Động kinh thuỳ thái dương là gì? Những điều cần biết về động kinh thuỳ thái dương


Động kinh thùy thái dương là khi cơn động kinh khởi phát ở thùy thái dương. Mỗi người có hai thùy thái dương, ở phía trên thái dương. Khoảng 80% các cơn động kinh ở thùy thái dương khởi phát tại chỗ hoặc gần hồi hải mã. Thuốc có thể kiểm soát thành công cơn động kinh ở khoảng 66% số người bệnh. Các cơn động kinh khởi phát gần hồi hải mã thường được điều trị thành công bằng phẫu thuật.

Những dấu hiệu và triệu chứng của động kinh thuỳ thái dương

Các triệu chứng phụ thuộc vào cách cơn động kinh của bạn khởi phát.

Bạn có thể có tiền triệu trước cơn động kinh ở thùy thái dương. Tiền triệu là một cảm giác bất thường mà bạn cảm thấy trước khi cơn động kinh bắt đầu. Không phải ai cũng có cảm giác tiền triệu này. Tiền triệu là một phần của cơn động kinh khu trú, có nghĩa là bạn tỉnh táo và nhận thức được khi các triệu chứng xảy ra. Chúng thường kéo dài từ vài giây đến hai phút.

Những cảm giác bạn có thể cảm nhận được khi có tiền triệu, bao gồm:

  • Cảm giác quen thuộc, một ký ức hay cảm giác xa lạ.
  • Cảm giác sợ hãi, hoảng loạn hoặc lo lắng đột ngột; giận dữ, buồn hay vui.
  • Cảm giác nôn nao dâng lên trong bụng (cảm giác đau quặn ruột khi đi tàu lượn siêu tốc).
  • Thay đổi thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác hoặc xúc giác.

Đôi khi, cơn động kinh thùy thái dương tiến triển thành một loại động kinh khác, chẳng hạn như cơn động kinh suy giảm nhận thức khu trú. Trong cơn động kinh này, bạn sẽ mất nhận thức trong khoảng 30 giây đến 2 phút.

Các triệu chứng của cơn động kinh suy giảm nhận thức khu trú bao gồm:

  • Nhìn chằm chằm vào khoảng không hoặc một cái nhìn trống rỗng.
  • Các hành vi và chuyển động lặp đi lặp lại (được gọi là tự động hóa) của bàn tay (chẳng hạn như bồn chồn, cử động), mắt (chớp mắt quá mức) và miệng (bặm môi, nhai, nuốt).
  • Lú lẫn.
  • Lời nói bất thường; khả năng phản ứng và giao tiếp với người khác bị thay đổi.
  • Mất khả năng nói, đọc hoặc hiểu lời nói trong thời gian ngắn.

Trong một số ít trường hợp, cơn động kinh thùy thái dương có thể phát triển thành cơn động kinh co cứng – co giật toàn thể. Trong cơn động kinh co cứng - co giật toàn thể, toàn bộ cơ thể bạn cứng đờ và co giật kèm theo mất nhận thức. Đôi khi, bạn mất kiểm soát bàng quang hoặc cắn vào lưỡi khi bị co giật. Cơn động kinh này ảnh hưởng đến cả hai bên não của bạn và còn được gọi là chứng co giật (convulsion). Nó từng được biết đến như một cơn động kinh lớn.

Động kinh thuỳ thái dương là gì? Những điều cần biết về động kinh thuỳ thái dương 4
Đột ngột thay đổi cảm xúc có thể là tiền triệu của động kinh thuỳ thái dương

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn bị động kinh hoặc nghĩ rằng mình có thể bị động kinh, bạn nên đến gặp bác sĩ. Nếu bạn đã được chẩn đoán bị động kinh thùy thái dương, hãy gọi cho bác sĩ nếu:

  • Cơn co giật của bạn kéo dài hơn 5 phút;
  • Cơn co giật thứ hai ngay sau cơn đầu tiên;
  • Số lượng và mức độ nghiêm trọng của cơn động kinh của bạn tăng lên;
  • Bạn gặp các triệu chứng mới;
  • Bạn bị phát ban, da phồng rộp hoặc các tác dụng phụ mới khác;
  • Quá trình phục hồi của bạn sau cơn động kinh chậm hơn bình thường hoặc chưa hoàn toàn.

Những ai có nguy cơ mắc phải động kinh thuỳ thái dương?

Bất kỳ ai, thuộc bất kỳ chủng tộc hay giới tính nào, đều có thể mắc bệnh động kinh. Động kinh thùy thái dương thường bắt đầu từ 10 đến 20 tuổi, mặc dù nó có thể gặp ở mọi lứa tuổi.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải động kinh thuỳ thái dương

Các yếu tố có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh thùy thái dương bao gồm:

  • Bị co giật kéo dài (trạng thái động kinh) hoặc co giật do sốt cao. Khoảng 66% số người mắc động kinh thuỳ thái dương có tiền căn sốt co giật, thường xảy ra ở thời thơ ấu. Tuy nhiên, hầu hết những người bị co giật do sốt đều không phát triển bệnh động kinh thuỳ thái dương.
  • Có vấn đề về cấu trúc ở thùy thái dương, chẳng hạn như khối u hoặc dị tật não.
  • Bị chấn thương não thời thơ ấu, bao gồm chấn thương đầu dẫn đến mất ý thức, chấn thương não khi sinh hoặc nhiễm trùng não (như viêm màng não).

Nguyên nhân dẫn đến động kinh thuỳ thái dương

Nguyên nhân gây động kinh thùy thái dương bao gồm:

  • Không rõ nguyên nhân (chiếm khoảng 25% các cơn động kinh thùy thái dương).
  • Tổn thương tế bào não, dẫn đến sẹo ở thùy thái dương (được gọi là xơ cứng thái dương giữa hoặc xơ cứng vùng đồi thị).
  • Những bất thường về não xuất hiện ngay từ khi sinh ra, bao gồm u mô thừa và dị tật phát triển vỏ não.
  • Chấn thương não do té ngã, tai nạn giao thông hoặc bất kỳ cú đánh nào vào đầu.
  • Nhiễm trùng não, bao gồm áp xe não, viêm màng não, viêm não và hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).
  • Tình trạng não và các bất thường ở mạch máu não, bao gồm khối u não, đột quỵ, mất trí nhớ và các mạch máu bất thường, chẳng hạn như dị dạng động tĩnh mạch.
  • Yếu tố di truyền (tiền căn gia đình) hoặc đột biến gen.
Động kinh thuỳ thái dương là gì? Những điều cần biết về động kinh thuỳ thái dương 5
Chấn thương não có thể là nguyên nhân của động kinh thuỳ thái dương

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của động kinh thuỳ thái dương

Chế độ sinh hoạt:

Chế độ sinh hoạt cho người bệnh động kinh thuỳ thái dương có thể bao gồm các yếu tố sau:

  • Điều chỉnh giấc ngủ: Cố gắng duy trì một giấc ngủ đều đặn và đủ giấc để giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe tổng thể. Hạn chế thức khuya và thiết lập một lịch trình ngủ hợp lý.
  • Quản lý căng thẳng: Căng thẳng và áp lực có thể làm tăng nguy cơ khởi phát cơn động kinh. Tìm hiểu các phương pháp giảm căng thẳng như yoga, thiền định, thể dục, hoạt động ngoại khóa hoặc bất kỳ hoạt động thú vị nào giúp giảm căng thẳng.
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân kích thích: Các chất kích thích như cafein, thuốc lá, rượu và các chất kích thích khác có thể gây kích thích não và tăng nguy cơ khởi phát cơn động kinh. Hạn chế hoặc tránh tiếp xúc với những chất này.
  • Tuân thủ đúng liều thuốc: Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và đảm bảo tuân thủ đúng liều và lịch trình. Không ngừng dùng thuốc hoặc điều chỉnh liều thuốc mà không có sự hướng dẫn của chuyên gia y tế.
  • Tham gia vào hoạt động thể chất: Thực hiện một chế độ tập luyện đều đặn và phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn. Tập thể dục có thể giúp giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Lưu ý rằng chế độ sinh hoạt cho người bệnh động kinh thuỳ thái dương có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của từng người. Luôn tìm kiếm lời khuyên từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để nhận được hướng dẫn và quản lý tốt tình trạng của bạn.

Chế độ dinh dưỡng:

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh động kinh thuỳ thái dương có thể tuân theo các nguyên tắc chung về dinh dưỡng lành mạnh và duy trì sự cân bằng dinh dưỡng. Dưới đây là một số lời khuyên:

  • Ưu tiên các loại thực phẩm tốt cho não: Bao gồm các thực phẩm giàu chất béo omega-3 như cá hồi, cá mackerel, hạt chia, hạt lanh và dầu ô liu. Các chất béo omega-3 có thể có lợi cho sức khỏe não bộ.
  • Cung cấp đủ chất xơ: Tăng cường tiêu thụ các nguồn chất xơ như rau xanh, quả tươi, hạt và ngũ cốc nguyên hạt. Chất xơ có thể giúp duy trì sự cân bằng đường huyết và hỗ trợ sức khỏe tổng thể.
  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng: Bao gồm các nhóm thực phẩm như rau xanh lá, trái cây, nguồn protein lành mạnh như thịt gà, cá, đậu và hạt. Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa chất béo bão hòa và đường.
  • Hạn chế các chất kích thích: Các chất kích thích như cafein và thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ khởi phát cơn động kinh. Hạn chế tiêu thụ các loại thức uống chứa cafein và tránh thuốc lá.

Phương pháp phòng ngừa động kinh thuỳ thái dương hiệu quả

Không có thuốc hoặc phương pháp điều trị nào có thể ngăn ngừa bệnh động kinh. Tuy nhiên, vì một số cơn động kinh phát triển từ các sự kiện sức khỏe khác, ví dụ, do chấn thương não, đau thắt ngực và đột quỵ, bạn có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ xuất hiện cơn động kinh.

Để giảm nguy cơ chấn thương sọ não, hãy luôn thắt dây an toàn khi lái xe, đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp, dọn dẹp sàn nhà và dây điện để tránh té ngã.

Để giảm nguy cơ đột quỵ, hãy áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh (chẳng hạn như chế độ ăn Địa Trung Hải), duy trì cân nặng khỏe mạnh, tập thể dục thường xuyên và không hút thuốc lá.

Động kinh thuỳ thái dương là gì? Những điều cần biết về động kinh thuỳ thái dương 7
Tập thể dục thường xuyên để ngăn ngừa nguy cơ động kinh thuỳ thái dương

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán động kinh thuỳ thái dương

Bác sĩ có thể chẩn đoán cơn động kinh thùy thái dương từ mô tả chi tiết về cách cơn động kinh xảy ra. Người ta thường gợi ý rằng nhân chứng (người chứng kiến) sẽ mô tả các cơn động kinh vì họ có thể nhớ lại những gì đã xảy ra tốt hơn.

Hình ảnh học được sử dụng để chẩn đoán bệnh là chụp cộng hưởng từ (MRI) não. Các bác sĩ tìm kiếm những bất thường về não đặc trưng liên quan đến bệnh động kinh thùy thái dương.

Bác sĩ cũng đề nghị đo điện não đồ (EEG), để xem hoạt động điện của não.

Động kinh thuỳ thái dương là gì? Những điều cần biết về động kinh thuỳ thái dương 6
Đo điện não đồ hỗ trợ chẩn đoán động kinh thuỳ thái dương

Phương pháp điều trị động kinh thuỳ thái dương hiệu quả

Thông thường những người bệnh động kinh thùy thái dương đều đáp ứng tốt với thuốc chống động kinh. Tuy nhiên, những loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ, có thể như mệt mỏi, chóng mặt và tăng cân. Chúng cũng có thể gây trở ngại cho các loại thuốc khác, chẳng hạn như thuốc tránh thai.

Ít nhất một phần ba số người bị động kinh thùy thái dương không đáp ứng với thuốc đơn thuần và cần các biện pháp can thiệp y tế khác để điều trị chứng rối loạn của họ. Phẫu thuật là một phương pháp điều trị phổ biến khác cho những người bị động kinh thùy thái dương. Nó được sử dụng để loại bỏ hoặc giảm số cơn động kinh mà người bệnh gặp phải. Tuy nhiên, tất cả các cuộc phẫu thuật đều có rủi ro và một cuộc phẫu thuật không thành công có thể gây ra các vấn đề về thần kinh.

Các loại can thiệp y tế khác được sử dụng để điều trị bệnh động kinh thùy thái dương bao gồm:

  • Kích thích dây thần kinh phế vị: Một thiết bị kích thích được cấy vào ngực dưới xương đòn bằng dây từ máy kích thích nối với dây thần kinh phế vị ở cổ có thể giúp giảm tần suất và cường độ các cơn động kinh.
  • Điều biến thần kinh đáp ứng (Responsive neurostimulation): Thiết bị này nhằm phát hiện các cơn động kinh và gửi một kích thích điện đến khu vực xảy ra cơn động kinh để ngăn chặn nó.
  • Kích thích não sâu (Deep brain stimulation): Đây là một phương pháp điều trị thử nghiệm liên quan đến việc cấy các điện cực vào đồi thị. Những điện cực này phát ra tín hiệu điện làm ngừng cơn động kinh.



Chat with Zalo