Đục thủy tinh thể ở người già: Nguyên nhân gây bệnh, phương pháp điều trị


Đục thủy tinh thể là kết quả phổ biến của quá trình lão hóa và xảy ra thường xuyên ở người lớn tuổi. Bệnh đục thủy tinh thể chiếm 48% tỷ lệ mù lòa trên toàn thế giới, được ước tính khoảng 18 triệu người. Tuổi thọ cao là yếu tố làm cho tỷ lệ mắc đục thủy tinh thể cao. Hàng năm có hàng triệu người trên thế giới bị mù lòa do đục thể thuỷ tinh được mổ thấy lại ánh sáng, có lại được thị lực để làm việc, sinh hoạt.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể ở người già

Dấu hiệu và triệu chứng ở bệnh nhân đục thủy tinh thể ở người già:

  • Nhìn mờ (như qua màn sương);
  • Chói mắt; 
  • Cận thị giả;
  • Giảm thị lực;
  • Diện đồng tử trắng.
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể ở người già
Nhìn mờ, chói mắt là một trong những dấu hiệu của bệnh đục thủy tinh thể

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh đục thủy tinh thể ở người già

Biến chứng khi mắc bệnh đục thủy tinh thể ở người già là tăng nhãn áp cấp tính nếu không được điều trị và dẫn đến mù lòa sau này.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn nên gặp bác sĩ nhãn khoa nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Thị lực của bạn bị mờ hoặc như có 1 màn sương mù.
  • Bạn thấy đèn quá sáng hoặc chói.
  • Màu sắc trông nhạt nhòa.

Những ai có nguy cơ bị đục thủy tinh thể ở người già?

Bất cứ người lớn tuổi nào cũng có khả năng bị đục thủy tinh thể.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) bệnh đục thủy tinh thể ở người già

Hiện vẫn chưa lý giải được rõ ràng tại sao chúng ta có nhiều khả năng bị đục thủy tinh thể hơn khi già đi, nhưng một số yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể, bao gồm:

Mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì, bệnh về mắt tái đi tái lại.

Thuốc corticoid thường gây đục bao sau.

Tiền sử gia đình bị đục thủy tinh thể.

Uống rượu, hút thuốc.

Chế độ ăn: Thiếu vitamin C, E,…Dinh dưỡng kém, suy giảm miễn dịch nên mắt bị thiếu dưỡng chất.

Từng bị chấn thương hoặc phẫu thuật mắt.

Nguyên nhân dẫn đến đục thủy tinh thể ở người già

Thủy tinh thể nằm phía sau mống mắt và đồng tử. Nó tập trung ánh sáng vào võng mạc ở phía sau mắt, nơi ghi lại hình ảnh. Thủy tinh thể được làm chủ yếu từ nước và protein. Nhưng khi chúng ta già đi, một số protein có thể kết tụ lại với nhau và bắt đầu làm mờ một vùng nhỏ của thủy tinh thể. Theo thời gian, đục thủy tinh thể có thể phát triển lớn hơn và làm mờ thủy tinh thể nhiều hơn.

Đục thủy tinh thể do tuổi già do 3 nguyên nhân chính:

  • Đục nhân thể thủy tinh: Ở giai đoạn sớm sự xơ cứng dần của nhân gây tăng chiết suất thể thủy tinh làm cho khúc xạ của mắt chuyển sang cận thị.
  • Đục vỏ thể thủy tinh: Đục vỏ thể thủy tinh thường gặp luôn ở hai mắt và thường không cân xứng. Khi chất vỏ thể thủy tinh thoái hóa qua bao thể thủy tinh để lại lớp bao nhăn nheo và co lại gọi là đục thể thủy tinh quá chín.
  • Đục thể thủy tinh dưới bao sau: Đục thủy tinh thể dưới bao sau khi trú ở lớp vỏ sau và thường nằm ở trục. Đục thể thủy tinh dưới bao sau chủ yếu do tuổi già, cũng có thể là hậu quả của chấn thương, dùng thuốc corticosteroid và bức xạ ion hóa.
Nguyên nhân dẫn đến đục thủy tinh thể ở người già
Đục thể thủy tinh do tuổi già là quá trình diễn ra từ từ và có thể không song hành giữa hai mắt

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh đục thủy tinh thể ở người già

Chế độ sinh hoạt:

Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

Đeo kính râm khi ra ngoài: Tiếp xúc với ánh sáng tia cực tím đã được chứng minh là một yếu tố góp phần phát triển bệnh đục thủy tinh thể.

Ngừng hút thuốc lá: Nicotine và các thành phần độc hại khác trong thuốc lá làm giảm khả năng phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể của hệ thống miễn dịch, cũng như gây ra nhiều áp lực hơn bên trong các mạch máu trong mắt và cơ thể của bạn.

Chế độ dinh dưỡng:

Cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các loại rau củ quả có chứa nhiều vitamin A tốt cho mắt, các loại cá biển, đậu có chứa omega 3.

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh đục thủy tinh thể ở người già
Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị

Phương pháp phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể ở người già hiệu quả

Điều trị và theo dõi những bệnh nhân bị đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì, viêm màng bồ đào.

Mặc dù chưa có phương pháp nào được chứng minh một cách khoa học để ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể ở người già, nhưng khám mắt định kỳ là một phương pháp quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng bệnh đục thủy tinh thể ở người già một cách hiệu quả.

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh đục thủy tinh thể ở người già

Khai thác bệnh sử

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp để người bệnh đến khám gồm:

  • Giảm thị lực: Thị lực giảm nhiều hay ít tùy thuộc mức độ và vị trí đục, đặc biệt là giảm thị lực nhìn xa. Bệnh nhân có thể nhìn thấy những điểm đen trước mắt ở giai đoạn sớm.
  • Nhìn đôi hoặc nhiều hình ảnh trong một mắt (triệu chứng này có thể rõ ràng khi đục thủy tinh thể lớn hơn).
  • Lóa mắt: Bệnh nhân đục thể thủy tinh có thể phàn nàn vì lóa mắt đến mức chói mắt đối với ánh sáng ban ngày, ánh đèn pha,...

Cần hỏi bệnh nhân về tiền sử bệnh mắt và các bệnh toàn thân như viêm màng bồ đào, cận thị nặng, bệnh glôcôm, đái tháo đường,… hoặc tiền sử bệnh về mắt trước đó.

Khám bệnh nhân đục thể thủy tinh

Soi ánh đồng tử: Nếu thể thủy tinh có đám đục, sẽ thấy những vết đen trên nền ánh đồng tử hồng.

Bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ đánh giá vị trí, mức độ đục và độ cứng của nhân thể thủy tinh bằng cách khám bằng đèn khe trên máy sinh hiển vi hoặc khám phản xạ đồng tử với ánh sáng trực tiếp.

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh đục thủy tinh thể ở người già
Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị thủy tinh ở người già 

Phương pháp điều trị bệnh đục thủy tinh thể ở người già hiệu quả

Ở giai đoạn đầu của bệnh có thể được điều trị bằng những thay đổi về môi trường như bạn có thể thay kính mới, tìm những nơi có ánh sáng tốt hơn và kính râm chống lóa khi ra ngoài. Tuy nhiên, khi tình trạng mất thị lực bắt đầu ảnh hưởng đến các chức năng hàng ngày thì người bệnh cần dùng thuốc và phẫu thuật đục thủy tinh thể.

Nhiều thuốc chống đục thủy tinh thể đang được nghiên cứu, trong đó có các thuốc làm giảm quá trình này như sorbitol, aspirin, các thuốc làm tăng cường vitamin C, canxi, glutathione.

Các thuốc nhỏ mắt này đều chỉ có giá trị ở giai đoạn sớm của quá trình đục thể thuỷ tinh. Khi bệnh đục thủy tinh thể trở nên nặng hơn theo thời gian thì bạn sẽ cần điều trị phẫu thuật để loại bỏ và thay thế thủy tinh thể.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị thủy tinh thể được chứng minh là có hiệu quả đối với bệnh đục thủy tinh thể ở người già.

Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.



Chat with Zalo