Cetearyl Isononanoate
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Cetearyl Isononanoate là gì?

Cetearyl Isononanoate là một chất lỏng không màu, trong suốt hoặc màu vàng nhạt, không mùi có nguồn gốc từ dầu quả cọ hoặc dầu dừa thường được dùng như một chất làm mềm trong sản phẩm.
Thành phần này hòa tan trong đietyl ete và acetyl và hòa tan nhẹ trong metanol và n-octanol. Tuy nhiên, Cetearyl Isononanoate không hòa tan trong nước nóng và lạnh. Phạm vi điểm nóng chảy của Cetearyl Isononanoate là 48 độ C đến 56 độ C.
Chất này có độ nhớt trung bình với đặc tính kỵ nước mạnh (không thấm nước).
Cũng như các este được dùng trong sản phẩm chăm sóc cá nhân khác, Cetearyl Isononanoate hoạt động hiệu quả như một chất phụ gia mỹ phẩm trong các sản phẩm làm mềm và mịn da khô.
Cùng với Ethylhexyl isononanoate và Isononyl isononanoate, Cetearyl isononanoate là một trong những este của Isononanoic Acid được sử dụng thường xuyên nhất trong các sản phẩm mỹ phẩm.
Điều chế sản xuất
Cetearyl isononanoate xuất hiện tự nhiên trong dầu cacao và dầu hoa oải hương cùng với nhiều loại dầu thực vật khác.
Chất này là một este của Pelargonic Acid hay còn gọi là Isononanoic Acid. Pelargonic Acid là một axit béo có 9 nguyên tử cacbon.
Cơ chế hoạt động
Cetearyl Isononanoate là một chất hòa tan tốt cho các thành phần sản phẩm chăm sóc cá nhân và mỹ phẩm. Chất này đặc biệt tương thích với da tạo thành một lớp màng chống thấm nước trên bề mặt da và do đó bảo vệ da chống lại sự mất nước của biểu bì.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Gelatin là gì?
Gelatin là một loại protein không mùi, không vị, có màu trong suốt hoặc hơi vàng. Đây là sản phẩm được tạo ra từ chất collagen chiết xuất ở phía dưới da, xương của động vật như da lợn hoặc trong collagen của thực vật (tảo đỏ, trái cây,...).
Gelatin có 2 dạng: Dạng bột và dạng lá. Bột hay lá gelatin đều có tác dụng làm dày, ổn định cấu trúc và tránh được hiện tượng tách lỏng sản phẩm khi chế biến món ăn.

Độ tan
Gelatin có khả năng tan trong glycerin, dung dịch kiềm và acid loãng, kết tủa trong môi trường acid hoặc kiềm đặc; thực tế không hòa tan trong aceton, cloroform, ethanol 95%, ether và methanol.
Gelatin có khả năng trương nở tốt trong nước, hấp thu lượng nước gấp 5 - 10 lần khối lượng của nó. Gelatin có thể tan trong nước ở nhiệt độ trên 40°C tạo thành một dung dịch keo và tạo gel khi làm mát ở 35 - 37°C. Hệ thống gel-sol này là một hệ thixotropic và thuận nghịch nhiệt.
Độ nhớt
Tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu điều chế, về tỷ lệ các thành phần trong gelatin, cách điều chế mà độ nhớt của các chế phẩm khác nhau có thể khác nhau. Do đó mà gelatin có thể ứng dụng trong nhiều dạng thuốc với nhiều vai trò khác nhau như thành phần vỏ nang, chất kết dính trong viên nén, tá dược trong thuốc mỡ, thuốc đặt,…
Điều chế sản xuất gelatine
Gelatin được sản xuất từ rất nhiều nguồn nguyên liệu như xương động vật đã được khử khoáng, da lợn, da cá, da bò,… Quy trình sản xuất như sau:
Xử lý nguyên liệu thô
-
Đối với xương: Tiến hành tách bỏ canxi và các loại muối khoáng bằng cách sử dụng nước nóng hoặc một số loại dung dịch có khả năng hòa tan muối khoáng.
-
Với nguyên liệu là da của trâu, lợn, bò: Làm sạch lông, cắt nhỏ, rửa sạch,… để chuẩn bị cho quá trình chiết.
Xử lý da trước khi chiết có thể thực hiện theo 2 cách sau:
Cách 1: Quy trình axit
-
Quy trình này sử dụng nguồn nguyên liệu chủ yếu là da lợn và da cá, thỉnh thoảng sẽ dùng xương động vật.
-
Cơ sở của phương pháp này là collagen được axit hoá tới pH = 4 trong môi trường axit loãng từ 18 - 24 giờ, tuỳ vào kích thước và độ dày của nguyên liệu. Sau đó, rửa lại với nước đến khi trung hòa. Kết thúc quá trình ta được gelatin loại A.
Cách 2: Quy trình kiềm
-
Quy trình này sử dụng nguồn nguyên liệu chủ yếu là các loại da bò, trâu,…
-
Ngâm da trong dung dịch nước vôi 1-2% có thiết bị khuấy trộn gián đoạn. Sau đó rửa với nước sạch, ngâm axit và xử lý với nước nóng.
-
Cho nguyên liệu thô vào nồi, đun trong nước nóng 55-100ºC từ 3-5 lần. Mỗi từ 4–8h. Có thể thêm vào than hoạt tính để loại màu của dịch chiết.
-
Thổi không khí nóng hoặc sấy phun để làm khô. Sau đó nghiền, trộn theo yêu cầu sử dụng và đóng gói sản phẩm.
-
Sản phẩm tạo thành từ quy trình kiềm sẽ là gelatin loại B.
Cơ chế hoạt động của gelatine
Gelatin khi chìm trong chất lỏng sẽ hút ẩm và nở ra. Khi chất lỏng được làm ấm lên, các hạt trương nở tan chảy, tạo thành sol (keo chất lỏng) với chất lỏng làm tăng độ nhớt và đông đặc lại tạo thành gel khi nó nguội đi.
Trạng thái gel có thể đảo ngược sang trạng thái sol ở nhiệt độ cao hơn và sol có thể chuyển trở lại dạng gel bằng cách làm lạnh. Thời gian đông kết và độ mềm của gelatin đều bị ảnh hưởng bởi nồng độ protein, đường và nhiệt độ.
O-Cymen-5-Ol là gì?
O-Cymen-5-Ol là một phần của họ Isopropyl Cresols và ban đầu được phát triển tổng hợp dưới dạng tinh thể. Thành phần này được tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1954 dưới dạng chất tương đồng của Thymol. O-Cymen-5-Ol là một chất rắn kết tinh không màu, không mùi, bền với ánh sáng và không tan trong nước. Độ pH của hợp chất được báo cáo là trung tính, có điểm nóng chảy là 111 -112 độ C và điểm sôi là 244 độ C, hấp thụ tia UV ở cực đại xấp xỉ 275 nm.
Các tên khác của hợp chất này bao gồm Biosol, 3-methyl-441-rnethylethyl)phenol, 3-methyl-4-isopropylphenol, 2-isopropyl-5-hydroxytoluene, p-thymol, 4-isopropyl-m-cresol, 4-isopropyl-3-methylphenol, and 5-oxy-1-methyl-2-i~opropyl-benz.
Năm 1981, các công ty mỹ phẩm đã nộp dữ liệu lên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) thông báo rằng O-Cymen-5-Ol đã được sử dụng như một thành phần trong tổng số 55 công thức mỹ phẩm ở nồng độ tối đa 0,1%.
O-Cymen-5-Ol là chất bảo quản chống nấm được sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm làm đẹp để ngăn vi khuẩn có hại phát triển, đồng thời kéo dài thời hạn sử dụng của công thức.
Nhờ đặc tính kháng khuẩn, O-Cymen-5-Ol được ứng dụng nhiều trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. O-Cymen-5-Ol cho thấy độ ổn định cao và tính an toàn, không gây kích ứng da hay mắt và không gây mẫn cảm cho da.

Điều chế sản xuất
O-Cymen-5-Ol là dẫn xuất của phenon, một hợp chất hữu cơ hòa tan đáng kể trong nước. Phenon chủ yếu được lấy từ sản phẩm chưng cất than đá.
Cơ chế hoạt động
O-Cymen-5-Ol thể hiện hoạt tính kháng khuẩn chống lại vi khuẩn trực khuẩn mủ xanh (Pseudornonas aeruginosa), vi khuẩn thương hàn (Salmonella typhosa), trực khuẩn lị (Escherichia coli) và khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus). Hợp chất ức chế sự phát triển của vi khuẩn ở nồng độ 0,01% - 0,02% và ức chế sự phát triển của nấm và nấm men ở nồng độ 0,01% - 0,05%.
Indian frankincense là gì?
Indian frankincense còn gọi là tinh dầu nhũ hương, được chiết xuất từ nhựa cây Boswellia Carterii, Boswellia Serrata và Boswellia Ferreana. Loại cây thân gỗ Boswellia được trồng chủ yếu ở Pakistan và Somalia. Tinh dầu Indian frankincense được chưng cất hơi nước. Indian frankincense còn được gọi là Olibanum hay có tên tiếng Anh là Frankincense essential oil.
Indian frankincense xuất phát từ thuật ngữ “Franc encens” trong tiếng Pháp cổ có nghĩa là mùi hương. Đặc biệt trong Kitô giáo frankincense như là món quà của Chúa ba ngôi trao cho Chúa Giêsu.
Frankincense có màu vàng nhạt, có tính nhớt, mùi hương gỗ ngọt ngào và quyến rũ nên thường được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da và nước hoa.

Công thức hóa học của frankincense (tinh dầu nhũ hương) là C20H32O4 và tan trong rượu.
Các hợp chất hóa học chính trong tinh dầu nhũ hương bao gồm nhựa axit (khoảng 56%), kẹo cao su (khoảng 30-36%), axit 3-acetyl-beta-boswellic, axit alpha-boswellic , 4- Axit O-methyl-glucuronic, incensole acetate, phellandrene, a -pinene, actanol, incensole acetate, Linalool, octyl acetate, bornyl acetate, (+) - cis- và (+) - axit trans-olibanic.
Điều chế sản xuất
Indian frankincense được chiết xuất từ thực vật và được sử dụng như một phương thuốc Ayurvedic để điều trị một số bệnh. Nhựa cây Boswellia Carterii đã được sử từ rất lâu trong y học dân gian châu Phi và châu Á. Frankincense được cho là có thể điều trị bệnh viêm mãn tính cũng như một số tình trạng sức khỏe khác. Frankincense có sẵn dưới dạng nhựa thông, thuốc viên hoặc kem. Frankincense có hương thơm nhẹ nhàng ấm áp và thường để chiết xuất tinh dầu nguyên chất.
Cơ chế hoạt động
Indian frankincense có khả năng ngăn chặn việc sản xuất các chất giống như hormon trong cơ thể là tác nhân gây viêm khớp. Axit trong nhựa cây góp phần vào đặc tính chống viêm. Các axit này ức chế 5-lipoxygenase (5-LO), một loại enzyme sản xuất leukotriene. Axit axetyl-11-keto-β-boswellic (AKBA) được cho là mạnh nhất.
Acid glutamic là gì?
Acid glutamic là một trong 20 Acid amin có sẵn trong Protein của động vật và thực vật. Đây cũng là thành phần chính của bột ngọt (MSG), một muối của Acid glutamic.

Ngoài ra, Acid glutamic còn đảm nhiệm chức năng tổng hợp các Acid amin khác nhau như Alanin, Leucine và chiếm phần lớn thành phần Protein và phần xám của vỏ não. Trong cơ thể Acid glutamic chuyển thành Glutamate, một chất hóa học giúp các tế bào thần kinh trong não gửi và nhận thông tin từ các tế bào khác. có thể giúp những người bị Hypochlorhydria (Acid dạ dày thấp) hoặc Achlorhydria (giảm tiết Acid dạ dày).
Do đó, Acid glutamic có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa Carbohydrate, xây dựng cấu trúc Protein, xây dựng các cấu trúc tế bào của con người cũng như trong các biến đổi sinh hóa ở hệ thần kinh trung ương.
Đặc biệt, trong lĩnh vực làm đẹp, Acid glutamic được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc tóc, sản phẩm chăm sóc cơ thể và các sản phẩm chống lão hóa. Acid glutamic rất hữu ích trong việc duy trì giá trị pH cho da. Acid glutamic giúp liên kết phân tử nước trong da, từ đó dưỡng ẩm cho da và giúp da duy trì sự cân bằng độ ẩm. Thành phần còn giữ vai trò như một chất ổn định sản phẩm, ngăn nhũ tương không bị phá vỡ. Acid glutamic cũng tạo thành một lớp màng bao quanh sợi tóc và bảo vệ tóc khỏi tác hại từ bên ngoài.
Điều chế sản xuất
Acid glutamic là sản phẩm của quá trình thủy phân Protein. Glutamine có trong Protein được chuyển thành Acid glutamic khi một protein bị thủy phân.
Lần đầu tiên được phân lập vào năm 1865, Acid glutamic là một chất trung gian chuyển hóa quan trọng và là một trong các Acid amin không thiết yếu vì cơ thể có thể tổng hợp từ Acid oxoglutaric (được hình thành trong quá trình chuyển hóa Carbohydrate) mà không cần nguồn thực phẩm.
Cơ chế hoạt động
Acid glutamic tự do không thể vượt qua hàng rào máu não với số lượng đáng kể. Thay vào đó, Acid glutamic được chuyển đổi thành L-glutamine mà não sử dụng để tổng hợp nhiên liệu và Protein. Người ta phỏng đoán rằng Glutamate có trong Protein liên quan đến các chức năng nhận thức như học tập và ghi nhớ trong não, mặc dù lượng Glutamate quá nhiều có thể gây ra tổn thương tế bào thần kinh liên quan đến các bệnh như xơ cứng teo cơ, bệnh Lathyrism và bệnh Alzheimer. Ngoài ra, thuốc Phencyclidine (thường được gọi là PCP) đối kháng với Glutamate tại thụ thể NMDA, gây ra hành vi tương tự bệnh tâm thần phân liệt.
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Bát giác liên.
Tên gọi khác: Độc diệp nhất chi hoa, độc cước liên, pha mỏ.
Tên khoa học: Dysosma tonkinense (Gagnep.) M.Hiroe. Họ: Hoàng mộc (Berberidaceae). Chi: Bát giác liên (Dysosma Woodson.), đây là một chi nhỏ gồm 7 đến 10 loài cây thân thảo sống lâu năm.
Đặc điểm tự nhiên
Bát giác liên là cây cỏ nhỏ sống lâu năm do thân rễ, có chiều cao trung bình từ 30- 50cm.
Rễ
Bát giác liên là cây hai lá mầm nhưng có kiểu rễ chùm gồm nhiều rễ nhỏ hình sợi mọc từ thân rễ. Rễ cây phát triển thành củ mẫm, chứa nhiều tinh bột nên có màu trắng.
Rễ cây có đường kính 1,5-2,5mm, dài 30cm - 70 cm (tối đa lên tới 80cm). Bề mặt ngoài của rễ có nhiều lông rễ, màu vàng chanh sau đó chuyển sang màu nâu nhạt.
Về vi thể, mặt cắt ngang rễ Bát giác liên có hình tròn, biểu bì gồm một lớp tế bào đa giác hay h́ình gần tṛòn, được xếp tương đối đều đặn. Có các lớp mô mềm ở dưới các lớp biểu bì gồm các tế bào tròn có thành mỏng.
Thân rễ
Thân rễ Bát giác liên có hình trụ, mập, dạng chuỗi; màu vàng nâu, kích thước từ 2 - 4 cm. Trên thân rễ có những vết sẹo có khả năng phát triển thành một nhánh mới.
Về vi thể, các lát cắt của thân rễ hình tròn, cấu tạo từ ngoài vào trong bao gồm:lớp bần, mô mềm vỏ, các bó libe-gỗ. trong đó, lớp bần gồm 2-3 hàng tế bào hình đa giác. Các mô mềm vỏ cấu tạo bởi những tế bào thành mỏng, xếp lộn xộn. Các bó libe-gỗ kích thước khá đều nhau, trên mỗi bó libe-gỗ có đính 2 cụm tế bào mô cứng, 1 cụm nằm sát libe, 1 cụm nằm sát gỗ.
Lá
Lá Bát giác liên có hình dạng rất đa dạng từ dạng bầu dục không chia thùy cho đến dạng đa giác với nhiều thùy nông, từ 4 đến 9 cạnh nhưng phổ biến là 6 đến 8 cạnh. Đường kính lá khoảng 12 - 25 cm, mép lá có răng cưa nhỏ, khi non có vân.
Hoa
Hoa có màu đen trong chứa nhiều hạt, mọc đơn độc hay từng 4-12 trên 1 cuốn, có, hình trứng, đường kính khoảng 12mm. Hoa thường nở vào tháng 3 đến tháng 5.
Bát giác liên
Phân bố, thu hái, chế biến
Phân bố
Bát giác liên là cây thuốc có nhiều công dụng cho sức khỏe, khả năng tái sinh kém, nhưng đang bị khai thác quá mức nên rất quý hiếm.
Bát giác liên có phân bố ở Trung Quốc và Việt Nam. Ở Việt Nam, cây bát giác liên mọc nhiều ở những vùng núi cao, rừng ẩm như ở các tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Lai Châu.
Thu hái và chế biến
Rễ bát giác liên được thu hái vào mùa thu, đông, lá được hái vào mùa xuân, trước khi cây ra hoa, dùng tươi hay phơi khô để dùng dần. Người ta thường thu hái củ vào mùa thu đông, rửa sạch đất cát, dùng tươi hoặc đem phơi/ sấy khô.
Bát giác liên có tỷ lệ đậu quả rất thấp trong tự nhiên cũng như trong điều kiện trồng trọt nên việc sử dụng hạt làm vật liệu nhân giống là rất khó khăn; tuy vậy Bát giác liên có thể nhân giống bằng thân rễ. Do đó, Bát giác liên đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam với mức phân hạng “nguy cấp”, nên cần được nghiên cứu nhân giống và bảo tồn.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận dùng: Thân rễ - Rhizoma Dysosmae Versipellis; thường gọi là Quỷ cừu.
Human Serum Albumin là gì?
Albumin là protein quan trọng nhất của huyết thanh, chiếm 58-74% lượng protein toàn phần. Albumin có vai trò trong việc duy trì áp lực thẩm thấu keo trong huyết tương, giữ cho nước không rò rỉ ra ngoài mạch máu. Albumin cung cấp axit amin trong quá trình tổng hợp protein ở ngoại vi. Khi người bệnh đang điều trị, albumin có thể liên kết, vận chuyển các chất có phân tử lượng nhỏ như bilirubin, hormon steroid, acid béo và những hoạt chất thuốc trong máu đi khắp cơ thể.

Trong cơ thể chúng ta, gan là cơ quan duy nhất sản xuất Albumin và cũng rất nhạy cảm với tổn thương ở gan. Nồng độ Albumin thể hiện rõ tình trạng chức năng của gan, albumin giảm khi gan bị suy yếu ở người mắc bệnh thận, suy dinh dưỡng hoặc viêm nhiễm,... Đây là một sự gia tăng tương đối và xảy ra khi mà khối lượng huyết tương giảm.
Albumin liên kết với nước, cation (như Ca2 +, Na + và K +), axit béo, hormone, bilirubin, thyroxine (T4) và dược phẩm (bao gồm cả barbiturat). Albumin chiếm khoảng 50% tổng hàm lượng protein ở người khỏe mạnh.
Điều chế sản xuất Human Serum Albumin
Cách điều chế ra huyết thanh là quá trình cho máu đông lại một thời gian nhất định. Quá trình tiếp theo là đun ống bằng que thử như vậy sẽ loại bỏ máu đông, tiếp đến là ly tâm ống. Các quá trình trên hoàn tất, chúng ta thu được huyết thanh.
Cơ chế hoạt động của Human Serum Albumin
Albumin giúp tăng thể tích huyết tương tuần hoàn, giảm độ nhớt, giảm sự cô đặc của máu. Albumin như một protein có thể vận chuyển lưu thông, liên kết các vật liệu, thuốc độc hại, tự nhiên và trị liệu. Albumin người chiếm hơn 50% tổng protein trong huyết tương, thành phần này chiếm khoảng 10% hoạt động tổng hợp protein của gan. Albumin 25% ở người có tác dụng tăng cường tương ứng.
Asiaticoside là gì?
Từ lâu, chúng ta đều đã biết đến những lợi ích của rau má đối với sức khỏe và làn da. Giống cây thân thảo này sinh trưởng nhiều trong môi trường nhiệt đới nên là nguồn nguyên liệu quen thuộc, dễ tìm trong đời sống.
Nhờ có đặc tính hàn (lạnh), tân (cay), khổ (đắng) mà rau má được dùng phổ biến trong hỗ trợ điều trị hạ huyết áp, tăng cường trí nhớ, thị lực,...

Thành phần của rau má
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, trong thành phần của rau má có chứa nhiều chất có lợi cho da và cơ thể, bao gồm:
-
Asiaticoside: 40%;
-
Asiatic Acid: 29 - 30%;
-
Madecassic Acid: 29 - 30%;
-
Madecassoside: 1 - 2%;
-
Calcium: 170mg;
-
Potassium: 414mg;
-
Phosphorous: 30mg;
-
Beta Carotene: 6.58mg;
-
Ascorbic acid 2.1:4mg;
-
Thiamine: 0.15mg;
-
Niacin: 1.2mg;
-
Riboflavin: 0.14mg.
Trong số bốn thành phần đầu bảng, Asiaticoside chính là chất chiếm tỷ lệ cao nhất nên được xem là chất điển hình với rất nhiều công dụng.
Asiaticoside có công thức phân tử là C48 H78 O19, khối lượng phân tử là 959,12 g/mol. Chất này là 1-O-acyl-D-glucose pyranose và là trisaccharide ester của acid asiatic. Nhờ khả năng kháng khuẩn và hoạt tính diệt nấm mà asiaticoside có thể chống lại mầm bệnh và nấm vô cùng hiệu quả. Hoạt tính sinh học nổi bật của asiaticoside là kháng khuẩn và ức chế vi khuẩn gây mụn P.acnes.
Asiaticoside có khả năng kích thích hệ reticuloendothelial, từ đó giúp sức miễn nhiễm cơ thể trở nên mạnh hơn. Thành phần này còn giúp tế bào da chống oxy hóa, phát triển mô liên kết, từ đó tế bào da mạnh lên, vết thương cũng mau lành hơn. Ngoài ra, các dẫn xuất của asiaticoside còn có khả năng bảo vệ thần kinh, chống lại độc tố β- amyloid gây hại đối với nơron thần kinh.
Các lợi ích của asiaticoside đã giúp cho sự hiện diện của rau má vô cùng phổ biến trong các thương hiệu chăm sóc da, khiến nó trở thành một thành phần thường xuyên được tìm thấy trong các sản phẩm khác nhau trên thị trường, từ kem dưỡng ẩm và thậm chí cả mỹ phẩm trang điểm.

Điều chế sản xuất
Rau má được rửa sạch, thái nhỏ, phơi, sấy khô, sau đó nghiền thành bột thô và bảo quản ở nơi khô thoáng.
Chiết xuất bằng phương pháp chiết nóng, với dung môi là nước, ở nhiệt độ 1000 độ C.
-
Phân lập hoạt chất bằng sắc ký cột silicagel pha thường (0,040 - 0,063mm, Merck), cột sắc ký lọc qua gel Sephadex LH 20.
-
Theo dõi các phân đoạn bằng sắc ký lớp mỏng pha thường pha thường (DC - Alufolien 60G F254 - Merck, ký hiệu 105715).
-
Phát hiện chất bằng đèn tử ngoại ở hai bước sóng 254 nm và 366 nm và dùng thuốc thử là dung dịch H2 SO4 10%/ethanol.
Xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được dựa trên kết quả phổ cộng hưởng từ hạt nhân một chiều (1 H-NMR, 13C-NMR, DEPT). Phổ cộng hưởng từ hạt nhân đo trên máy Bruker Avance AM500 FT-NMR tại Viện Hoá học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Chất chuẩn nội là tetramethyl silan.
Quy trình chiết xuất bột rau má (2kg) được chiết nóng, với dung môi là nước (8 lít/ lần), ở nhiệt độ 1000 độ C, trong 3 lần, mỗi lần 2 giờ. Dịch chiết thu được sau 3 lần gộp chung, lọc qua bông, sau đó cô đọng dưới áp suất giảm đến dịch chiết đậm đặc.
Cơ chế hoạt động
Asiaticoside có thể nhanh chóng chữa lành vết thương là nhờ vào cơ chế kích thích tạo collagen cũng như tổng hợp glycosaminoglycan. Asiaticoside trong dịch chiết rau má có khả năng làm tan lớp màng bao phủ vi khuẩn để hệ thống miễn dịch của cơ thể dễ dàng tiêu diệt được chúng.
Ascorbyl Tetraisopalmitate là gì?
Ascorbyl tetraisopalmitate (ATIP hoặc VC-IP có thương hiệu) là tetraester của axit ascorbic và axit isopalmitic. nó là một dẫn xuất vitamin C tan trong dầu, ổn định, đã được chứng minh lâm sàng, cung cấp khả năng hấp thụ qua da vượt trội và chuyển đổi hiệu quả thành vitamin C tự do trong da.
Thành phần đa chức năng này ức chế hoạt động của tyrosinase nội bào và tạo hắc tố để làm sáng, giảm tổn thương tế bào + DNA do tia UV gây ra, cung cấp chức năng chống oxy hóa mạnh và tăng cường tổng hợp collagen.Cấu trúc hóa học của Ascorbyl tetraisopalmitate có các cánh tay uốn cong tăng tính thấm qua da. Nó cho thấy hiệu quả ấn tượng ngay cả ở mức sử dụng thấp.
Ascorbyl Tetraisopalmitate là một dạng Vitamin C
Điều chế sản xuất Ascorbyl Tetraisopalmitate
Ascorbyl Tetraisopalmitate là dạng Vitamin C mới nhất, được tạo ra bằng cách trộn Vitamin C với Axit Isopalmitic.
Cơ chế hoạt động
Ascorbyl tetraisopalmitate là một dẫn xuất tan trong dầu, vì vậy nó thẩm thấu vào da nhanh hơn nhiều so với các dạng khác.
Giống như các dạng khác của Vitamin C, nó giúp ngăn ngừa lão hóa tế bào bằng cách ức chế liên kết chéo của collagen, quá trình oxy hóa protein và quá trình peroxy hóa lipid. Nó cũng hoạt động hiệp đồng với Vitamin E chống oxy hóa, và đã chứng minh sự ổn định và hấp thụ qua da vượt trội.
Không giống như axit L-Ascorbic, Ascorbyl Tetraisopalmitate sẽ không tẩy tế bào chết hoặc gây kích ứng da. Nó được dung nạp tốt bởi ngay cả những loại da nhạy cảm nhất. Ascorbyl tetraisopalmitate tồn tại trong tế bào da lâu hơn axit l-ascorbic từ bốn mươi đến tám mươi lần và sẽ có tác dụng gấp bốn lần.Cho phép hấp thụ qua da nhanh hơn các dạng khác của vitamin C3 — tế bào hấp thụ nồng độ ATIP gấp 10 lần so với axit l-ascorbic.
Glucosylrutin là gì?
Glucosylrutin là bioflavonoid hòa tan trong nước, ổn định và không có mùi, được sản xuất bằng công nghệ enzym độc quyền. Nó có thể được sử dụng trong nhiều loại mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân. Khả dụng sinh học tăng lên là do khả năng hòa tan trong nước tăng lên, so với rutin có độ hòa tan kém.
Glucosylrutin là chất chống oxy hóa có tác dụng chống oxy hóa rất tốt, hấp thụ tia cực tím và quét gốc tự do. Nó là một thành phần lý tưởng để ngăn ngừa ảnh hưởng của da và làm chậm quá trình lão hóa.
Tên hóa học của Glucosylrutin: 4 (G) -aD-glucopyranosylrutin. Công thức hóa học: C33H40O21. Trọng lượng phân tử: 772,66.
Glucosylrutin có công thức hóa học C33H40O21
Điều chế sản xuất Glucosylrutin
Rutin (còn được gọi là rutinoside, vitamin P, v.v.) là một flavonol glycoside tồn tại rộng rãi trong thực vật (hoa và chồi cây Sophora japonica, Fagopyrum exculsum, Phaseolus angularis, v.v.). Nó có đặc tính chống oxy hóa tuyệt vời và ổn định sắc tố. Tuy nhiên, do khả năng hòa tan kém nên việc sử dụng nó bị hạn chế.
Glucosylrutin còn được gọi là alpha-glucosyl-rutin, là một hợp chất được điều chế từ rutin thông qua công nghệ sinh tổng hợp độc đáo.
Cơ chế hoạt động
Glucosylrutin củng cố và bảo vệ mức độ thiol nội bào và tiềm năng màng ty thể của tế bào sừng sơ cấp và nguyên bào sợi chống lại sự suy giảm do stress oxy hóa. Glucosylrutin giảm sự suy giảm do stress oxy hóa gây ra trong tốc độ tổng hợp, bảo vệ và sửa chữa DNA.
Glucosylrutin làm giảm mức độ phosphoryl hóa tyrosine và kích hoạt ERK1/2 trong các tế bào da chính bị thách thức bởi các tác nhân gây oxy hóa (H2O2, UVA).
Glucosylrutin bảo vệ các tế bào da chính của con người chống lại cả sự giảm tổng hợp DNA và hyaluronan- do tia UV gây ra cũng như chống lại sự hình thành hydroperoxide nội bào do tia UV gây ra.
Glucosylrutin là một flavonoid tự nhiên được biến đổi để trở nên dễ hòa tan trong nước. Nó cho thấy các đặc tính chống oxy hóa và hấp thụ tia cực tím mạnh mẽ và hoạt động loại bỏ các gốc rễ đặc biệt. Alpha Glucosylrutin có thể giúp bảo vệ lớp biểu bì và hạ bì chống lại các tổn thương do tia cực tím gây ra.
Butylene Glycol là gì?
Trong các sản phẩm mỹ phẩm, Butylene glycol là một chất lỏng có vai trò giữ độ ẩm và làm dung môi. Butylene glycol sẽ giúp cho kem thấm vào da nhanh hơn, đồng thời cũng giúp làm giảm đáng kể độ nhờn rít trên da sau khi sử dụng.
Butylene glycol có mặt trong công thức nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân, bao gồm dầu gội, dầu xả, kem dưỡng da, mỹ phẩm và nhiều loại khác. Tuy nhiên, Butylene glycol đặc biệt được ưu tiên dùng trong các sản phẩm dạng gel và trang điểm giúp lướt nhẹ nhàng trên khuôn mặt.

Có thể nói, Butylene Glycol là thành phần quan trọng trong công thức mỹ phẩm nhờ tác dụng làm giảm độ nhớt, giúp các thành phần trong sản phẩm có thể dính vào nhau, từ đó các sản phẩm trang điểm và chăm sóc da cũng trở nên lỏng và đồng đều hơn. Ngoài ra, Butylene Glycol cũng được dùng như một chất dưỡng giúp thêm một lớp mềm mại hoặc cải thiện kết cấu cho tóc/da.
Điều chế sản xuất Butylene Glycol
Butylene glycol là một thành phần phổ biến trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, được sử dụng để giữ ẩm, giúp các thành phần không bị vón cục.
Butylene Glycol thường được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch bằng cách sử dụng acetaldehyde, có nguồn gốc từ dầu mỏ và là một chất có thể gây ung thư. Các phương pháp tổng hợp thông thường cũng sử dụng các chất xúc tác kim loại nặng nguy hại cho môi trường và yêu cầu nhiều bước phản ứng, làm tăng chất thải từ quy trình.
Sau đó, công ty Genomatica đã phát triển một phương pháp sản xuất butylene glycol từ quá trình lên men bởi E. coli bằng cách sử dụng đường tái tạo trong quy trình sản xuất một bước. Phương pháp sản xuất này loại bỏ nhu cầu về kim loại nặng và nguyên liệu dầu mỏ như acetaldehyde được sử dụng trong tổng hợp Butylene Glycol thông thường.
Cơ chế hoạt động của Butylene Glycol
Trong sản phẩm, Butylene Glycol hoạt động để thúc đẩy tăng cường khả năng xâm nhập của những thành phần khác. Vì các hoạt chất có trong kem dưỡng thường có kích thước phân tử lớn nên khó có thể thẩm thấu qua da. Trên thực tế, những thành phần có thể thấm qua da rất ít, còn phần lớn thành phần đều tích tụ trên bề mặt. Điều này không hề tốt đối với sự phát triển của da. Butylene Glycol đóng vai trò quan trọng khi giúp tăng cường sự xâm nhập vào da của các thành phần, từ đó nâng hiệu quả tổng thể của sản phẩm lên đáng kể.
Không dừng lại đó, Butylene Glycol còn có khả năng tạo độ mỏng cần thiết cho texture. Nếu bạn bôi lớp kem quá dày sẽ khiến da dễ bị bóng nhờn, gây cảm giác khó chịu. Butylene Glycol được thêm vào trong công thức để giúp khắc phục điều này, giúp da có được cảm giác thoải mái hơn. Mặt khác, Butylene Glycol cũng giúp làm giảm thời gian thẩm thấu của lớp kem trên da, tiết kiệm thời gian hiệu quả.

Ở vai trò là một dung môi, Butylene Glycol hoạt động làm cho những thành phần khác trong công thức được trộn vào nhau đều hơn, kết cấu sản phẩm nhờ đó cũng đồng nhất hơn.
Đặc biệt, Butylene Glycol còn có đặc tính dưỡng ẩm khi có thể hút độ ẩm từ không khí để cung cấp cho da. Điều này sẽ tăng cường khả năng hydrat hiệu quả ở các tế bào da. Chưa dừng lại ở đó, Butylene Glycol còn giúp hạn chế hiệu quả nếp nhăn hình thành trên da.
Anhydroxylitol là gì?
Anhydroxylitol là một dẫn xuất khử nước của xylitol, một loại đường được tìm thấy trên cellulose của gỗ, mía, lõi ngô và một số vỏ hạt..Nó là nột thành phần tự nhiên có nguồn gốc thực vật hoạt động như một chất giữ ẩm giúp da hấp thụ và giữ ẩm.
Công thức hóa học: C5H10O4.
Công thức hóa học của Anhydroxylitol C5H10O4
Điều chế sản xuất Anhydroxylitol
Anhydroxylitol có nguồn gốc từ quá trình lên men lúa mì và gỗ và được phát triển để có được sự hydrat hóa cả tức thì và lâu dài cùng một lúc.
Cơ chế hoạt động
Anhydroxylitol tối ưu hóa kho dự trữ độ ẩm tự nhiên của da bằng cách phát triển tổng hợp glycosaminoglycans (GAGs, các chất như chondroitin sulfate giúp giữ ẩm tự nhiên trên da).
Ngoài ra, nó làm giảm sự mất nước bằng cách bay hơi sinh lý đồng thời tăng tổng hợp các ceramide rào cản để đạt được hiệu suất nâng cao.
Carbomer là gì?
Carbomer là nguyên liệu quan trọng và rất quen thuộc trong công thức mỹ phẩm. Carbomer bao gồm những hợp chất cao phân tử có liên kết chéo của acid acrylic với trong lượng khoảng từ 3-4 triệu Dalton được tạo thành bằng cách polymer hóa acid acrylic trong ethyl acetate, cyclohexane và các tác nhân có khả năng tạo liên kết chéo như pentaerythritol polyallylether hay polyallyl sucrose.

Bột Carbomer gồm có hạt chính xen kẽ các hạt liên kết, trong đó kích thước hạt chính là từ 50-200 nm còn kích thước hạt liên kết vào khoảng từ 2-7 micron. Bột Carbomer khi phân tán vào trong nước tạo ra hỗn hợp có độ pH là 3, còn khi trung hòa lại thì độ pH hỗn hợp khoảng 6-10. Các tiểu phân cũng nở ra, tăng độ nhớt do lực đẩy tĩnh điện, muối có thể làm giảm độ nhớt vì nó có khả năng đẩy tĩnh điện.
Có chỉ số khúc xạ phù hợp nên Carbomer cũng có khả năng tạo gel trong cồn, nước. Đặc tính của Carbomer là làm dày và làm đặc; nếu dùng thành phần này ở tỷ lệ thấp sẽ điều chỉnh được độ nhớt khá ổn định. Vì thế, Carbomer được sử dụng trong các công thức bào chế mỹ phẩm. Ngoài ra, Carbomer còn góp mặt trong sản phẩm tã dùng một lần như một chất siêu thấm vì nó có thể liên kết chéo mở rộng.
Điều chế sản xuất Carbomer
Các Carbomer là các polymer tổng hợp, liên kết chéo, cao phân tử của acid acrylic. Những polymer acid acrylic này được liên kết chéo với allyl sucrose hoặc allyl pentaerythritol. Dung môi diễn ra quá trình polymer hóa trước đây là benzen (một dung môi độc hại và ô nhiễm môi trường).
Hiện nay, các nhà sản xuất thường sử dụng ethyl acetate hoặc một đồng dung môi cyclohexane–ethyl acetate để sản xuất các sản phẩm thương mại của Carbomer. Những dung môi này được đánh giá là an toàn và thân thiện môi trường hơn.
Các polymer như Carbopol ETD và Carbopol Ultrez được sản xuất trong các hỗn hợp đồng dung môi với sự trợ giúp của một chất trùng hợp độc quyền của nhà sản xuất.
Cơ chế hoạt động của Carbomer
Khi Carbomer được đặt trong dung dịch nước ở pH trung tính, nhiều chuỗi bên sẽ mất proton và thu được điện tích âm. Do phản ứng này, Carbomers có thể hấp thụ, giữ nước và trương lên gấp nhiều lần thể tích ban đầu của chúng. Đây là lý do tại sao nó được coi là chất tăng cường kết cấu và được sử dụng để thêm độ đặc cho các sản phẩm đặc biệt là các công thức giống như gel.

Nhờ khả năng loại bỏ chất rắn không hòa tan trong chất lỏng, Carbomers được sử dụng để giữ ổn định nhũ tương khỏi sự phân tán thành phần dầu và chất lỏng. Carbomers có thể kiểm soát tính nhất quán của mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân khác.
Các công thức của những sản phẩm như dầu gội dầu xả, lotion, kem dưỡng ẩm cho da trở nên đa dạng hơn, mịn hơn và đặc hơn nhờ có bổ sung chất Carbomers.
Sản phẩm liên quan










