Hội chứng Down: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chẩn đoán
Hội chứng Down là tình trạng trẻ sinh ra mà bộ gen nhiễm sắc thể có thêm một bản sao của nhiễm sắc thể thứ 21 - do đó có tên khác là tam nhiễm sắc thể 21. Điều này gây ra tình trạng chậm phát triển và khuyết tật về thể chất và tinh thần. Nhiều khuyết tật kéo dài suốt đời và chúng cũng có thể làm giảm tuổi thọ. Tuy nhiên, những người mắc hội chứng Down có thể sống khỏe mạnh và hạnh phúc.
Những dấu hiệu và triệu chứng của Down
Người mẹ khi đang mang thai sẽ không có triệu chứng nào khi mang thai một đứa trẻ mắc hội chứng Down.
Nhận biết trẻ sơ sinh mắc hội chứng Down: Khi mới sinh, trẻ mắc hội chứng Down thường có một số dấu hiệu đặc trưng, bao gồm:
- Khuôn mặt phẳng;
- Đầu và tai nhỏ;
- Cổ ngắn;
- Lưỡi phồng;
- Mắt xếch lên trên;
- Đôi tai có hình dạng không bình thường;
- Trương lực cơ kém.
Trẻ sơ sinh mắc hội chứng Down có thể được sinh ra với kích thước trung bình, nhưng sẽ phát triển chậm hơn trẻ không mắc bệnh này.
Những người mắc hội chứng Down thường có một số mức độ khuyết tật về phát triển, nhưng nó thường ở mức độ nhẹ đến trung bình. Chậm phát triển về tinh thần và xã hội có thể có nghĩa là đứa trẻ có thể mắc phải: Hành vi bốc đồng, ít chú ý, học tập chậm.
Tác động của Down đối với sức khỏe
Nhiều người mắc hội chứng Down có các đặc điểm chung trên khuôn mặt và không có dị tật bẩm sinh lớn nào khác. Tuy nhiên, một số người mắc hội chứng Down có thể có một hoặc nhiều dị tật bẩm sinh lớn hoặc các vấn đề y tế khác. Dưới đây là một số vấn đề sức khỏe phổ biến ở trẻ em mắc hội chứng Down.
Mất thính lực;
Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn là tình trạng thở của người đó tạm thời ngừng lại khi đang ngủ;
Nhiễm trùng tai;
Những căn bệnh về mắt;
Dị tật tim lúc mới sinh.
Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh Down
Các biến chứng y khoa thường đi kèm với hội chứng Down. Chúng có thể bao gồm:
- Khả năng nhìn kém;
- Đục thủy tinh thể (mắt mờ);
- Các vấn đề về hông, chẳng hạn như trật khớp;
- Bệnh bạch cầu;
- Táo bón mãn tính;
- Ngưng thở khi ngủ (thở bị gián đoạn trong khi ngủ);
- Sa sút trí tuệ (các vấn đề về suy nghĩ và trí nhớ);
- Suy giáp (chức năng tuyến giáp thấp);
- Béo phì;
- Mọc răng muộn, gây khó khăn cho việc ăn nhai;
- Bệnh Alzheimer sau này trong cuộc sống.
Những người mắc hội chứng Down cũng dễ bị nhiễm trùng hơn, đặc biệt bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiễm trùng da.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Những ai có nguy cơ mắc phải Down?
Hội chứng Down vẫn là tình trạng nhiễm sắc thể phổ biến nhất được chẩn đoán ở Hoa Kỳ. Mỗi năm, khoảng 6.000 trẻ sinh ra ở Hoa Kỳ mắc hội chứng Down. Điều này có nghĩa là cứ 700 trẻ sơ sinh thì có 1 trẻ mắc hội chứng Down.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải Down
Một yếu tố làm tăng nguy cơ sinh con mắc hội chứng Down là tuổi của người mẹ. Phụ nữ từ 35 tuổi trở lên khi mang thai có nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi hội chứng Down hơn so với phụ nữ mang thai ở độ tuổi trẻ hơn. Tuy nhiên, phần lớn trẻ bị hội chứng Down được sinh ra từ những bà mẹ dưới 35 tuổi vì phụ nữ trẻ hơn sinh nhiều con hơn.
Nhiễm sắc thể 21 thừa dẫn đến các đặc điểm thể chất và phát triển trí tuệ chậm hơn ở những người mắc hội chứng Down. Các nhà nghiên cứu biết rằng hội chứng Down là do thừa một nhiễm sắc thể, nhưng không ai biết chắc chắn tại sao hội chứng Down lại xảy ra hoặc có bao nhiêu yếu tố khác nhau đóng một vai trò nào đó.
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của Down
Chế độ sinh hoạt:
Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
Bệnh nhân cần lạc quan, tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái.
Chế độ dinh dưỡng:
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.
Phương pháp phòng ngừa Down hiệu quả
Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
Không có cách phòng ngừa Down, phụ nữ mang thai nên tầm soát và kiểm tra thai nhi để có kế hoạch chăm sóc phù hợp.
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán Down
Có hai loại xét nghiệm cơ bản để phát hiện hội chứng Down khi mang thai:
Xét nghiệm sàng lọc: Xét nghiệm sàng lọc có thể dự đoán thai kỳ có nguy cơ mắc hội chứng Down thấp hay cao. Các xét nghiệm sàng lọc không cung cấp chẩn đoán tuyệt đối, nhưng chúng an toàn hơn cho mẹ và thai nhi đang phát triển.
Xét nghiệm chẩn đoán: Các xét nghiệm chẩn đoán thường có thể phát hiện trẻ có mắc hội chứng Down hay không, nhưng chúng có thể gây nhiều rủi ro hơn cho người mẹ và thai nhi đang phát triển.
Cả xét nghiệm sàng lọc và chẩn đoán đều không thể dự đoán toàn bộ tác động của hội chứng Down đối với em bé.
Xét nghiệm sàng lọc
Các xét nghiệm sàng lọc và chẩn đoán trước sinh hội chứng Down thường bao gồm sự kết hợp của xét nghiệm máu, đo lượng chất khác nhau trong máu của người mẹ (ví dụ: MS-AFP, Triple Screen, Quad-screen) và siêu âm. Các xét nghiệm sàng lọc này có thể giúp xác định nguy cơ mắc hội chứng Down của em bé.
Xét nghiệm chẩn đoán
Các xét nghiệm chẩn đoán thường được thực hiện sau khi xét nghiệm sàng lọc dương tính để xác định chẩn đoán hội chứng Down. Các loại xét nghiệm chẩn đoán bao gồm:
Lấy mẫu nhung mao màng đệm (CVS) từ nhau thai.
Chọc ối, kiểm tra nước ối (chất lỏng từ túi bao quanh em bé).
Lấy mẫu máu cuống rốn qua da (PUBS), xem xét máu từ dây rốn.
Các xét nghiệm này tìm kiếm những thay đổi trong nhiễm sắc thể để chỉ ra chẩn đoán hội chứng Down.
Phương pháp điều trị Down hiệu quả
Không có cách chữa khỏi hội chứng Down, nhưng có rất nhiều chương trình hỗ trợ và giáo dục có thể giúp cả những người mắc bệnh và gia đình của họ. Trong các chương trình này, giáo viên giáo dục đặc biệt và nhà trị liệu sẽ giúp trẻ mắc bệnh Down về một số kỹ năng như kỹ năng cảm nhận, kỹ năng xã hội, kỹ năng tự lực, kỹ năng vận động, khả năng ngôn ngữ và nhận thức
Sống chung với hội chứng Down
Tuổi thọ của những người mắc hội chứng Down đã được cải thiện đáng kể trong những thập kỷ gần đây. Ngày nay, tuổi thọ của những người mắc hội chứng Down đã đạt mức trung bình từ 50 đến 60 năm.