Olopatadine hydrochloride
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Olopatadine (olopatadin)
Loại thuốc
Thuốc đối kháng thụ thể histamine H1
Dạng thuốc và hàm lượng
Dung dịch nhỏ mắt olopatadine - 1 mg/ml, 2 mg/ml, 7 mg/ml sử dụng dưới dạng muối olopatadine hydrochloride.
Bình xịt mũi định liều olopatadine - 6% (600 mcg/nhát xịt).
Dược động học:
Hấp thu
Dung dịch nhỏ mắt: hầu như không hấp thu vào tuần hoàn chung nên nồng độ trong huyết tương thường rất nhỏ và không thể phát hiện được.
Dung dịch nhỏ mũi: Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được từ 15 phút đến 2 giờ sau khi nhỏ mũi hai lần mỗi ngày. Sinh khả dụng tuyệt đối trung bình ở người khỏe mạnh là 57%.
Phân bố
Khoảng 55% thuốc liên kết với protein huyết tương, chủ yếu là albumin.
Chuyển hóa
Hai chất chuyển hóa chính của olopatadine là mono-desmethyl và N-oxide, được phát hiện với nồng độ thấp trong nước tiểu.
Thải trừ
Thời gian bán thải của olopatadine là khoảng 8 đến 12 giờ. Olopatadine được thải trừ chủ yếu qua thận, khoảng 60-70% liều dùng, trong đó olopatadine dạng nguyên vẹn chiếm 86%. Khoảng 17% thải trừ qua phân.
Dược lực học:
Olopatadine là một chất chống dị ứng, thuộc nhóm đối kháng thụ thể histamine H1 chọn lọc mạnh. Thuốc phát huy tác dụng thông qua nhiều cơ chế hoạt động riêng biệt.
Olopatadine gắn lên thụ thể histamine H1, cho tác động đối kháng với histamine - chất trung gian chính của phản ứng dị ứng ở người - và ngăn chặn sự sản xuất cytokine gây viêm. Olopatadine còn có thể bảo vệ tế bào mast ở kết mạc để ức chế việc giải phóng các chất trung gian gây viêm.
Xem thêm
Polyvinyl Pyrrolidone (PVP) là gì?
PVP (polyvinyl pyrrolidone) là một polymer có thể hòa tan trong nước có đặc tính tạo màng. PVP là thành phần kết dính được sử dụng trong ngành mỹ phẩm và làm đẹp.

PVP lần đầu tiên được Walter Reppe tổng hợp cho một trong những dẫn xuất của hóa học acetylene và được cấp bằng sáng chế vào năm 1939 . PVP ban đầu được sử dụng như một chất thay thế huyết tương và sau đó trong rất nhiều ứng dụng trong y học, dược phẩm, mỹ phẩm và sản xuất công nghiệp.
Điều chế sản xuất
Trong một nghiên cứu đã chế tạo thành công các mẫu bột và màng mỏng ZnS:Mn-PVP với hàm lượng PVP khác nhau. Các hạt ZnS:Mn có kích thước trung bình khoảng 2-3nm được tính bằng công thức Scherrer. Hình dạng cầu của các hạt cho thấy PVP có vai trò của tác nhân bọc phủ do tương tác của ion Zn2+ với các nguyên tử O và N của polymer dị vòng PVP. Kích thước trung bình các hạt trong ảnh TEM khoảng 10nm, với lớp vỏ polymer PVP bọc phủ bên ngoài các hạt nano ZnS:Mn.
Các dải phát quang của PVP gần giống với ZnS, đóng góp huỳnh quang của màng mỏng ZnS:Mn bọc phủ PVP. Tính chất quang được tăng cường đáng kể của của ZnS:Mn-PVP và còn có thể liên quan tới các hiệu ứng giam cầm lượng tử, hiệu ứng kích thước lượng tử của các hạt nano ZnS. Khi chúng được khuếch tán trong nền PVP, điều này cần có những khảo sát tiếp theo như: phổ hấp thụ quang, phổ kích thích huỳnh quang…
Cơ chế hoạt động
PVP có thể hòa tan trong nước và các dung môi phân cực khác. Thành phần này cũng có thể hòa tan trong các loại rượu như ethanol, metanol, ở các dung môi kỳ lạ hơn như eutectic, được hình thành bởi choline chloride và urê (Relin). Khi ở trạng thái khô PVCP dễ dàng hấp thụ tới 40% trọng lượng của thành phần trong nước, khí quyển.
Đặc tính đặc biệt của PVP là làm ướt nhanh và dễ dàng tạo thành phim. Vì vậy dùng PVP như một lớp phủ hoặc phụ gia cho lớp phủ. Chất huỳnh quang của PVP và thủy phân oxy hóa của hoạt chất đã được một số nghiên cứu chỉ ra.
Mineral oil là gì?
Mineral oil là dẫn xuất xăng dầu với các đặc điểm điển hình như nhớt, không màu, không mùi, có thể bảo quản được trong thời gian dài (do không dễ bị oxy hóa), không chứa độc tố, tạp chất và các chất gây nguy hiểm, hiếm khi gây dị ứng, giá thành rẻ.
Trong các sản phẩm làm đẹp, chỉ Mineral oil cao cấp có độ tinh khiết và nồng độ an toàn phù hợp với da mới được sử dụng trong mỹ phẩm. Mineral oil được sử dụng là loại đã được tinh chế, loại bỏ các tạp chất, độc tố gây hại cho da và sức khỏe.

Điều chế sản xuất
Mineral oil là sản phẩm phụ có được từ quá trình chưng cất dầu mỏ để sản xuất xăng, sau đó được tinh lọc nghiêm ngặt giúp loại bỏ hết các tạp chất, độc tố gây hại, chỉ giữ lại phần tinh khiết nhất.
Cơ chế hoạt động
Mineral oil ở trên bề mặt da, trong các khoảng trống giữa các tế bào và cung cấp một hàng rào kỵ nước. Rào chắn này ngăn ngừa sự mất nước qua biểu bì để giữ nước trong da. Điều này dẫn đến sự hydrat hóa biểu bì, mang đến, tính linh hoạt và sự mềm mại của lớp sừng.
Phenol là gì?
Phenol là những hợp chất hữu cơ thơm trong phân tử có nhóm OH liên kết trực tiếp với nguyên tử C của vòng benzen. Phenol là hóa chất màu trắng, dạng tinh thể rắn dễ bay hơi. Khi sử dụng phenol phải cẩn thận vì nó có tính axit khi tiếp xúc với da có thể bị bỏng.

Điều chế hoạt động
Lần đầu tiên phenol được chiết xuất từ nhựa than đá. Ngày nay phenol được sản xuất từ nguồn nguyên liệu có nguồn gốc từ dầu mỏ. Nguồn phenol được lấy từ sản phẩm chưng cất than đá là chủ yếu. Người ta cũng có thể sử dụng benzen để điều chế. Nhu cầu sử dụng phenol này càng cao, khoảng khoảng 7 tỷ kg/năm.
Cơ chế hoạt động
Cơ chế tác động của các hợp chất phenol là oxy hoá các thành phần tế bào, bất hoạt protein, diệt khuẩn có tính chọn lọc, biến tính các protein.
Pepsin là gì?
Pepsin là enzyme có tác dụng phân hủy trực tiếp protein thành các peptide nhỏ hơn (protease). Được sản xuất trong dạ dày, pepsin là enzym tiêu hóa chính trong hệ thống tiêu hóa của chúng ta, giúp tiêu hóa protein từ thức ăn.
Cùng với chymotrypsin và trypsin, pepsin đảm nhận vai trò cắt đứt liên kết giữa các axit amin, đồng thời phá vỡ các cấu trúc protein thức ăn thành các phần nhỏ hơn để ruột non có thể hấp thụ dinh dưỡng dễ dàng hơn. Pepsin hoạt động rất hiệu quả khi cắt các liên kết peptide kỵ nước với axit amin thơm (phenylalanine, tryptophan và tyrosine).

Năm 1836, pepsin được phát hiện bởi nhà tế bào học, mô học, sinh lý học người Đức Theodor Schwann. Tên gọi pepsin được đặt theo tiếng Hy Lạp của từ πέψις pepsis, nghĩa là "tiêu hóa". Về sau, các nhà khoa học bắt đầu khám phá ra nhiều hợp chất sinh hóa mới, trong đó có pepsin - một chất có tính axit chuyển đổi thức ăn dạng nitơ dựa vào vật liệu hòa tan trong nước.
Năm 1928, pepsin là enzyme đầu tiên được kết tinh protein khi John H. Northrop tinh chế dùng trong lọc máu, lọc nước và làm mát.
Pepsin được biểu hiện như một zymogen gọi là pepsinogen, có cấu trúc chính với 44 axit amin được bổ sung vào. Zymogen này được kích hoạt bằng axit hydrochloric (HCl), được thoát ra từ các tế bào thành trong niêm mạc dạ dày. Các hormone gastrin và dây thần kinh phế vị kích thích pepsinogen và HCl tiết ra từ dạ dày khi thức ăn được tiêu hóa. Axit clohidric làm cho môi trường dạ dày có tính axit, cho phép pepsinogen được kích hoạt và tách riêng trong một chất xúc tác riêng do đó tạo thành các pepsin hoạt động. Như vậy, tiền thân của pepsin chính là pepsinogen.
Trong môi trường axit, pepsin hoạt động ổn định trong khoảng từ 37°C-42°C, hoạt động mạnh nhất trong dạ dày ở độ pH 1,5-2. Việc bảo quản pepsin nên ở nhiệt độ từ -80°C và - 20°C để ngăn chặn autolysis (tự tiêu hóa).
Điều chế sản xuất pepsin
Pepsin thương mại được tách từ lớp tuyến tiết dạ dày lợn, là thành phần của men dịch vị được sử dụng để đông sữa trong khi sản xuất pho mát.

Cơ chế hoạt động
Pepsin có nhiệm vụ phân hủy protein thành acid amin và peptide. Tiếp đó, pepsin lại hoạt động để phá vỡ các liên kết peptit giữa acid amin với chuỗi bên kỵ nước trong Polypeptide.
Với cùng cách thức, chúng làm thay đổi chiều dài chuỗi Polypeptide thành các Polypeptide ngắn để quá trình tiêu hóa thức ăn được diễn ra nhanh hơn, từ đó làm giảm thiểu kích thích dạ dày.
Myristyl Myristate là gì?
Myristyl myristate là một este có nguồn gốc tự nhiên, là kết quả của sự kết hợp giữa myristyl alcohol (rượu myristyl) và axit myristic.
Myristyl alcohol là loại rượu béo bão hòa mạch thẳng, còn axit myristic là một axit béo bão hòa với 14 nguyên tử carbon. Hai thành phần này đều được đặt tên theo tên khoa học của hạt nhục đậu khấu (Myristica Fragrans).

Năm 1841, Myristyl myristate được phân lập lần đầu tiên bởi nhà khoa học Lyon Playfair. Một số loại dầu và chất béo, bao gồm bơ hạt nhục đậu khấu có chứa 75% trimyristin - chất béo trung tính của axit myristic. Ngoài ra, trong dầu hạt cọ, dầu dừa, bơ, sữa bò, sữa mẹ cũng có chứa axit myristic. Chất này tồn tại dưới dạng chất rắn màu trắng hoặc hơi vàng.
Ở nồng độ 1 đến 10%, myristyl myristate có thể được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da và chăm sóc cá nhân, bao gồm các loại phấn mắt, xà phòng, chất tẩy rửa, sản phẩm chăm sóc tóc - da đầu, sản phẩm chăm sóc móng, sản phẩm cạo râu và các sản phẩm chăm sóc da khác.
Isodecyl neopentanoate là gì?
Isodecyl neopentanoate là este của rượu decyl mạch nhánh và axit neopentanoic. Cồn decyl là cồn béo mạch thẳng với mười nguyên tử cacbon có thể được tạo ra từ axit decanoic, một loại axit béo tự nhiên được tìm thấy trong dầu dừa và dầu hạt cọ. Axit neopentanoic là một axit cacboxylic.

Thành phần Isodecyl neopentanoate được sử dụng chủ yếu trong kem chống nắng và chăm sóc da mặt. Tuy vậy không phải ai cũng biết đây là thành phần giúp bảo vệ làn da trước những tác hại từ môi trường bên ngoài. Đặc biệt là Isodecyl neopentanoate có khả năng chống lại tia cực tím.
Trong các công thức mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác Isodecyl neopentanoate cũng đóng vai trò như chất làm mềm, dưỡng da.
Điều chế sản xuất
Hoạt chất Isodecyl neopentanoate là este của rượu decyl mạch nhánh và axit neopentanoic. Cồn decyl là rượu béo mạch thẳng với mười nguyên tử cacbon có thể được tạo ra từ axit béo tự nhiên (decanoic) được tìm thấy trong dầu hạt cọ và dầu dừa. Axit neopentanoic là một axit cacboxylic.
Cơ chế hoạt động
Trong một số nghiên cứu về loại este làm mềm mỹ phẩm đã biết trong ống nghiệm để đánh giá các đặc tính hóa lý với hiệu suất cảm biến in vivo. Este làm mềm được khảo sát isodecyl neopentanoate. Este này đã được lựa chọn cho phạm vi trọng lượng phân tử rộng với các mạch alkyl cacbon phân nhánh và/hoặc mạch thẳng phân nhánh. Đối với đánh giá in vitro và in vivo, este được thử nghiệm như nguyên liệu tinh khiết và không được đưa vào công thức hoàn chỉnh.
Các đặc tính cảm quan trong công thức chăm sóc da được tạo ra chủ yếu bởi chất làm mềm, chất điều chỉnh lưu biến, chất nhũ hóa và chất giữ ẩm. Là thành phần của công thức mỹ phẩm, các este chất làm mềm hoạt động chủ yếu như chất dưỡng ẩm, chất làm dẻo và chất điều chỉnh xúc giác khi thoa lên da.
Trong nhũ tương chăm sóc da, chất làm mềm thường được sử dụng ở mức từ 3 – 20%w/w, đại diện cho thành phần chính thứ hai sau nước. Mức độ sử dụng này khác nhau tùy thuộc vào một số thông số bao gồm thành phần pha dầu, mức độ pha trộn chất nhũ hóa, khả năng tương thích giữa các thành phần, mong muốn sau khi cảm nhận và loại, mức độ sử dụng và độ hòa tan của bộ lọc UV trong este (đối với kem chống nắng).
Do đó, chất làm mềm da đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến cảm giác da của các công thức.
Dựa trên cấu trúc hóa học của chúng, chất làm mềm có thể được phân loại thành este, hydrocacbon, glyxerit, ete, rượu béo và các dẫn xuất silicone. Khi xây dựng công thức mỹ phẩm, việc nhà phát triển sản phẩm lựa chọn chất làm mềm phụ thuộc vào một số yếu tố quan trọng như cấu trúc hóa học, độ phân cực, trọng lượng phân tử, thuộc tính lan tỏa, độ nhớt, độ hòa tan, góc tiếp xúc và sức căng bề mặt.
Tinosorb S là gì?
Tên hóa học thường gọi: Bemotrizinol.
PubChem CID: 135487856.
Tên gọi khác: BEMT, Tinororb S, Bis-ethylhexyloxyphenol methoxyphenyl triazine.
Tinosorb S có công thức phân tử hóa học là C38H49N3O5, trọng lượng phân tử là 627.8 g/mol.
Tinosorb S hay Bemotrizinol là một thành viên của methoxybenzenes. Bemotrizinol là một bộ lọc tia cực tím hữu cơ được tìm thấy trong các sản phẩm kem chống nắng không kê đơn. Bemotrinizol vừa hấp thụ tia UV-A vừa hấp thụ tia UV-B tuy nhiên nó chủ yếu hấp thụ tia UV-A.
So với các tác nhân hóa học phổ rộng cũ hơn, bemotrizinol hòa tan trong chất béo hơn (hòa tan trong dầu mỹ phẩm) để hỗ trợ hiệu quả và hoạt động phổ rộng. Nó được cho là có khả năng quang học, làm tăng khả năng bắt đầu hoạt động và hiệu quả trong việc bảo vệ chống lại tia UV khi bôi tại chỗ. Bemotrizinol thường được lưu thông trên thị trường với tên gọi Tinosorb S và Escalol S.

Bemotrizinol là một chất hóa học hòa tan trong dầu hấp thụ tia cực tím ở cả hai loại tia UV-A và UV-B. Nó được cấp bằng sáng chế và tiếp thị bởi Ciba Specialty Chemicals với tên Tinosorb S. Tính đến thời điểm viết bài này, nó được chấp thuận ở Châu Âu và Úc nhưng không được chấp thuận ở Hoa Kỳ.
Hầu như không có thành phần chống nắng đơn lẻ nào có thể bảo vệ toàn diện, một mình, kể cả Bemotrizinol. Tin tốt là bemotrizinol dường như tương thích với hầu hết các chất ngăn chặn tia UV-B và UV-A khác, do đó việc kết hợp với các thành phần chống nắng khác giúp tăng hiệu quả là khả thi. Trên thực tế, bemotrizinol ức chế sự phân hủy của một số thuốc không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng như Avobenzone.
Không giống như một số chất chống nắng hữu cơ khác, các nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy rằng bemotrizinol dường như không có tác dụng kích thích tố. Cần phải có các nghiên cứu dài hạn hơn nữa về tính an toàn của con người.
Điều chế sản xuất Tinosorb S
Trên thực tế ngày nay, nhu cầu sử dụng kem chống nắng ngày càng tăng lên, kem chống nắng là công thức không thể thiếu trong quy trình bảo vệ và chăm sóc da không chỉ với phụ nữ mà cả nam giới. Có thể nói kem chống nắng là người bạn luôn đồng hành mỗi ngày với mỗi chúng ta, do đó với khả năng chống nắng cực kì hữu dụng, Tinosorb S đã và đang tham gia sản xuất trong hàng trăm hàng ngàn các sản phẩm kem chống nắng hiện nay.

Cơ chế hoạt động Tinosorb S
Tinosorb S hay Bemotrizinol hoạt động bằng cách hấp thụ các tia UV-A và UV-B từ 280 đến 400nm, bảo vệ đỉnh ở 348nm. Bemotrizinol phục vụ để ngăn chặn sự hình thành các gốc tự do gây ra bởi bức xạ UV.
Bemotrizinol giảm thiểu ban đỏ và mang lại hiệu quả chống lão hóa tuyệt vời cũng như tác dụng bảo vệ hệ thống phòng thủ chống oxy hóa của da. Trong một nghiên cứu so sánh về những cá nhân có tiền sử bệnh phát ban đa dạng cho ánh sáng (PLE - polymorphic light eruption) trải qua quá trình cung cấp ánh sáng, việc điều trị Bemotrinizol có hiệu quả trong việc ngăn ngừa sự phát triển của PLE.
Oleic Acid là gì?
Oleic Acid (hay còn gọi Omega 9), là một trong những axit béo tự nhiên, không bão hòa đơn. Oleic Acid có trong trong nhiều loại thực vật như hạt nho, ô liu và hắc mai biển…
Đặc biệt, trong dầu ô liu, Oleic Acid là axit béo chính, đảm nhận vai trò giảm cholesterol máu của loại dầu này.
Khác hai loại axit béo là omega-6 và omega-3, chất béo omega-9 không phải là “axit béo thiết yếu”. Nguyên nhân là vì chúng có thể được tổng hợp từ các axit béo không bão hòa.

Oleic Acid tồn tại ở dạng lỏng như dầu, màu vàng nâu hoặc vàng nhạt, có mùi giống như mỡ lợn. Oleic Acid dễ hòa tan trong nước.
Các loại thực phẩm chứa Oleic Acid hàng đầu thường có trong chất béo chất lượng như dầu hạt hướng dương, dầu oliu, dầu argan, dầu marula, dầu bơ, dầu hạnh nhân ngọt, dầu hắc mai biển, dầu đậu nành,...
Isopropyl Palmitate là gì?
Isopropyl Palmitate là một hợp chất được chiết xuất từ dầu cọ hay mỡ động vật. Isopropyl Palmitate không màu, không mùi và có khả năng làm mềm lan truyền nhanh.

Thành phần này có mặt trong các loại mỹ phẩm chăm sóc da như kem chống nắng, kem dưỡng ẩm, lăn khử mùi, nước hoa,… với vai trò là một chất làm đặc cho sản phẩm. Isopropyl Palmitate cũng có thể hoạt động như chất làm mịn giống silicon nên khi sử dụng da sẽ mềm mại và cảm giác lỗ chân lông được che phủ hơn.
Điều chế sản xuất Isopropyl Palmitate
Mặc dù có thể chiết xuất từ dầu cọ tự nhiên nhưng Isopropyl Palmitate trong mỹ phẩm hiện nay đều được điều chế từ phản ứng este hóa giữa metyl và rượu isopropyl. Đây là một hợp chất có thể tan trong dầu nhưng không tan trong nước.
Phytosterols là gì?
Phytosterols (hay STEROL/STANOL thực vật), là thành phần thực vật phổ biến trong thiên nhiên nên nó luôn có mặt trong chế độ ăn uống hằng ngày của con người. Chúng ta có thể tìm thấy Phytosterols chủ yếu trong trái cây, rau, dầu thực vật, ngũ cốc nguyên hạt, đậu nành, nấm, đậu lăng và các loại hạt.

Tồn tại ở dạng tự do hoặc ester hóa, Phytosterols được bổ sung vào thực phẩm để giảm khả năng hấp thụ cholesterol trong ruột dẫn đến giảm cholesterol trong máu. Trong cơ thể, sau khi hấp thụ từ chế độ ăn, Phytosterols được chuyển từ huyết tương sang da. Có thể nói, Phytosterols đóng một vai trò quan trọng trong cấu tạo của lipid bề mặt da.
Phytosterols mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe làn da. Để làm tăng mức độ Phytosterols trong da, chúng ta không chỉ bôi các sterol trên da mà còn hấp thu qua chế độ ăn uống giàu Phytosterols.

Điều chế sản xuất Phytosterols
Có cấu trúc tương tụ cholesterol nhưng Phytosterols khác với cholesterol trong cấu trúc của dây thẳng. Người ta phân lập Phytosterols từ dầu thực vật, điển hình như dầu đậu nành.
Mica là gì?
Mica trong mỹ phẩm là một loại khoáng chất silicat, được nghiền thành bột có màu sắc óng ánh tự nhiên, đa dạng từ tông màu bạc, trắng đến hồng, tím. Các nhà sản xuất mỹ phẩm thường bổ sung thành phần khoáng mica vào sản phẩm để tạo ra các gam màu sáng, tạo thêm sự lộng lẫy và lấp lánh mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe và làn da, cũng như hiếm khi gây ra tác dụng phụ.

Do đó, khi bạn chọn mua mỹ phẩm nếu nhìn thấy một sản phẩm trông lộng lẫy thì không cần ngạc nhiên vì sản phẩm đó gần như chắc chắn có chứa thành phần mica.
Ngoài mỹ phẩm, bạn cũng tìm thấy thành phần này trong các sản phẩm chăm sóc da với mục đích tạo hiệu ứng phát sáng (làm sáng hoặc chiếu sáng). Đôi khi, mica cũng được sử dụng trong các sản phẩm như kem đánh răng, sơn xe và nhựa.
Điều chế sản xuất
Trước đây, các công ty mỹ phẩm thường sử dụng mica trong tự nhiên trong các thành phần mỹ phẩm. Về sau, họ thay thế mica tự nhiên trong sản phẩm bằng một phiên bản do phòng thí nghiệm sản xuất.
Thành phần mica mới này được tạo ra bằng cách chiết xuất các tinh thể silicat từ khoáng chất sau đó chế biến ở nhiệt độ cao.
Stearyl Alcohol là gì?
Stearyl Alcohol (hay octadecyl alcohol hoặc 1-octadecanol) là một chất hữu cơ thuộc nhóm cồn béo.
Stearyl Alcohol được tìm thấy trong dầu dừa, dầu cọ, bơ hạt mỡ, cacao… và thường dùng cho mục đích làm mềm, nhũ hóa và làm đặc trong các sản phẩm chăm sóc da. Stearyl Alcohol tồn tại ở dạng hạt trắng/vảy. Hợp chất này không tan trong nước.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã kiểm tra sự an toàn của Stearyl Alcohol và cho phép được sử dụng làm phụ gia đa năng bổ sung trực tiếp vào thực phẩm.
Điều chế sản xuất Stearyl Alcohol
Stearyl Alcohol có nguồn gốc từ axit stearic - một loại axit béo bão hòa tự nhiên. Người ta có thể điều chế Stearyl Alcohol thông qua quá trình hydro hóa với các chất xúc tác.
Sản phẩm liên quan







