chất ổn định nhằm kéo dài thời hạn sử dụng sản phẩm và giúp ngăn ngừa các thành phần khác bị hư hỏng.
Caprylyl glycol còn được sử dụng như một chất giữ ẩm và dưỡng chất trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân, chủ yếu là sản phẩm bôi ngoài da, đồng thời sửa đổi độ nhớt của sản phẩm.

Điều chế sản xuất
Trong công nghiệp, Caprylyl glycol được sản xuất tổng hợp, thường bắt đầu bằng việc tổng hợp Ethylene glycol hay còn gọi đơn giản là 1,2-glycols. Đây là quá trình oxy hóa nhiệt của Ethylene oxide với nước. Việc sản xuất Ethylene oxide tổng hợp bao gồm cả Caprylyl glycol và thường được thực hiện thông qua quá trình oxy hóa xúc tác của oxit kiềm tương ứng hoặc khử axit 2-hydroxy tương ứng.
Cơ chế hoạt động
Cấu trúc của Caprylyl glycol mang đến lợi ích kháng khuẩn, giúp tăng hiệu quả bảo quản khi kết hợp với nhiều loại chất bảo quản khác.
Caprylyl glycol có thể hoạt động như một chất bảo quản chống lại vi khuẩn trong các công thức dầu và nước. Tuy nhiên, chất này có hiệu quả hạn chế đối với nấm. Do đó, để bảo vệ kháng khuẩn phổ rộng, Caprylyl glycol thường được sử dụng cùng với các chất bảo quản khác trong hệ thống. Caprylyl glycol thường kết hợp với Phenoxyethanol và Chloroxylenol, hai chất bảo quản đáp ứng được quy định toàn cầu hiện nay.
Sự kết hợp giữa Phenoxyethanol và Caprylyl Glycol tạo nên hỗn hợp gọi là Optiphen, giúp sản phẩm chống lại sự phát triển của các vi sinh vật.
Với cách kết hợp này, hiệu quả kháng khuẩn được nâng cao và khả năng hòa tan của một số chất bảo quản truyền thống được nâng cao chẳng hạn như Paraben và Phenoxyethanol.
Ceteareth-20 là gì?
Ceteareth-20 hay còn gọi là Eumulgin B2, có dạng hạt màu trắng trong, không mùi, gồm hai chất nền là Cetyl Alcohol và Stearyl Alcohol, đều có nguồn gốc tự nhiên từ dầu dừa. Có tổng cộng 32 loại thành phần Ceteareth khác nhau. Con số phía sau Ceteareth thể hiện số đơn vị Ethylene oxide lặp lại trung bình trong phân tử.

Đây là ete của rượu béo bão hòa mạch dài, thường được sử dụng kết hợp với các rượu khác và các axit béo, được sử dụng trong những sản phẩm cần tạo gel và có độ đặc nhất định và giúp các thành phần khác hòa tan trong hỗn hợp nền. Nó cũng hoạt động như một chất ổn định không ion trong dầu trong nước nhũ tương. Ngoài đặc tính nhũ hóa, Ceteareth-20 còn là chất hoạt động bề mặt và chất làm mềm. Với những công dụng trên, Ceteareth-20 được ứng dụng phổ biến trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da.
Tuy chất này bị nghi ngờ có chứa thành phần 1,4-dioxane trong công thức nhưng không có bằng chứng nào chứng minh cho điều này vì quá trình sản xuất Ceteareth-20 vô cùng nghiêm ngặt. Trong quy trình điều chế mỹ phẩm, Ceteareth-20 được làm nóng đến 60 – 70 độ C trong giai đoạn đầu, đảm bảo Ceteareth-20 được hòa tan hoàn toàn để giảm thiểu rủi ro về độ hạt trong công thức cuối cùng.
Điều chế sản xuất
Nhóm các chất Ceteareth là thành phần được tổng hợp thông qua quá trình Ethoxyl hóa, một phản ứng hóa học trong đó Ethylene oxide được thêm vào chất nền.
Cơ chế hoạt động
Ceteareth-20 là một thành phần nhũ hóa thông thường có khả năng kết hợp các thành phần ưa dầu và ưa nước với nhau, ổn định và làm đặc kết cấu sản phẩm.
Về mặt hóa học, Ceteareth-20 được tổng hợp từ quá trình Ethoxyl hóa. Một số Ethylene oxide được thêm vào cồn béo để tăng khả năng tan trong nước của phân tử. Kết quả là cồn béo chủ yếu tan trong dầu được chuyển thành phân tử nhũ hóa có thể tan cả trong nước và dầu. Phần số trong tên của Ceteareth cho biết lượng phân tử Ethylene oxide trung bình được thêm vào và 20 là một con số ổn, tạo nên chất nhũ hóa tốt.
Beta-Sitosterol là gì?
Beta-sitosterol hay β-Sitosterol (C29H50O) là chất được tìm thấy trong thực vật, cụ thể là trong trái cây, rau, quả và hạt. Ngoài ra, Beta-sitosterol còn có sẵn trong dạng bổ sung chế độ ăn uống.
Được các nhà hóa học gọi là "ester sterol của thực vật”, Beta-sitosterol có thể sử dụng để làm thuốc, mang lại một số lợi ích nhất định cho sức khỏe. Cụ thể như Beta-sitosterol có khả năng làm giảm mức cholesterol bằng cách hạn chế lượng cholesterol vào cơ thể chúng ta. Mặt khác, Beta-sitosterol còn có khả năng liên kết cùng tuyến tiền liệt giúp làm giảm sưng/viêm.

Cơ chế hoạt động
Có công thức phân tử tương tự cholesterol, Beta-sitosterol còn được gọi là sterol thực vật. Beta-sitosterol hoạt động như một chất oxy hóa tự nhiên, có khả năng ức chế sterol methyltransferase, làm giảm cholesterol máu, giảm viêm sưng trong bệnh phì đại lành tính tiền liệt tuyến (BPH).
Alpha-Linolenic Acid là gì?
Alpha-linolenic acid là một axit béo omega-3 cần cho sự tăng trưởng, phát triển của chúng ta. Vì vậy Alpha-linolenic acid được gọi là một axit thiết yếu. Alpha-linolenic acid được tìm thấy trong thực vật, thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa.
Alpha-linolenic acid có tác dụng ngăn ngừa và điều trị nhiều chứng bệnh của con người từ tim mạch, khớp, tiểu đường, phổi tắc nghẽn, ung thư… Mặt khác Alpha-linolenic acid có thể làm tăng nguy cơ tuyến tiền liệt ở một số nam giới.
Chúng ta biết các axit béo omega-3 khác như DHA và EPA có ở dầu cá, nhưng không phải chúng đều hoạt động cùng một cách trong cơ thể. Vì vậy axit alpha-linolenic có thể có lợi ích không giống DHA và EPA.
Điều chế sản xuất Alpha-Linolenic Acid
Alpha-Linolenic Acid (ALA) là chất béo omega-3 thiết yếu với những lợi ích sức khỏe. Phân tử này được tìm thấy tự nhiên trong các loại thực vật như hạt lanh và cải dầu, nhưng hiện đang hạn chế sản xuất. Tiềm năng sản xuất ALA bền vững bằng cách sử dụng nấm men có dầu Yarrowia lipolytica. Thông qua việc sử dụng desaturase Δ12-15 được xác định gần đây (Rk Δ12-15), có thể cho phép sản xuất Y. lipolytica.
Khi kết hợp với một chủng sản xuất quá nhiều lipid đã được thiết kế trước đây với khả năng sẵn có tiền chất cao, việc cải tiến hơn nữa trong quá trình sản xuất ALA đã được thực hiện. Việc nuôi cấy chủng này ở nhiệt độ thấp hơn làm tăng đáng kể hàm lượng ALA, với các tế bào được lên men ở 20 độ C tích lũy gần 30% ALA của tổng số lipid trong tế bào này.
Quá trình lên men ở nhiệt độ thấp thể hiện hiệu giá ALA được cải thiện lên đến 3,2 lần so với điều kiện tăng trưởng tiêu chuẩn.
Cơ chế hoạt động của Alpha-Linolenic Acid
Alpha-linolenic acid đã được chứng minh giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vì hoạt chất này giúp duy trì nhịp tim. Alpha-linolenic acid có lợi cho hệ thống tim mạch, nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ giảm. Alpha-linolenic acid cũng được nghiên cứu chỉ ra rằng có thể làm tan cục máu đông. Nghiên cứu cũng chỉ ra Alpha-linolenic acid không cho thấy có ảnh hưởng đáng kể đến cholesterol.
1 - Eicosanol là gì?
1-Eicosanol là một rượu béo no, mạch dài, là một chất rắn dạng sáp, không tan trong nước. Rượu béo thường là rượu chính có khối lượng phân tử cao, mạch thẳng có nguồn gốc từ dầu và mỡ tự nhiên. Rượu béo bão hòa không có liên kết đôi cacbon-cacbon và chúng có công thức - CH3 (CH2) nOH - với các biến thể về “n”.Công thức hóa học của 1-Eicosanol là C20H42O.
Công thức hóa học của 1-Eicosanol là C20H42O
Các tính chất của 1-eicosanol gồm:
-
1-eicosanol là chất rắn dạng sáp trong điều kiện môi trường xung quanh. Ở thể rắn, 1- eicosanol có khả năng bị phơi nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp qua da với chất, qua đường tiêu hóa và qua việc hít phải các hạt bụi nếu chúng được tạo ra.
-
1-eicosanol dễ bay hơi và độ hòa tan trong nước thấp. 1-eicosanol được cho là sẽ có độ bay hơi tối thiểu ở nhiệt độ môi trường xung quanh. Dựa trên dữ liệu về độ hòa tan đo được, 1- eicosanol không được coi là hòa tan trong nước, cho thấy rằng chất này không có khả năng hòa tan trong nước và tạo thành dung dịch nước. Các chất không tan trong nước bị giảm khả năng hấp thu qua đường tiêu hóa hoặc phổi.
-
1-eicosanol có thể đi qua màng lipid; do đó, sự hấp thụ trong các mô mỡ có thể xảy ra. Tuy nhiên, cấu trúc của chất này cho thấy nó có khả năng bị chuyển hóa, dẫn đến giảm khả năng tích lũy sinh học. 1-Eicosanol được cho là có độ bền thấp.
-
1-eicosanol là chất dễ phân hủy sinh học, có nghĩa là nó có khả năng bị phân hủy trong môi trường thành carbon dioxide và nước. Các
trung gian được mong đợi bao gồm các axit béo, có thể được kết hợp vào sinh khối thông qua các quá trình trao đổi chất bình thường.
Điều chế sản xuất 1-Eicosanol
Đây là một loại cồn béo có mạch thẳng, được tạo ra bởi quá trình arachidic acid và arachidonic acid có trong dầu đậu phộng.
1-eicosanol là một loại cồn béo có mạch thẳng, được tạo ra bởi quá trình arachidic acid
Cơ chế hoạt động
Cơ chế hoạt động của 1-eicosanol chủ yếu do tính chất hấp thụ và bài tiết của nó.
Hấp thu
Do khả năng hòa tan trong nước thấp, 1-eicosanol dự kiến sẽ không được hấp thụ khi tiếp xúc qua da, qua đường hô hấp hoặc qua đường miệng (qua đường tiêu hóa).
1-eicosanol có thể sẽ được phân phối đến các mô mỡ trong cơ thể. Tuy nhiên, nó được mong đợi sẽ được chuyển hóa và thải trừ qua nước tiểu và phân.
Bài tiết
1-eicosanol có khả năng được bài tiết dưới dạng liên hợp glucuronid với một lượng nhỏ trong nước tiểu. Một nghiên cứu trên chuột Wistar tiếp xúc qua đường miệng với cồn cetyl tương tự đã đo được 13,9% thải trừ trong phân và 13,3% trong nước tiểu.
Một phần trăm hoặc ít hơn được giữ lại trong mô mỡ bụng, gan và phổi, và 64,3% được giữ lại trong thân thịt. Cetyl alcohol là một chất nội sinh, rất dễ bị oxy hóa thông qua các quá trình trao đổi chất, tham gia vào quá trình chuyển hóa lipid và sinh tổng hợp sáp và plasmalogen ở động vật có vú.
Adipic Acid là gì?
Adipic Acid (hay acid hexanedioic) là hợp chất hữu cơ, công thức hóa học là (CH2)4(COOH)2.
Trong công nghiệp, Adipic Acid là acid dicarboxylic quan trọng nhất. Adipic Acid tồn tại ở dạng bột tinh thể màu trắng, mỗi năm được sản xuất vào khoảng 2,5 tỷ kg.

Chủ yếu là tiền chất để sản xuất nylon, Adipic Acid hiếm khi xuất hiện trong tự nhiên. Trong đời sống, Adipic Acid là phụ gia thực phẩm được sản xuất với số E là E355.
Một số tên gọi khác của Adipic Acid là:
-
Axit Hexanedioic;
-
Axit adipic Axit;
-
Butan-1,4-dicarboxylic Axit;
-
Hexan-1,6-dioic axit;
-
1,4-butanedicarboxylic.
Adipic Acid có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng.
Điều chế sản xuất Adipic Acid
Quá trình hydrocarboxyl hóa tiến hành như sau:
CH 2 = CH − CH = CH 2 + 2 CO + 2 H 2 O → HO 2 C (CH 2 ) 4 CO 2 H
Một phương pháp khác là phân cắt oxy hóa cyclohexene bằng hydro peroxide, thải ra nước.
Trong lịch sử, Adipic Acid được điều chế bằng cách oxy hóa các chất béo khác nhau.
Agar là gì?
Việt Nam có sự đa dạng và phong phú về nguồn lợi rong biển như rong nâu, rong đỏ và rong lục. Loài có giá trị kinh tế cao như rong đỏ. Rong đỏ chứa rất nhiều các hoạt chất có giá trị như carrageenan ở rong sụn (Kappaphycus alvarezii, Kappaphycus striatum,…), agar ở trong rong câu chỉ vàng Gracilaria…
Agar là chất nền vững chắc để chứa môi trường nuôi cấy cho công việc vi sinh. Agar có thể được sử dụng như một chất thay thế gelatin cho người ăn chay, một chất nhuận tràng, một chất ức chế sự thèm ăn và một chất làm đặc cho súp. Trong việc bảo quản trái cây, kem lạnh và các món tráng miệng khác, trong trong sản xuất bia, giấy và vải định cỡ.

Chất tạo gel trong agar là một polysaccharide không phân nhánh thu được từ thành tế bào của loại tảo đỏ, chủ yếu từ tengusa (Gelidiaceae) và ogonori (Gracilaria). Agar là một polime được tạo thành từ các tiểu đơn vị của đường galactose.
Agar được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghệ thực phẩm, công nghệ dược, công nghệ vi sinh,… Agar là một loại rong biển được dùng để làm thuốc. Rong biển đỏ của Nhật là nguồn agar thường gặp nhất. Ở Nhật, agar còn thường được dùng để giảm cân.
Ngoài ra, Agar có tác dụng chữa bệnh tiểu đường và táo bón. Trong mỹ phẩm Agar là một dạng chất gel và được sử dụng trong sữa dưỡng da, thuốc gel, và một số loại thuốc đạn.
Đặc tính lưu biến của agar lại phụ thuộc vào cấu trúc của agar-agar cũng như sự liên kết của agar-agar với các ion kim loại, với các polysaccharide hay protein khác nhau.
Điều chế sản xuất Agar
Người ta có thể chiết xuất agar từ rong biển với nước nóng, sau đó là đóng băng và tan băng làm sạch. Quy trình chiết xuất thương mại liên quan đến rửa, chiết xuất hóa học, lọc, gel hóa, tẩy trắng, đông lạnh, rửa, làm khô và xay xát.
Bột rau câu agar được làm chủ yếu từ rong, là loại thuộc ngành tảo tự nhiên. Để làm ra được loại bột này trước tiên sau khi lấy tảo về làm đông, chúng được ép thủy lực để tách toàn bộ nước sau đó sấy khô và nghiền thành dạng bột mịn.
Cơ chế hoạt động của Agar
Hoạt chất Agar có tính thuận nghịch về nhiệt. Đun nóng polymer tạo thành một khối, khi dung dịch nguội đi các chuỗi sẽ bao lấy nhau và liên kết với nhau từng đôi một bằng liên kết hidro để tạo thành chuỗi xoắn kép. Giai đoạn tiếp theo là sự tổ hợp các chuỗi xoắn kép lại với nhau, tạo ra một mạng lưới không gian ba chiều nhốt các chất khô bên trong do số lượng liên kết hidro rất lớn. Cấu trúc gel vững chắc nhờ các nút mạng chứa liên kết ion nội phân tử, nên gel agar rất cứng và vững chắc.
Quá trình hình thành gel, độ ổn định của gel bị ảnh hưởng bởi hàm lượng, khối lượng phân tử của nó. Kích thước lỗ gel khác nhau phụ thuộc vào nồng độ agar, khi nồng độ agar càng cao kích thước lỗ gel càng nhỏ. Gel khô có thể tạo thành một màng trong suốt, bền cơ học và có thể bảo quản lâu dài mà không bị hỏng.
Khả năng tạo gel phụ thuộc hoàn toàn vào hàm lượng đường agarose. Agarose là các gel ngậm nước, các phân tử polymer kết hợp với nhau thông qua liên kết hydro. Đặc tính độc đáo này của gel, các gel giữ bên trong mạng lưới một lượng to lớn của nước có thể di chuyển tự do hơn thông qua việc trao đổi ion. Mỗi phân tử, duy trì cấu trúc của chúng trong sự độc lập hoàn toàn. Vì vậy, quá trình này không phải là sự đồng trùng hợp, nhưng là điểm thu hút tĩnh điện đơn giản. Hàm lượng agarose phụ thuộc vào nguyên liệu rong câu ban đầu và quá trình chế biến. Sự có mặt của ion sulfat làm cho gel bị mờ, đục, tránh dùng nước cứng để sản xuất. Chúng có khả năng giữ mùi, vị vàmàu, acid thực phẩm cao trong khối gel nhờ nhiệt độ nóng chảy cao (85–90oC).
Gel agar chịu được nhiệt độ chế biến lên đến 100oC, pH 5 – 8, có khả năng trương phồng và giữ nước. Không nên dùng agar trong môi trường pH nhỏ hơn 4 và có nhiều chất oxi hóa mạnh, agar có thể tạo đông ở nồng độ thấp. Biến đổi này có thể được lặp đi lặp lại nhiều lần nếu không có sự tác động của các chất thủy phân, agarose hay chất oxy hóa phá hủy gel. Gel agar khác các gel carrageenan, alginate là gel agar không cần sự tồn tại của cation vẫn có thể gel hóa. Tính chất quan trọng của gel agar là hiện tượng trễ gel rất cao, (sự khác biệt nhiệt độ giữa gel của chúng khoảng 38ºC), nhiệt độ nóng chảy (khoảng 85ºC).
Nồng độ agar được dùng tạo gel là từ 0,5% đến 2%, đối với mỗi loài rong khác nhau thì gel agar có hiện tượng trễ gel là khác nhau. Hiện tượng trễ gel được thể hiện trong hình 12 đối với mỗi loại agar khác nhau là 45ºC, các gel carrageenans có hiện tượng trễ ở khoảng 12ºC đến 26oC, thấp hơn so với gel agar. Chứng tỏ sự hiện diện của agarose ban đầu có tác động tới hiện tượng trễ gel. Nhiệt độ gel là một chỉ số để xác định nhiệt độ agarophyte sử dụng để hình thành môi trường agar. Cần dựa vào nhiệt độ tạo gel đặc trưng của agar sẽ xác định được nguồn gốc của nó.
Nhiệt độ tạo gel ảnh hưởng bởi mức độ methyl hóa của nhóm C6 của agarobioses hiện diện trong môi trường agar. Sự methyl hóa của agaroses trong Gelidiella lớn hơn trong Pterocladia, điều này chứng tỏ, methyl hóa nhóm carbon 6 lớn hơn sẽ có nhiệt độ gel hóa cao hơn. Quá trình gel hóa là quá trình tỏa nhiệt, các phân tử agarose được hòa tan trong nước.
Xoắn đôi phản đối xứng (B1) được hình thành trong sự kết hợp để tạo thành một lưới vĩ mô (C và D), xoắn B2 đơn giản được nối bằng cầu nối hydro tạo ra cấu trúc (xoắn đôi đối xứng) và hình thành nên mạng lưới vĩ mô có thể nhìn thấy (C và D). Cả hai quá trình tạo gel có thể cùng tồn tại và một hoặc các điều kiện khác tùy thuộc vào tốc độ làm mát, một tốc độ nhanh hơn ủng hộ quá trình đầu tiên. Nó đều dựa vào sự hình thành các cầu nối hydro và tạo ra một cấu trúc lưới vĩ mô.
Caprylic/Capric Triglyceride là gì?
Caprylic/Caprylic triglyceride là một thành phần được sử dụng phổ biến trong mỹ phẩm và xà phòng. Nó là sản phẩm từ sự kết hợp dầu dừa và glycerin.
Có thể thay thế tự nhiên cho các chất làm mềm và chất tăng cường kết cấu khác nên Caprylic/Caprylic triglyceride thường được nhà sản xuất dùng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm sạch.

Caprylic/Capric Triglycerides cũng có tác dụng của một chất chống oxy hóa nên được ứng dụng làm chất bảo quản trong một số sản phẩm nhằm giúp kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm. Do đó, từ lâu chất này đã trở thành chọn lựa hoàn hảo để thay thế cho những chất bảo quản khác.
Trừ những người đã được xác định dị ứng với Caprylic/Caprylic triglyceride, còn lại thì thành phần này phù hợp với tất cả mọi người.
Điều chế sản xuất Caprylic/Capric Triglyceride
Để chiết xuất Caprylic/Caprylic triglyceride, người ta thực hiện qua hai bước. Bước thứ nhất dùng phương pháp xà phòng hóa (tức là dùng xà phòng) để tách nhóm glycerol khỏi các axit béo. Nhóm glycerol này tiếp tục phản ứng lại với các axit béo khác để tạo ra một hợp chất mới mà chúng ta gọi là xà phòng.
Ngoài ra, còn có thể tách glycerol khỏi các axit béo thông qua quá trình thủy phân hơi nước: Sử dụng nhiệt độ và áp suất mạnh để phá vỡ phân tử triglyceride.

Bước thứ hai là trải qua quá trình este hóa để hình thành được dầu tinh khiết chứa caprylic từ xà phòng, phải để tách hẳn glycerol ra khỏi toàn bộ axit béo như axit lauric (49%), axit myristic (18%), axit palmitic (8%), axit caprylic (8%), axit capric ( 7%), axit oleic (6%), axit linoleic (2%) và axit stearic (2%).
Tóm lại, quá trình thu Caprylic (Capric Triglyceride) chính là việc tách nhập nhiều lần axit béo với nhóm glycerol rồi cuối cùng trải qua quá trình este hóa.
Sản phẩm liên quan










