Ammonium Lauryl Sulfate
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Ammonium lauryl sulfate là gì?

Ammonium lauryl sulfate, viết tắt là ALS, là tên gọi chung của Amoni Dodecyl Sulfat (CH3 (CH2) 10CH2OSO3NH4) được phân loại là một este sunfat. Đây là một anion bao gồm một chuỗi Hydrocacbon không phân cực và một nhóm cuối Sulfate phân cực. Sự kết hợp của hai nhóm này mang lại các đặc tính hoạt động bề mặt cho anion, tạo điều kiện hòa tan cả vật liệu phân cực và không phân cực.
Ammonium lauryl sulfate là một phân tử chất béo được sử dụng phổ biến, có nguồn gốc thực vật. Các phân tử chất béo trong dầu bị phá vỡ và sau đó phản ứng để tạo ra chất hoạt động bề mặt - một hợp chất thường được sử dụng trong chất tẩy rửa, chất nhũ hóa (chất ổn định), chất tạo bọt và chất phân tán.
So với hoạt chất Sodium lauryl sulfate, Ammonium lauryl sulfate là một phân tử phức tạp hơn và lớn hơn về mặt vật lý với khối lượng phân tử nặng hơn. Điều này có nghĩa là các phân tử Ammonium lauryl sulfate sẽ tiếp cận các lớp tế bào da bên dưới mỏng manh hơn.
Do sự khác biệt này, ALS được xem là ít gây kích ứng hơn đáng kể so với Sodium lauryl sulfate trên thang điểm từ 0 đến 10, trong đó khả năng gây kích ứng với nước là 0 và SLS là 10.

Điều chế sản xuất
Ammonium lauryl sulfate thường được làm từ dừa hoặc dầu hạt cọ.
Cơ chế hoạt động
Phần quan trọng của phân tử này là phần lauryl sulphat. Phần lauryl sulphat có một đầu béo và một đầu tích điện cho phép chất này hoạt động như một bộ chuyển đổi giữa dầu và nước, nếu không dầu và nước sẽ đẩy nhau và không trộn lẫn. Tương tự như cách mà bạn dùng nước rửa chén rửa sạch dầu mỡ trên chảo rán, chất tẩy rửa trong sữa rửa mặt và xà phòng có thể loại bỏ lớp trang điểm và các mảnh vụn dầu trên mặt và rửa sạch dễ dàng.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Acid fusidic là gì?
Acid fusidic là một loại kháng sinh steroid được sản xuất từ nấm Fusidium coccineum và được phát triển bởi công ty dược phẩm Leo Pharma ở Đan Mạch từ những năm 1960. Acid fusidic được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn do đó thuốc sẽ không có tác dụng đối với cảm lạnh, cúm hoặc các bệnh nhiễm vi-rút khác.
Acid fusidic và Natri fusidate có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với liệu pháp toàn thân trong điều trị nhiễm trùng da nguyên phát và thứ phát do các chủng Staphylococcus aureus, Streptococcus và Corynebacterium minutissimum nhạy cảm gây ra.
Acid fusidic chỉ được bán theo toa của bác sĩ. Thuốc có nhiều dạng khác nhau như kem, thuốc mỡ và thuốc nhỏ mắt. Thuốc có thể được kết hợp với một steroid trong một số loại kem. Ngoài ra, thuốc cũng có thể được sử dụng bằng đường tiêm, hoặc dạng viên. Nhưng những hình thức này thường chỉ được chỉ định trong bệnh viện.

Điều chế sản xuất Acid fusidic
Điều chế Acid fusidic dạng kem
Natri fusidate là nguyên liệu thô ban đầu để điều chế ra Fusidic, Natri fusidate được chuyển thành Acid fusidic trong môi trường không có oxy (được tạo ra bằng cách sử dụng khí trơ).
- Đun nóng nước tinh khiết trong khoảng từ 20% đến 75%, tốt hơn là 35% đến 50%, tốt hơn nữa là 40% đến 43% trong bình pha nước ở nhiệt độ 70°C đến 80°C.
- Thêm vào bình pha nước nêu trên chất bảo quản, được chọn từ nhóm bao gồm Methylparaben, Propylparaben, Chlorocresol, Kali sorbate, Acid benzoic.
- Trộn hỗn hợp bằng máy khuấy ở tốc độ 10 đến 50 vòng/phút trong khi duy trì nhiệt độ của hỗn hợp ở 70°C đến 80°C.
- Thêm các vật liệu sáp bao gồm parafin mềm trắng, parafin lỏng, parafin cứng vào bình pha dầu và làm tan chảy sáp nói trên bằng cách đun nóng đến 70°C đến 80°C.
- Thêm vào bình pha dầu này chất nhũ hóa sơ cấp, tốt hơn là ở dạng chất hoạt động bề mặt không chứa ion, được chọn từ nhóm bao gồm rượu Cetostearyl, Cetomacrogol - 1000; chất nhũ hóa thứ cấp được chọn từ nhóm bao gồm Polysorbate - 80, Span - 80 và tương tự, tốt hơn là Polysorbate - 80 và trộn kỹ hỗn hợp, tốt nhất là sử dụng máy khuấy, ở tốc độ 10 đến 50 vòng/phút trong khi duy trì nhiệt độ của hỗn hợp ở 70°C đến 80°C.
- Chuyển hỗn hợp vào trong điều kiện chân không trong phạm vi từ âm 1000 đến âm 300mmHg và ở nhiệt độ 70°C đến 80°C và trộn kỹ hỗn hợp, tốt nhất là sử dụng một máy khuấy, ở tốc độ 10 đến 50 vòng/phút để tạo thành hỗn hợp nhũ tương.
- Làm nguội hỗn hợp này đến 45°C tốt hơn là bằng nước lạnh, tốt nhất là ở nhiệt độ 8°C đến 15°C.
- Trong bình API bổ sung đồng dung môi, được chọn từ nhóm bao gồm Propylene Glycol, Hexylene Glycol, PolyEthylene Glycol - 400; lượng chứa trong bình API này phải được xả bằng khí trơ, và hòa tan natri fusidat vào hỗn hợp.
- Điều chỉnh độ pH của hỗn hợp trong bình API xuống dưới 2 bằng cách sử dụng acid, bao gồm các acid như HCl, H2SO4, HNO3, Acid lactic.
- Chuyển lượng chứa trong bình API cũ sang bình trộn bằng cách khuấy liên tục ở tốc độ 10 đến 50 vòng/phút và đồng nhất hỗn hợp ở tốc độ 1000 đến 3000 vòng/phút trong điều kiện khí trơ và trong chân không từ âm 1000 đến âm 300mmHg, khí trơ tốt nhất là nitơ.
- Làm nguội bình trộn xuống 30°C đến 37°C bằng nước làm mát 8°C đến 15°C.

Điều chế Natri fusidat
Hòa tan Acid fusidic trong dung dịch cồn nồng độ thấp để thu được dung dịch Natri fusidat.
Cho dung dịch Etyl axetat vào dung dịch Natri fusidat để kết tinh Natri fusidat và thu thập chất rắn.
Làm khô chất rắn, nhờ đó thu được tinh thể Natri fusidat.
Cơ chế hoạt động
Acid fusidic là kháng sinh có cấu trúc steroid, nhóm fusidanin, có tác dụng kìm khuẩn và diệt khuẩn, chủ yếu trên vi khuẩn Gram dương.
Cơ chế hoạt động của acid fusidic là ức chế quá trình tổng hợp protein trong vi khuẩn bằng cách ổn định phức hợp yếu tố kéo dài G (EF-G), dẫn đến việc cắt ngắn độ giãn dài của peptide. Nó tác động vào một yếu tố cần thiết cho sự chuyển đoạn của các đơn vị phụ peptid và kéo dài chuỗi peptide. Mặc dù acid fusidic cũng có khả năng ức chế tổng hợp protein trong tế bào động vật có vú, nhưng nó không thâm nhập vào tế bào chủ một cách hiệu quả. Do đó, thuốc này có tác dụng chọn lọc chống lại các chủng vi khuẩn nhạy cảm.

Được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, succinic acid (axit succinic) là một loại axit hữu cơ no 2 chức, tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng, không mùi.
Ngoài cái tên axit succinic, người ta còn gọi loại axit này là axit hổ phách. Hổ phách là một loại vật liệu quý quen thuộc, dù vậy đặc tính của axit hổ phách (được chiết xuất lần đầu từ hổ phách nên có tên này) lại chưa được nghiên cứu sâu.

Succinic acid được tìm thấy tự nhiên trong hổ phách và mía. Với mục đích thương mại, axit succinic được dùng trong lĩnh vực chăm sóc da cũng như được sử dụng rất tích cực trong lĩnh vực thực phẩm và dược phẩm cho các mục đích khác nhau.
Trong chăm sóc da, succinic acid acid có thể dùng kết hợp cùng hyaluronic acid để mang lại hiệu quả đáng kể trên da, cụ thể như bổ sung dưỡng ẩm, nâng da và làm mịn vẻ ngoài da. Ngoài ra, sự kết hợp này còn có tác dụng tẩy tế bào chết cũng như làm giảm chứng tăng sắc tố da sau thời gian sử dụng.
Ở khía cạnh sức khỏe, do là một chất chống oxy hóa mạnh, axit succinic có khả năng giúp phục hồi hệ thần kinh và hỗ trợ cho hệ miễn dịch, bù đắp lại sự thiếu hụt năng lượng của cơ thể và bộ não, nâng cao sự nhận biết, tập trung, khả năng phản xạ và giảm căng thẳng.
Điều chế sản xuất
Trong lịch sử, bằng cách chưng cất hổ phách mà người ta thu được succinic acid. Bên cạnh đó, loại axit này còn được sản xuất từ dầu mỏ nhưng phương pháp này rất tốn kém cũng như gây tác động tiêu cực tới môi trường.

Về sau, các nhà khoa học đã nghiên cứu sản xuất axit succinic bằng công nghệ sinh học. So với các phương pháp truyền thống, phương pháp mới này chi phí thấp hơn 20% cũng như thân thiện môi trường hơn.
Quá trình sản xuất axit succinic theo công nghệ sinh học sẽ dùng nguyên liệu glucoza (đường gluco) - được tìm thấy từ quá trình chiết xuất từ củ cải đường hoặc mía đường. Ngoài đường gluco, người ta còn sử dụng gỗ làm nguyên liệu vì xenluloza trong gỗ có thể được chuyển hóa thành glucoza dưới tác động của axit.
Glycyrrhiza Inflata Root Extract là gì?

Glycyrrhiza Inflata Root Extract hay còn gọi là chiết xuất cam thảo tồn tại ở dạng dung dịch, mùi giống mùi sâm, màu nâu đậm, tan trong nước và không tan trong dầu. Chúng được bảo quản khi dùng với Sodium Benzoate, Potassium Sorbate ở tỉ lệ nhỏ với nhiệt độ từ 10 – 25 độ C. Ngoài các đặc tính trên cam thảo còn được sử dụng để giữ màu khi nhuộm tóc.
Glycyrrhiza Inflata Root Extract có các thành phần chính bao gồm Water, Glycerin, Root Extract, Glycyrrhiza Glabra. Theo các nhà nghiên cứu thì hoạt chất này có tác dụng làm trắng da vượt trội, phục hồi làn da bị rám nắng và ngứa rát. Ngoài ra, chất Licochalcone trong Glycyrrhiza Inflata Root Extract còn giúp kiểm soát lượng dầu trên da. Đây cũng là một trong những giải pháp hiệu quả cho những người đang bị mụn trứng cá và da nhờn.
Trong mỹ phẩm, Glycyrrhiza Inflata Root Extract thường được sử dụng bởi 1 trong 3 loại cam thảo dưới đây. Mỗi loại có một công dụng hay một đặc tính riêng biệt gồm: Glycyrrhiza Inflata, Glycyrrhiza Gcabra và Glycyrrhiza Uralensis.
Trong y học cổ truyền, đây là loại dược liệu được sử dụng lâu đời có công dụng cải thiện các vấn đề về tiêu hóa. Ngoài ra, các nghiên cứu gần đây cho thấy, trong cam thảo có chứa Flavonoid, Glycosides… là những chất có khả năng chống oxy hóa. Do đó, Glycyrrhiza Inflata Root Extract đang dần được ứng dụng vào các sản phẩm làm đẹp.
Điều chế sản xuất
Glycyrrhiza Inflata Root Extract được chiết xuất từ rễ cây cam thảo, một loài thực vật có hoa thuộc chi Cam thảo trong họ Đậu, có nguồn gốc từ Địa Trung Hải.
B-White là gì?
B-White là hợp chất bao gồm nhiều chất hóa học bao gồm: Purifiled water, niacinamide, glycerin, boron nitride, cetearyl alcohol, ceteareth-2, ceteareth 25, glycyrthlza glabra extract, butyrospermum parkii argania spinosa kenerol, persea gratissima oil, glycolic acid, polysorbate 80, allantoin, alpha arbutin...
B-White là một nguyên liệu mỹ phẩm giúp trắng da có khả năng ức chế quá trình tăng sinh hắc sắc tố melanin của tế bào. Từ đó những sản phẩm chứa B-White giúp cải thiện các vùng da bị đen sạm, sẫm màu, làn da kém sắc.
Trong hoạt chất trắng da B-White có chứa hai hoạt chất liên quan sự hình thành sắc tố là arbutin và albatin. Hai chất trên giúp ngăn chặn đồng thời điều chỉnh các hắc sắc tố ở tầng biểu bì của da nên làm sáng, đều màu các vùng da bị đen sạm, tối màu, và dưỡng trắng da.
Nguyên liệu mỹ phẩm, hoạt chất trắng da B-White có khả năng ức chế trung tâm hoạt động MITF - nơi điều khiển ezyme Tyrosinase sản sinh ra sắc tố tối màu melanin để từ đó ngăn chặn các tác nhân gây nám, tàn nhang và sạm da, da tối màu,…
Điều chế sản xuất B-White thế nào?
Nguyên liệu mỹ phẩm trắng B-White này có thể làm được điều nhờ vào công nghệ siêu thẩm thấu Ecogel. Ecogel là công nghệ đã đạt được chứng chỉ Ecocert với ưu điểm nổi bật là làm tăng khả năng thâm nhập và dẫn truyền các hoạt chất này vào sâu trong các tế bào da nhằm nâng cao mức độ hiệu quả của sản phẩm một cách ưu việt, nhanh chóng và rõ rệt.
Cơ chế hoạt động B-White ra sao?
Ta biết rằng sự thâm, sậm, tăng sức tố da liên quan đến một chất có tên gọi melanin hiện diện trên da. Quá trình hình thành chất này được miêu tả cụ thể như sau. Ban đầu enzyme Tyrosinase chuyển Tyrosin thành Melanin. Sự tổng hợp Melanin tạo ra sắc tố da. Và các hạt sắc tố được vận chuyển đến các tế bào sừng dọc theo các tua. Bên trong các tế bào sừng, Melanin lắng đọng thành các chắn bao quanh nhân của tế bào. Tại đây, Melanin được xem như là một chắn hấp thụ và phản chiếu tia UV. Do đó, DNA trong các tế bào da được bảo vệ dưới sự chống tia UV hiệu quả nhất. Từ đó ngăn chặn các tác nhân gây nám da, đen sạm da, da tối màu,…
Ức chế trung tâm hoạt động MITF: MITF được xem như yếu tố gốc rễ của nguyên nhân gây sạm da, đen da.
Ức chế Enzyme Tyrosinase dẫn đến việc giảm sự sinh ra của tế bào Melanosome hay còn gọi là tế bào biểu bì hắc tố.Kéo theo đó là sự giảm sản sinh ra sắc tố tối màu Melanin.

2 - Octanamidoacetic acid là gì?
2-octanamidoacetate acid còn được gọi là Capryloylglycine, hoặc N-octanoyl-glycine, thuộc nhóm các hợp chất hữu cơ được gọi là axit amin n-acyl-alpha. Axit amin N-acyl-alpha là các hợp chất chứa axit amin alpha mang nhóm acyl ở nguyên tử nitơ tận cùng của nó. Công thức hóa học của 2-Octanamidoacetic là: C10H19NO3.
Công thức hóa học của 2-Octanamidoacetic
2 - Octanamidoacetic acid là chất rắn có độ hòa tan vừa phải trong nước. Nó một nguyên liệu thô, các nhà cung cấp thành phần này mô tả nó như một loại bột từ trắng đến trắng nhạt. 2 - Octanamidoacetic acid chủ yếu được phát hiện trong nước tiểu. Trong tế bào, capryloylglycine chủ yếu nằm trong màng (dự đoán từ logP). 2-octanamidoacetate có thể được sinh tổng hợp từ axit octanoic và glycine.
2 - Octanamidoacetic acid thường được sử dụng như một thành phần mỹ phẩm, nơi nó có chức năng như một chất dưỡng hoặc chất hoạt động bề mặt. Nó giúp bảo vệ bề mặt da khỏi bị mất nước và có thể tăng cường hiệu quả của chất bảo quản mỹ phẩm. Các loại kem có chứa 2 - Octanamidoacetic đã được chứng minh là có khả năng ức chế sự phát triển của lông ở những người bị chứng rậm lông, do nó ức chế ornithine decarboxylase 1, có trong nang lông.
Điều chế sản xuất 2 - Octanamidoacetic acid
2 - Octanamidoacetic acid là một acylglycine bao gồm axit caprylic (một axit béo chuỗi trung bình 8 cacbon) liên hợp với glycine. Acylglycine có một chuỗi acyl béo gắn với nhóm amin của glycine thông qua một liên kết peptit. Acylglycine được sản xuất thông qua hoạt động của enzyme glycine N-acyltransferase. Acylglycines thường là chất chuyển hóa nhỏ của axit béo.
Tuy nhiên, sự bài tiết của một số acylglycine được tăng lên trong một số sai sót bẩm sinh của quá trình trao đổi chất. Trong một số trường hợp nhất định, việc đo lường các chất chuyển hóa này trong dịch cơ thể có thể được sử dụng để chẩn đoán các rối loạn liên quan đến quá trình oxy hóa beta axit béo ty thể, bao gồm thiếu hụt acyl-coenzyme A chuỗi trung bình (CoA) dehydrogenase (MCAD) và khiếm khuyết khử hydro nhiều acyl-CoA (MAD).
Cơ chế hoạt động
2-octanamidoacetate acid là một N-acylglycine có octanoyl là nhóm acyl. Nó có một vai trò như một chất chuyển hóa. Nó là một N-acylglycine và một amit béo. Nó bắt nguồn từ một axit octanoic và một glycine. Nó là một axit liên hợp của N-octanoylglycinate.
2-octanamidoacetate acid thuộc về lớp hợp chất hữu cơ được gọi là axit amin n-acyl-alpha. Axit amin N-acyl-alpha là các hợp chất chứa axit amin alpha mang nhóm acyl ở nguyên tử nitơ tận cùng của nó.
Anthocyanin là gì?
Anthocyanins là một trong số hơn 6.000 loại chất dinh dưỡng thực vật polyphenol flavonoid khác nhau, có công dụng chống oxy hóa mạnh mẽ.
Trước khi anthocyanin được y học hiện đại phân lập, đã có nhiều bài thuốc dân gian dùng các loại thực phẩm chứa chất chống oxy hóa anthocyanin (chủ yếu thực phẩm màu đỏ và tím) để giúp người dùng cải thiện sức khỏe, đẩy lùi các loại bệnh tật, cụ thể như:
-
Rối loạn chức năng gan;
-
Rối loạn thị lực;
-
Nhiễm khuẩn;
-
Mệt mỏi, lo âu.
Những loại thực phẩm chứa anthocyanin bao gồm:
-
Rau củ: Cà tím, bắp cải tím, khoai lang tím, khoai tây tím…
-
Trái cây: Nho, mận, dâu tây, mâm xôi, việt quất, sim, sung…
-
Thảo mộc: Cây oải hương, rau quế tím…

Theo giới y học cổ truyền, thực phẩm có màu xanh dương và tím giúp cơ thể giữ ấm cho mùa đông, còn thực phẩm màu đỏ giúp làm mát cho mùa hè. Thực phẩm màu tối có thể cải thiện khả năng dự trữ năng lượng, cân bằng chuyển hóa chất lỏng và thải độc tố nên rất có ích cho các cơ quan như dạ dày, lá lách và thận.
Những thực phẩm có màu đỏ chứa rất nhiều anthocyanin, giúp nuôi dưỡng máu và cải thiện quá trình vận chuyển diễn ra trong cơ thể nên rất cho người:
-
Thiếu máu;
-
Thường đánh trống ngực;
-
Chân tay lạnh;
-
Da mặt nhợt nhạt;
-
Thiếu sức lực…
Điều chế sản xuất
Đầu tiên, rửa sạch nguồn nguyên liệu, để ráo nước, nghiền nhỏ và bảo quản trong điều kiện 4 - 6ºC, tránh ánh sáng trực tiếp để giữ mẫu cho cả quá trình. Các hóa chất sử dụng như: Ethanol, metanol, đệm acetat và các hóa chất thông thường.
Bằng phương pháp pH vi sai xác định các điều kiện thích hợp cho quá trình chiết chất màu anthocyanin là dung môi ethanol/nước 50/50 bổ sung 1% HCl; tỷ lệ dung môi/nguyên liệu là 15/1 (v/w); thời gian chiết ba ngày.

Cơ chế hoạt động
Anthocyanins được tìm thấy tự nhiên trong một số loại thực phẩm. Trong cơ thể, hợp chất hữu cơ này hoạt động như chất chống oxy hóa có khả năng chống lại các gốc tự do. Ngoài ra, anthocyanin còn có khả năng chống viêm, chống vi rút và chống ung thư.
Dichlorobenzyl alcohol là gì?
- Danh pháp IUPAC: (2,4-dichlorophenyl)methanol.
- PubChem CID: 15684.
- Tên gọi khác: Dybenal, 1,4-Dichlorobenzyl alcohol, Rapidosept, Myacide SP.
- Công thức hóa học Dichlorobenzyl alcohol là C7H6Cl2O. Trọng lượng phân tử là 177.02.
- Dichlorobenzyl alcohol là một thành viên của nhóm Benzyl alcohols, trong đó các Hydro ở vị trí 2 và 4 được thay thế bằng Clo.

Dichlorobenzyl alcohol là một chất khử trùng nhẹ phổ rộng đối với vi khuẩn và vi rút liên quan đến nhiễm trùng miệng và cổ họng. Dichlorobenzyl alcohol được coi là một thành phần hoạt tính được tìm thấy trong một số sản phẩm OTC (Over-the-Counter: Thuốc không cần kê đơn) trên thị trường, bởi vì Bộ Y tế Canada đã phân loại tác nhân này như một hóa chất điều trị giải phẫu (ATC: Anatomical therapeutic chemical).
Mặt khác, Dichlorobenzyl alcohol được FDA (Food and Drug Administration – Cục quản lý thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) phân loại vào thành phần không hoạt động đối với các sản phẩm thuốc đã được phê duyệt.
Điều chế sản xuất Dichlorobenzyl alcohol
2,4-dichlorobenzyl alcohol thu được có độ tinh khiết cao và cho năng suất cao, bằng cách cho 2,4-dichlobenzyl cloride trải qua hai giai đoạn, phản ứng với muối tan trong nước của một axit hữu cơ, với sự có mặt của chất xúc tác chuyển pha để tạo ra 2,4-dichlobenzyl ester của axit hữu cơ sau đó bị thủy phân với một bazơ mạnh.
-
Giai đoạn đầu tiên: Gia nhiệt 2,4-dichlorobenzyl chloride và dung dịch nước của muối hòa tan trong nước của một axit hữu cơ, cụ thể là Natri axetat (được chọn từ nhóm bao gồm natri axetat, kali axetat và amoni axetat), được hồi lưu với sự có mặt của chất xúc tác chuyển pha (một muối tetrabutylammonium được chọn trong nhóm bao gồm muối alkylamoni, ankylamoni halogenua chuỗi dài, hợp chất arylalkylamoni và alkylphosphonium halogenua), tạo thành este 2,4-dichlorobenzyl của axit hữu cơ.
-
Giai đoạn thứ hai: Đun nóng este 2,4-dichlorobenzyl với một bazơ mạnh (NaOH - sodium hydroxide) để thủy phân este tạo ra 2,4-dichlorobenzyl alcohol.

Cơ chế hoạt động
Việc sử dụng Dichlorobenzyl alcohol có liên quan đến đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và gây tê cục bộ. Tác dụng gây tê cục bộ của Dichlorobenzyl alcohol được cho là do giảm sự phong tỏa kênh natri. Cơ chế tác dụng sát trùng của Dichlorobenzyl alcohol chưa được hiểu đầy đủ nhưng nó được cho là có liên quan đến sự biến tính của các protein bên ngoài và sự sắp xếp lại của bậc ba cấu trúc các protein.
Dichlorobenzyl alcohol được giải phóng gần như ngay lập tức và đạt nồng độ đỉnh sau 3-4 phút. 50% nồng độ liều dùng tập trung trong nước bọt sau 120 phút. Dichlorobenzyl alcohol chuyển hóa qua gan tạo thành hippuric acid.
Eusolex là gì?
Eusolex là tên thương mại của một số chất hấp thụ tia cực tím, có công thức hóa học là C16H22O3. Trọng lượng trung bình: 262,349.
Eusolex gồm các loại:
-
Avobenzone (Eusolex 9020): Eusolex 9020 là bộ lọc UV-A hiệu quả nhất, được phê duyệt trên toàn cầu và được sử dụng rộng rãi trong nhiều công thức. Eusolex 9020 là dạng bột màu trắng nhạt và cần được hòa tan và ổn định quang trong pha dầu.
-
Dibenzalhydrazine (Eusolex 6653): Một thành viên của benzen và một azine.
-
Long não 4-Methylbenzylidene (Eusolex 6300): Là một dẫn xuất long não hữu cơ được sử dụng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì khả năng bảo vệ da chống lại tia cực tím, đặc biệt là bức xạ UV B.
-
Octyl methoxycinnamate (Eusolex 2292): Là bộ lọc UV-B trong, lỏng, tan trong dầu và hiệu quả. Thật dễ dàng để xử lý trong giai đoạn dầu và cho thấy các đặc tính hòa tan tốt cho các bộ lọc UV tinh thể rắn.
-
Oxybenzone (Eusolex 4360): Eusolex 4360 là bộ lọc UV-A/UV-B phổ rộng. Nó là một loại bột tinh thể màu vàng nhạt hòa tan trong dầu cũng có thể được sử dụng để bảo vệ sản phẩm (ổn định ánh sáng).
Oxybenzone (Eusolex 4360)
Điều chế sản xuất Eusolex
Eusolex là một hợp chất hữu cơ thuộc nhóm salicylat. Nó là một este được hình thành từ axit salicylic và 3,3,5-trimethylcyclohexanol, một dẫn xuất của cyclohexanol. Salicylat ngăn da tiếp xúc trực tiếp với các tia có hại của mặt trời bằng cách hấp thụ tia cực tím (UV).
Cơ chế hoạt động
Hoạt động Eusolex như bộ lọc tia cực tím. Eusolex có khả năng chuyển đổi bức xạ tia cực tím tới thành bức xạ hồng ngoại ít gây hại hơn (nhiệt).
Cơ chế hoạt động của chúng dựa trên một công nghệ độc đáo: Các bộ lọc hữu cơ được phủ sol-gel trong Eusolex UV-Pearls và không tiếp xúc với da nhạy cảm, nhưng bảo vệ tối ưu trên bề mặt da. Thêm Eusolex vào các ứng dụng như kem chống nắng truyền thống, mỹ phẩmvà kem dưỡng ẩm tạo ra một tổ hợp bộ lọc tối ưu.
Alpha Arbutin là gì?
Alpha Arbutin là một dạng của Arbutin - thành phần thường thấy trong các sản phẩm dùng làm trắng da. Arbutin, về mặt hóa học arbutin, được xem là một dạng của hydroquinone (chất làm trắng da) nhưng trong phân tử arbutin lại chứa thêm glucose. Nói thêm về hydroquinone, đây là chất có khả năng giúp làm sáng da; tuy nhiên nếu chúng ta dùng nó không kiểm soát sẽ có thể gây ra tác dụng phụ lớn, bao gồm việc mất màu da vĩnh viễn. Trên thế giới, nhiều nước đã có quy định cấm sử dụng hydroquinone.

Với Arbutin, việc làm sáng da lành tính hơn rất nhiều. Arbutin không làm hại các tế bào melanocytes tự nhiên trong cơ thể, thay vào đó nó sẽ giúp ức chế enzyme trong tế bào – vốn được biết đến là nơi sản sinh ra melanin. Nói cách khác, Arbutin có công dụng ngăn chặn hoạt động của melanin; đồng thời giải quyết các vấn đề liên quan đến làn da như phục hồi da bị nám, tàn nhang, không đều màu. Làn da sẽ dần trắng sáng lên một cách tự nhiên, mà không bị ảnh hưởng tiêu cực nào. Điều này lý giải vì sao Arbutin, đặc biệt là Alpha Arbutin được các nhà nghiên cứu mỹ phẩm ưu tiên chọn đưa vào công thức với vai trò là thành phần dưỡng trắng da.
Alpha Arbutin có thể được tìm thấy ở một số loại quả và ngũ cốc như việt quất, nam việt quất, quả dâu gấu, lúa mì, lê… Trong đó, phổ biến nhất là quả dâu gấu đã được sử dụng hàng trăm năm qua như một loại kháng sinh tự nhiên.

Alpha Arbutin được yêu thích là nhờ là sự lành tính của nó. Hiện nay, chưa có một nghiên cứu nào cho thấy chắc chắn rằng khi dùng Alpha Arbutin ở lượng lớn và lâu dài có thể làm hại da. Hầu hết nồng độ có trong mỹ phẩm được kiểm soát rất tốt, đều ở mức vừa phải, có thể phát huy tối đa công dụng mà lại an toàn. Nếu bạn muốn tìm sản phẩm trắng da phù hợp với da, không gây tác dụng phụ thì Alpha Arbutin là một lựa chọn sáng suốt.
Arbutin có hai dạng là alpha và beta. Alpha là dạng Arbutin tinh khiết nhất hiện nay nên thường có mức giá khá cao. Tuy nhiên, so với dạng beta thì alpha cho mức độ ổn định cao hơn và có tác dụng ức chế mạnh hơn. Alpha Arbutin tồn tại ở dạng bột tinh thể màu trắng, tan được trong nước nên da dễ dàng hấp thụ, độ pH dao động ở mức 3,5 – 6,5.
Điều chế sản xuất Alpha Arbutin
Alpha Arbutin là hoạt chất có nguồn gốc thực vật, thu được từ quá trình thủy phân glucoside nên có độ an toàn rất cao.

Trong tự nhiên, Alpha-Arbutin được chiết xuất từ cây Bearberry. Ngoài ra, Alpha Arbutin cũng được tìm thấy trong mầm lúa mì, da lê, trong lá của quả việt quất và nam việt quất. Tuy nhiên, việc chiết xuất arbutin từ tự nhiên không dễ dàng nên hiện tại có khá nhiều arbutin được tổng hợp từ phòng thí nghiệm.
Cơ chế hoạt động của Alpha Arbutin
Các Alpha Arbutin có cơ chế hoạt động thông qua quá trình giải phóng có kiểm soát gây ức chế quá trình oxy hóa của L-tyrosine (hoạt động monophenolase) được xúc tác bởi men tyrosinase và chống lại hoạt động liên kết trong tyrosinase.
Nhờ phân tử có thêm Glucose, Arbutin sẽ ức chế các enzyme sản sinh ra melanin trong tế bào, từ đó giúp trắng da, nâng tone màu da.

So với khi sử dụng các Hydroquinone (chất làm trắng da) trực tiếp, Arbutin ít gây kích ứng hơn cũng như xảy ra tác dụng phụ không mong muốn. Nhờ đó, hiệu quả mang lại cũng vững chắc và không hại da hơn.
Alumina là gì?
Alumina là oxit của nhôm, công thức hóa học là Al2O3. Alumina tồn tại ở dạng chất rắn kết tinh màu trắng. Chúng ta hiếm khi tìm thấy Alumina tự nhiên ở dạng tự do vì nhôm quá phản ứng. Trong tự nhiên, nhôm sẽ có lớp oxit bảo phủ bề mặt nó, bảo vệ nó khỏi bị ăn mòn.
Alumina có khối lượng phân tử vào khoảng 102 g mol-1. Điểm nóng chảy và điểm sôicủa Alumina là trên 2000 độ C. Đặc tính của hợp chất này là nó không tan trong nước nhưng rất hút ẩm, không thể dẫn điện nhưng nó là chất dẫn nhiệt. Vì nhôm là một nguyên tố lưỡng tính nên nhôm oxit cũng là một oxit lưỡng tính.

Alumina thường xuất hiện ở dạng khoáng chất kết tinh. Nó rất hữu ích trong việc sản xuất kim loại nhôm bằng quy trình Hall. Trong quá trình này, Alumina được hòa tan trong criolit nóng chảy, và muối tạo thành được điện phân. Sau đó, chúng ta có thể thu được kim loại nhôm nguyên chất.
Hơn nữa, chúng ta có thể sử dụng hợp chất này như một chất mài mòn do độ cứng và sức mạnh của nó. Nó cũng hữu ích như một chất xúc tác để tăng cường tốc độ phản ứng hóa học. Ngoài ra, nó rất hữu ích như một chất hấp thụ nước để làm sạch khí và chất độn cho nhựa.
Các nhà sản xuất mỹ phẩm thường sử dụng Alumina trong các sản phẩm làm sạch, son môi, phấn má hồng và các sản phẩm khác. Theo tổ chức EWG (Hoa Kỳ), mặc dù Alumina có khả năng tăng cường hấp thụ qua da và tích lũy sinh học, nhưng nó vẫn được đánh giá là thành phần an toàn trong mỹ phẩm với liều lượng nhỏ.
Điều chế sản xuất Alumina
Alumina có nguồn gốc chủ yếu từ quặng bauxite thông qua quy trình của Bayer. Trong đó, vật liệu xút kết hợp với nhiệt và áp suất được sử dụng để hòa tan các khoáng chất chứa nhôm từ bauxite. Dư lượng bauxite sau đó được tách ra khỏi natri aluminate, cho phép alumina được kết tinh từ dung dịch còn lại. Alumina kết tinh sau đó được xử lý nhiệt trong lò quay để loại bỏ độ ẩm giới hạn, tạo ra sản phẩm alumina tinh khiết cuối cùng.

Cơ chế hoạt động
Alumina là một thành phần phụ đa năng chủ yếu hoạt động như một chất chứa sắc tố. Sắc tố ở đây có thể là thành phần chống nắng vật lý như titanium dioxide hoặc một thành phần tạo màu nào đó được pha trộn với các tiểu cầu alumina và được phủ bởi một số loại silicone như triethoxycarprylylsilane. Phương thức này giúp các sắc tố được phấn bố đồng đều và dễ tán hơn trên da. Alumina rất hữu ích cho các sản phẩm chống nắng vật lý cũng như các sản phẩm trang điểm.
Behentrimonium Chloride là gì?
Behentrimonium chloride là một chất rắn dạng sáp có nguồn gốc từ hạt của cây Brassica rapa olifera. Hoạt chất là chất rắn dạng sáp, thuộc họ cây cải, loại cây có hoa màu vàng đặc trưng. Thành phần này có cấu tạo là một muối amoni bậc bốn và một ankyl trimonium mạch thẳng.

Behentrimonium chloride chống được lực tĩnh điện vì thế được sử dụng ở nhiều sản phẩm chăm sóc tóc với mục đích là nhằm giảm tóc làm cho mái tóc của bạn thêm mượt mà. Trong thành phần này chứa nhiều tiểu phân tử kích thích micromet để dễ thấm sâu vào chân tóc. Nhờ vậy, thành phần này có thể giúp cho loại tóc bị hư tổn sau quá trình uốn, nhuộm nhanh chóng được phục hồi.
Điều chế sản xuất
Người ta sản xuất behentrimonium clorua theo quy trình lần lượt như sau: Bước đầu tiên là tạo ra dầu hạt cải, bước tiếp theo là lấy dầu hạt cải làm nóng rồi đưa vào máy ép hoặc máy ép trục vít. Người ta thêm dung môi vào bánh ép còn lại tiếp tục chiết xuất dầu. Thông qua quá trình hơi nước và nhiệt để người ta tách bỏ dung môi khỏi dầu để thu được lượng dầu tinh khiết. Bước tiếp theo là cho behenyl đimetylamin bậc bốn với metyl clorua trong 30% dipropylen glyco để tạo ra behentrimonium clorua. Đó là quy trình điều chế sản xuất ra behentrimonium clorua.
Cơ chế hoạt động
Lớp ngoài cùng của nang tóc được gọi là lớp biểu bì và được cấu tạo phần lớn bằng keratin. Đây là loại chất rất giàu các nhóm cysteine và có tính axit khá nhẹ, khi dùng tóc sẽ trở nên mượt mà không bị rối. Khi làm sạch tóc, nhóm cysteine khử những độc tố có trên tóc, sẽ tạo ra điện tích âm cho mái tóc.

Trong dầu xả các thành phần phải kể đến là amoni bậc bốn tích điện dương, hay Behentrimonium Chloride, polyme được gọi là Polyquaternium -XX (trong đó XX là một số tùy ý) nó gắn vào tóc thông qua tương tác tĩnh điện.
Trong quá trình thấm vào tóc, những hợp chất này sẽ tạo ra một số hiệu ứng. Khi quá trình này thực hiện, chuỗi hydrocarbon mạch dài của chúng hoạt động với mục đích bôi trơn bề mặt cho từng nang tóc. Kết quả sẽ giảm cảm giác thô ráp của từng nang tóc, mái tóc trở nên suôn mượt, khi chải tóc sẽ trở nên dễ dàng. Công dụng của lớp phủ bề mặt của các nhóm cation, giúp cho những sợi tóc được tách ra khỏi nhau bằng tĩnh điện, sẽ giúp tóc không bị vón lại. Hợp chất này hoạt động giống như chất chống tĩnh điện, giúp tóc giảm xoăn, chống làm tóc xơ và khô giúp tóc thêm mượt mà dễ chải.
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Bát giác liên.
Tên gọi khác: Độc diệp nhất chi hoa, độc cước liên, pha mỏ.
Tên khoa học: Dysosma tonkinense (Gagnep.) M.Hiroe. Họ: Hoàng mộc (Berberidaceae). Chi: Bát giác liên (Dysosma Woodson.), đây là một chi nhỏ gồm 7 đến 10 loài cây thân thảo sống lâu năm.
Đặc điểm tự nhiên
Bát giác liên là cây cỏ nhỏ sống lâu năm do thân rễ, có chiều cao trung bình từ 30- 50cm.
Rễ
Bát giác liên là cây hai lá mầm nhưng có kiểu rễ chùm gồm nhiều rễ nhỏ hình sợi mọc từ thân rễ. Rễ cây phát triển thành củ mẫm, chứa nhiều tinh bột nên có màu trắng.
Rễ cây có đường kính 1,5-2,5mm, dài 30cm - 70 cm (tối đa lên tới 80cm). Bề mặt ngoài của rễ có nhiều lông rễ, màu vàng chanh sau đó chuyển sang màu nâu nhạt.
Về vi thể, mặt cắt ngang rễ Bát giác liên có hình tròn, biểu bì gồm một lớp tế bào đa giác hay h́ình gần tṛòn, được xếp tương đối đều đặn. Có các lớp mô mềm ở dưới các lớp biểu bì gồm các tế bào tròn có thành mỏng.
Thân rễ
Thân rễ Bát giác liên có hình trụ, mập, dạng chuỗi; màu vàng nâu, kích thước từ 2 - 4 cm. Trên thân rễ có những vết sẹo có khả năng phát triển thành một nhánh mới.
Về vi thể, các lát cắt của thân rễ hình tròn, cấu tạo từ ngoài vào trong bao gồm:lớp bần, mô mềm vỏ, các bó libe-gỗ. trong đó, lớp bần gồm 2-3 hàng tế bào hình đa giác. Các mô mềm vỏ cấu tạo bởi những tế bào thành mỏng, xếp lộn xộn. Các bó libe-gỗ kích thước khá đều nhau, trên mỗi bó libe-gỗ có đính 2 cụm tế bào mô cứng, 1 cụm nằm sát libe, 1 cụm nằm sát gỗ.
Lá
Lá Bát giác liên có hình dạng rất đa dạng từ dạng bầu dục không chia thùy cho đến dạng đa giác với nhiều thùy nông, từ 4 đến 9 cạnh nhưng phổ biến là 6 đến 8 cạnh. Đường kính lá khoảng 12 - 25 cm, mép lá có răng cưa nhỏ, khi non có vân.
Hoa
Hoa có màu đen trong chứa nhiều hạt, mọc đơn độc hay từng 4-12 trên 1 cuốn, có, hình trứng, đường kính khoảng 12mm. Hoa thường nở vào tháng 3 đến tháng 5.
Bát giác liên
Phân bố, thu hái, chế biến
Phân bố
Bát giác liên là cây thuốc có nhiều công dụng cho sức khỏe, khả năng tái sinh kém, nhưng đang bị khai thác quá mức nên rất quý hiếm.
Bát giác liên có phân bố ở Trung Quốc và Việt Nam. Ở Việt Nam, cây bát giác liên mọc nhiều ở những vùng núi cao, rừng ẩm như ở các tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Lai Châu.
Thu hái và chế biến
Rễ bát giác liên được thu hái vào mùa thu, đông, lá được hái vào mùa xuân, trước khi cây ra hoa, dùng tươi hay phơi khô để dùng dần. Người ta thường thu hái củ vào mùa thu đông, rửa sạch đất cát, dùng tươi hoặc đem phơi/ sấy khô.
Bát giác liên có tỷ lệ đậu quả rất thấp trong tự nhiên cũng như trong điều kiện trồng trọt nên việc sử dụng hạt làm vật liệu nhân giống là rất khó khăn; tuy vậy Bát giác liên có thể nhân giống bằng thân rễ. Do đó, Bát giác liên đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam với mức phân hạng “nguy cấp”, nên cần được nghiên cứu nhân giống và bảo tồn.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận dùng: Thân rễ - Rhizoma Dysosmae Versipellis; thường gọi là Quỷ cừu.
Sản phẩm liên quan








