Hoàng bá


Phân loại:

Thành phần khác

Mô tả:

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Hoàng bá.

Tên khác: Hoàng nghiệt, Bá bì, Bá mộc, Xuyên hoàng bá.

Tên khoa học: Phellodendron amurense Rupr., Phellodendron chinense Schneid,  họ cam quýt (Rutaceae).

Đặc điểm tự nhiên

Hoàng bá là một loài cây to cao, có thể cao tới 20 - 25m, đường kính thân có thể đạt đến 70cm. Vỏ thân dày, phân thành 2 tầng rõ rệt, tầng ngoài có màu xám còn tầng trong có màu vàng. Lá mọc đối, kép gồm 5 - 13 lá chét nhỏ hình trứng dài, mép nguyên. Hoa tím đen, bên trong chứa từ 2 - 5 hạt. Ra hoa mùa hạ.

Ngoài loại cây Hoàng bá kể trên, tại Trung Quốc người ta còn khai thác vỏ cây Xuyên hoàng bá, tên khoa học là Phellodendron amurense Rupr. var. sachalinensis Fr. Schmidt (có tác giả xác định là Phellodendron sinensis Schneider), loại cây này nhỏ và thấp hơn, có 7 - 15 lá chét, quả hình trứng còn quả của cây hoàng bá nói trên thì có hình cầu.

Hoàng bá: Vị thuốc thanh nhiệt với nhiều công dụng mới1.jpg
Hoàng bá hay Xuyên hoàng bá là một vị thuốc Y học cổ truyền từ vỏ cây hoàng bá có màu vàng đặc trưng

Phân bố, thu hái, chế biến

Phân bố: Vị Hoàng bá thật hiện tại còn phải nhập vì chưa có Hoàng bá mọc tự nhiên ở nước ta. Tại Trung Quốc, hoàng bá có ở Hắc Long Giang, Hà Bắc, Tứ Xuyên, Vân Nam, Quí Châu. Tại nước Nga, Hoàng bá mọc ở Siberia. Mấy năm gần đây, chúng ta đã xin được hạt và bắt đầu trồng thử nghiệm. Sơ bộ, thấy cây mọc khỏe, tốt nhưng chưa đưa ra trồng quy mô lớn để khai thác.

Thu hái: Vỏ thân thường được thu hoạch vào mùa hạ.

Chế biến: Vỏ thân thu hái xong được cạo sạch lớp vỏ ngoài, chỉ để lại lớp trong dày khoảng 1cm, đem cắt thành từng miếng dài khoảng 9cm rộng 6cm rồi phơi khô. Loại tốt có màu vàng tươi và vị rất đắng. Hoàng bá có thể dùng dạng phơi khô hoặc tán bột.

Bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng chủ yếu là vỏ thân.

Hoàng bá: Vị thuốc thanh nhiệt với nhiều công dụng mới2.jpg
Vỏ thân hoàng bá được sử dụng làm thuốc theo lý luận Y học cổ truyền

Dược động học:

Dược lực học:



Chat with Zalo