Vỡ túi mật là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị


Vỡ túi mật là một biến chứng hiếm gặp nhưng đe dọa tính mạng của viêm túi mật cấp tính. Do đó, nếu có bất kỳ triệu chứng nào của viêm túi mật cấp cần phải nhập viện càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời.

Những dấu hiệu và triệu chứng của vỡ túi mật

Vỡ túi mật là biến chứng nghiêm trọng của viêm túi mật cấp tính. Do đó, bạn cần phải nhận biết sớm được các dấu hiệu và triệu chứng của viêm túi mật cấp tính, từ đó ngăn ngừa biến chứng vỡ túi mật xảy ra.

Các triệu chứng có thể có của viêm túi mật cấp tính, bao gồm:

  • Đau dữ dội ở bụng trên bên phải hoặc giữa bụng;
  • Cơn đau lan đến vai phải hoặc lưng của bạn;
  • Đau bụng khi chạm vào;
  • Buồn nôn;
  • Nôn mửa;
  • Sốt.

Các triệu chứng viêm túi mật thường xảy ra sau bữa ăn, đặc biệt là bữa ăn lớn hoặc nhiều chất béo.

Các triệu chứng của vỡ túi mật, bao gồm:

  • Đau bụng dữ dội;
  • Sốc nhiễm trùng (da xanh, vã mồ hôi lạnh, tụt huyết áp…);
  • Kích thích, bứt rứt nếu nặng có thể lơ mơ và hôn mê.
Vỡ túi mật là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 4
Đau bụng dữ dội là triệu chứng thường gặp của vỡ túi mật

Biến chứng có thể gặp phải khi bị vỡ túi mật

Các biến chứng của vỡ túi mật bao gồm:

  • Viêm phúc mạc mật;
  • Áp xe gan;
  • Áp xe dưới gan;
  • Áp xe vùng chậu;
  • Viêm phổi;
  • Viêm tụy;
  • Suy thận cấp.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng của viêm túi mật cấp tính hoặc vỡ túi mật, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Những ai có nguy cơ mắc phải vỡ túi mật?

Người lớn tuổi, người mắc các bệnh lý kèm theo như xơ gan, đái tháo đường có nguy cơ cao vỡ túi mật hơn.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải vỡ túi mật

Một số yếu tố dường như làm tăng nguy cơ phát triển chứng vỡ túi mật, bao gồm:

  • Béo phì;
  • Đái tháo đường;
  • Cholesterol máu cao;
  • Trên 40 tuổi.

Nguyên nhân dẫn đến vỡ túi mật

Nguyên nhân gây ra vỡ túi mật bao gồm:

  • Sỏi mật: Sỏi mật có thể chặn đường đi mà mật chảy qua khi nó rời khỏi túi mật. Mật tích tụ trong túi mật, gây viêm. Lâu ngày khi dịch viêm tích tụ hoặc sỏi càng ngày càng nhiều, dẫn đến vỡ túi mật.
  • Khối u: Một khối u có thể ngăn cản mật chảy ra khỏi túi mật một cách bình thường. Điều này gây ra sự tích tụ mật có thể dẫn đến viêm túi mật, lâu ngày có thể dẫn đến vỡ túi mật.
  • Tắc nghẽn ống mật: Sỏi hoặc mật đặc và các sỏi bùn có thể làm tắc ống mật và dẫn đến viêm túi mật. Sự xoắn hoặc sẹo của ống mật cũng có thể gây tắc nghẽn.
  • Nhiễm trùng: AIDS và một số bệnh nhiễm virus, nhiễm trùng có thể gây viêm túi mật, tình trạng viêm lâu ngày gây vỡ túi mật.
  • Thiếu máu cục bộ: Giảm lưu lượng máu đến túi mật có thể gây viêm mãn tính hoặc cấp tính, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nó.
Vỡ túi mật là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 5
Sỏi mật là nguyên nhân hàng đầu gây ra vỡ túi mật

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của vỡ túi mật

Chế độ sinh hoạt

Để hạn chế diễn tiến của vỡ túi mật, bạn có thể tham khảo các việc làm sau:

  • Tập thể dục để duy trì cân nặng;
  • Không uống rượu, bia;
  • Tuân thủ các hướng dẫn điều trị của bác sĩ;
  • Điều trị ổn định các bệnh lý kèm theo;
  • Tự theo dõi các triệu chứng, nếu có bất kỳ triệu chứng mới hoặc nặng lên của các triệu chứng cũ cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị.

Chế độ dinh dưỡng

Túi mật của bạn giúp bạn tiêu hóa thức ăn béo. Ngay sau khi cắt bỏ túi mật, bạn sẽ cần tránh các món chiên và nhiều dầu mỡ.

Sau phẫu thuật, lượng calo từ chất béo không nên chiếm quá 30% trong chế độ ăn uống của bạn. Hãy ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau xanh.

Phòng ngừa vỡ túi mật

Để giảm nguy cơ vỡ túi mật, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Giảm cân từ từ. Giảm cân nhanh có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi mật.
  • Chọn một chế độ ăn uống lành mạnh. Hãy ăn chế độ ăn nhiều rau, trái cây và ngũ cốc.

Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm vỡ túi mật

Để chẩn đoán viêm túi mật, bác sĩ có thể sẽ khám sức khỏe và thảo luận về các triệu chứng cũng như tiền sử mắc bệnh của bạn. Các xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán viêm túi mật hoặc vỡ túi mật bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu để tìm dấu hiệu nhiễm trùng hoặc dấu hiệu của các vấn đề về túi mật.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Siêu âm bụng, nội soi, chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ đường mật tụy (MRCP) có thể được sử dụng để tạo ra hình ảnh về túi mật và ống mật của bạn. Những hình ảnh này có thể có dấu hiệu viêm túi mật hoặc sỏi trong ống mật và túi mật. CT thường tốt hơn siêu âm trong chẩn đoán biến chứng vỡ túi mật.
  • Chụp HIDA: Phương pháp này theo dõi quá trình sản xuất và lưu lượng mật từ gan đến ruột non của bạn.
Vỡ túi mật là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 6
Chụp cắt lớp vi tính (CT) là xét nghiệm hàng đầu giúp bác sĩ chẩn đoán vỡ túi mật

Điều trị vỡ túi mật

Nội khoa

Vỡ túi mật được điều trị ban đầu bằng phẫu thuật cắt túi mật qua da. Bệnh nhân thường cần dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch, hồi sức dịch và theo dõi chặt chẽ trong phòng chăm sóc đặc biệt. Cụ thể các phương pháp điều trị nội khoa bao gồm:

  • Nhịn ăn: Ban đầu, bạn có thể không được phép ăn hoặc uống để giảm căng thẳng cho túi mật đang bị viêm. Có thể bổ sung chất dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch.
  • Hồi sức dịch: Truyền dịch đường tĩnh giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước.
  • Thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng: Nếu túi mật của bạn bị nhiễm trùng, bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho bạn dùng thuốc kháng sinh. Các kháng sinh có thể chỉ định định như Piperacillin, Meropenem, Ceftriaxone…
  • Thuốc giảm đau: Có thể giúp kiểm soát cơn đau cho đến khi tình trạng viêm trong túi mật của bạn thuyên giảm.

Ngoại khoa

Hầu hết các trường hợp vỡ túi mật đều được điều trị bằng cách cắt bỏ túi mật.

Bác sĩ phẫu thuật có thể thực hiện phẫu thuật cắt túi mật theo ba cách:

  • Phẫu thuật mở cắt túi mật: Với phẫu thuật mở, bác sĩ phẫu thuật sẽ phẫu thuật thông qua một vết mổ lớn trên bụng.
  • Phẫu thuật cắt túi mật nội soi: Với phẫu thuật nội soi, bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện thông qua một vài vết mổ nhỏ. Phẫu thuật nội soi thường giúp phục hồi nhanh hơn, ít đau hơn và sẹo nhỏ hơn. Trong hầu hết các trường hợp, cắt túi mật sẽ được thực hiện bằng nội soi.
  • Phẫu thuật cắt túi mật bằng robot: Đây là phương pháp mới hơn và hiện có ở một số ít trung tâm.
Vỡ túi mật là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 7
Phẫu thuật cắt túi mật



Chat with Zalo