Răng mọc kẹt là gì? Cách phòng ngừa và điều trị


Tình trạng răng không đủ chỗ để mọc lên đâm khỏi nướu, răng mọc nghiêng, xiêu vẹo hoặc thậm chí mọc nằm ngang gọi là tình trạng răng mọc kẹt, và thường xảy ra trong trường hợp mọc răng khôn.

Những dấu hiệu và triệu chứng của răng mọc kẹt

Khi răng bị mọc kẹt, răng miệng của bạn sẽ có những dấu hiệu sau đây và cũng là những hậu quả do răng mọc kẹt mang lại:

  • Thức ăn có thể bị vướng vào và vi khuẩn sẽ sinh sôi tại đấy dẫn đến hôi miệng, các bệnh về răng miệng, chẳng hạn như sâu răng khôn.
  • Sang chấn lợi: Gây viêm nhiễm, đau đớn, sưng tấy lợi, chảy dịch, mủ.
  • Viêm nhiễm vùng răng khôn có nguy cơ gây viêm sưng amidan, gây khó khăn trong việc ăn uống, nhai nuốt và nói chuyện, giảm khả năng học tập, lao động; thậm chí nhiều người bị biến dạng mặt.
  • Gây sâu răng số 7: Đặc biệt là răng khôn mọc kẹt về phía gần, có nguy cơ gây viêm tủy và vỡ răng số 7.
  • Tạo nang thân răng: Hủy hoại xương kế răng khôn, ảnh hưởng đến những răng kề cạnh.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Răng mọc kẹt không những gây khó chịu trong sinh hoạt mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn, vì thế bạn nên đi khám răng định kỳ để biết rõ tình trạng sức khỏe răng miệng; hoặc khi phát hiện có những triệu chứng bất thường ở răng, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn.

Những ai có nguy cơ mắc răng mọc kẹt?

Những người đang trong giai đoạn mọc răng sẽ có nguy cơ bị răng mọc kẹt. Trong đó, những người có răng mọc không cân đối có nguy cơ gặp vấn đề này cao hơn.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc răng mọc kẹt

  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ.
  • Bệnh liên quan đến răng miệng.

Nguyên nhân dẫn đến răng mọc kẹt

Lý do phổ biến nhất là do không đủ chỗ sau răng số 7, vì răng này thường mọc trước răng khôn ít nhất là 5 năm. Và vì răng hàm mọc trước đó vượt quá kích thước xương hàm nên làm cho răng khôn mọc sau không có đủ chỗ để mọc lên.

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của răng mọc kẹt

Chế độ sinh hoạt:

  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh theo chỉ định của các nha sĩ.
  • Súc miệng bằng nước muối nhạt, không ăn đồ cay nóng hoặc ăn uống những thức ăn thức uống lạnh.
  • Bỏ uống rượu, bia và thuốc lá nếu không muốn tình trạng nặng hơn.
  • Đối với trường hợp bị dị ứng thuốc tê hoặc thuốc mê dẫn đến ngất xỉu có thể được chỉ định dùng thuốc chống sốc.
  • Tham khảo những thức ăn thức uống có thể ăn được từ các nha sĩ điều trị.

Chế độ dinh dưỡng:

Xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học. Bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể, tăng cường ăn rau xanh và hạn chế các món đồ ngọt.

Phương pháp phòng ngừa răng mọc kẹt hiệu quả

Thăm khám răng miệng thường xuyên và định kỳ với bác sĩ nha khoa để được đánh giá và chẩn đoán sớm nếu có nguy cơ răng mọc kẹt, bác sĩ sẽ đề xuất cho bạn phương pháp xử lý hiệu quả.

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán răng mọc kẹt

Bác sĩ nha khoa sẽ xem xét các triệu chứng của bạn, dùng đèn để rọi vào răng để quan sát các vấn đề bên ngoài, kết hợp với chụp X - quang để quan sát toàn bộ cấu trúc răng của bạn. Từ đó đưa ra kết luận bạn có bị răng mọc kẹt hay không.

Phương pháp điều trị răng mọc kẹt hiệu quả

Những trường hợp buộc nhổ bỏ răng mọc kẹt: Chiếc răng có nguy cơ gây sâu răng hoặc viêm nhiễm răng số 7, hoặc có nang quanh thân răng.

Tiểu phẫu thuật: Một số trường hợp cắt lợi trùm và răng khôn đó mọc thẳng, có đủ chỗ để mọc.

Dùng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau để điều trị nhất thời.



Chat with Zalo