Nhiệt miệng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị


Nhiệt miệng là biểu hiện sưng viêm tại niêm mạc miệng, thường gây ra cảm giác đau rát và khó chịu. Nhiệt miệng rất hay gặp trong đời sống và đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc nhiệt miệng.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhiệt miệng

Triệu chứng của bệnh nhiệt miệng thường gồm các dấu hiệu sau:

  • Hình thành các vết loét trong miệng: Các vết loét này thường xuất hiện trên lợi, lưỡi, bên trong má, bên trong môi, và trên vòm miệng. Chúng có thể gây đau đớn và khó chịu đáng kể.
  • Màu sắc của vết loét: Các vết loét thường có màu trắng hoặc vàng, bao quanh bởi một vùng viêm đỏ.
  • Cảm giác đau rát: Các vết loét có thể gây cảm giác đau rát hoặc châm chích, đặc biệt khi ăn các thực phẩm mặn, chua, hay cay.
  • Khó khăn trong việc ăn uống và nói chuyện: Do đau và khó chịu, người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc ăn uống và nói chuyện.

Các triệu chứng này có thể kéo dài từ vài ngày đến hai tuần tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp và sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Tác động của bệnh nhiệt miệng đối với sức khỏe 

Bệnh nhiệt miệng gây ra sự khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày như cảm giác nóng rát, đau nhức,... khiến bệnh nhân bất tiện trong việc ăn uống, vệ sinh cá nhân như đánh răng, súc miệng hoặc ngay cả khi nói chuyện.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh nhiệt miệng 

Nhiệt miệng có thể biến chứng thành viêm loét vòm miệng, sốt, hoại tử mô và tế bào, nhiễm trùng miệng, tiêu hóa hoặc nhiễm trùng toàn thân nếu không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Những ai có nguy cơ mắc phải nhiệt miệng?

Tỷ lệ mắc bệnh nhiệt miệng thường là người lớn (chiếm 20 đến 30%).

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải nhiệt miệng

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nhiệt miệng, bao gồm:

Căng thẳng quá mức.

Dùng các thực phẩm có tính kích ứng cao như thực phẩm cay, nóng.

Tổn thương niêm mạc miệng nhưng không điều trị kịp thời.

Những nguyên nhân dẫn đến nhiệt nhiệt là do:

  • Hormone: Sự thay đổi hormone, đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt, có thể gây ra nhiệt miệng.
  • Vi khuẩn: Vi khuẩn Helicobacter pylori, thường gây loét dạ dày, cũng có liên quan đến sự phát triển của nhiệt miệng.
  • Thực phẩm nhạy cảm: Các loại thực phẩm nhạy cảm như sôcôla, cà phê, dâu tây, trứng, các loại hạt, phô mai, và thực phẩm có vị chua hoặc cay có thể kích thích sự hình thành của nhiệt miệng.
  • Thiếu hụt Vitamin: Thiếu hụt vitamin B12, kẽm, folate (axit folic), hoặc sắt có thể dẫn đến sự phát triển của nhiệt miệng.
  • Áp lực tinh thần (Stress): Căng thẳng và áp lực tinh thần cũng là những yếu tố gây ra nhiệt miệng.

Những yếu tố này cho thấy sự đa dạng trong các nguyên nhân có thể gây ra nhiệt miệng, từ sinh lý cơ thể đến các yếu tố môi trường bên ngoài

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của nhiệt miệng

Chế độ sinh hoạt:

Giữ vệ sinh răng miệng, vòm họng thường xuyên.

Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 

Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. 

Chế độ dinh dưỡng:

Dùng những thực phẩm ít gây kích ứng. 

Hạn chế dùng thực phẩm cay, nóng.

Ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước lọc.

Phương pháp phòng ngừa nhiệt miệng hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

Có chế độ ăn uống phù hợp, lành mạnh.

Giữ vệ sinh răng miệng thường xuyên.

Tránh căng thẳng quá mức.

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán nhiệt miệng

Đánh giá lâm sàng

Chẩn đoán dựa trên quan sát hình thái và nguyên tắc loại trừ vì không có đặc điểm mô học xác định hoặc xét nghiệm đặc hiệu trong phòng thí nghiệm.

Triệu chứng Herpes simplex ở miệng nguyên phát có thể giống với nhiệt miệng nhưng thường xảy ra ở trẻ em, có liên quan đến vòm miệng cứng, nướu kèm theo, mặt sau của lưỡi kèm theo triệu chứng toàn thân. Ngoài ra Herpes simplex còn được phát hiện bằng nuôi cấy virus. Các tổn thương herpes tái phát thường là một bên.

Loét miệng tái phát có thể xảy ra khi nhiễm Herpes, HIV, và ngay cả khi thiếu dinh dưỡng. Xét nghiệm virus và xét nghiệm huyết thanh có thể xác định các tình trạng này.

Các phản ứng phụ khi dùng thuốc có thể giống nhiệt miệng. Tuy nhiên, dị ứng với thực phẩm hoặc sản phẩm nha khoa (chỉ nha khoa,…) có thể khó xác định; nên dùng phương pháp loại trừ để chẩn đoán chính xác.

Một số xét nghiệm đi kèm

Một số xét nghiệm huyết thanh toàn diện như:

Alanin aminotransferase (ALT);

Aspartate aminotransferase (AST); 

Xét nghiệm kháng thể treponemal huỳnh quang (FTA);

Xét nghiệm G6PD;

Công thức máu (để theo dõi tủy xương).

Các xét nghiệm trên có thể được thực hiện để sàng lọc bệnh nhân, để đánh giá các chỉ định đối với thuốc và theo dõi trong quá trình điều trị bằng phương pháp điều trị bằng thuốc.

Phương pháp điều trị nhiệt miệng hiệu quả

Tùy vào thể trạng bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp. 

Dùng Chlorhexidine và Corticosteroid tại chỗ

Nước súc miệng chlorhexidine gluconate và Corticosteroid tại chỗ thường là phương pháp điều trị chính. 

Corticosteroid có thể là Dexamethasone 0,5 mg/ 5 ml, 3 lần một ngày được sử dụng để súc miệng.

Thuốc mỡ Clobetasol 0,05% hoặc thuốc mỡ Fluocinonide 0,05% trong Carboxymethylcellulose (1:1), bôi 3 lần một ngày. 

Bệnh nhân sử dụng các Corticosteroid này nên được theo dõi về bệnh nấm Candida. Nếu Corticosteroid tại chỗ không hiệu quả, có thể cần dùng Prednisone (ví dụ: 40 mg uống mỗi ngày một lần) uống không quá 5 ngày.

Một số thuốc khác

Điều trị có thể yêu cầu sử dụng kéo dài với các thuốc như: 

Corticosteroid toàn thân.

Azathioprine.

Thuốc ức chế miễn dịch khác.

Pentoxifylline. 

Bổ sung vitamin B1, B2, B6, B12, Folate hoặc Sắt có thể làm giảm triệu chứng ở một số bệnh nhân.

Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.



Chat with Zalo