Cơn đau quặn thận: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị


Cơn đau quặn thận do bít tắc đường bài xuất niệu cao khá thường gặp trong cấp cứu hàng ngày. Có nhiều nguyên nhân gây cơn đau quặn thận cấp (trong lòng đường bài xuất, thành đường bài xuất và nguyên nhân chèn ép từ bên ngoài). Sỏi niệu quản thường gặp nhất, chiếm tới 80% các trường hợp. Ngoài ra người ta còn gặp các cơn đau quặn thận do cục máu đông, u niệu quản, viêm, lao, chít hẹp niệu quản, u sau phúc mạc, u tiểu khung chèn ép,…

Những triệu chứng của cơn đau quặn thận

Những triệu chứng của cơn đau quặn thận bao gồm:

  • Đau đột ngột và nặng: Thường xảy ra ở một bên, cường độ đau tăng theo mức độ tắc nghẽn và kích thước của sỏi.
  • Vị trí đau: Bắt đầu từ hố thắt lưng và góc giữa xương sườn 12 – cột sống, lan xuống dưới về phía trước tới xương mu, bộ phận sinh dục, và mặt trong đùi.
  • Lan đau: Tùy theo vị trí của sỏi trong niệu quản, đau có thể lan tới tinh hoàn, điểm McBurney, hoặc gần bang quang.
  • Biểu hiện đau: Bệnh nhân bứt rứt, đau lăn lộn, rên la, với mặt tái nhợt.
  • Tìm kiếm tư thế giảm đau: Thường là bằng cách giữ chặt hố thận để giảm đau.
  • Sốt: Xuất hiện khi có biến chứng nhiễm trùng.
  • Rối loạn đi tiểu: Bao gồm tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu máu, tiểu đục, hoặc tiểu ra sỏi.
  • Các triệu chứng khác: Buồn nôn, nôn, và táo bón.
  • Tiền sử bệnh nhân: Có thể đã trải qua cơn đau tương tự hoặc có tiền căn sỏi niệu. thận. Sốt ít gặp nếu không có biến chứng nhiễm trùng. 
  • Các triệu chứng khác có thể có: Rối loạn đi tiểu (tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu máu, tiểu đục, tiểu ra sỏi) buồn nôn, nôn, táo bón. Tiền căn trước đây bệnh nhân có thể có cơn đau tương tự, bệnh nhân có tiền căn sỏi niệu.

Hiểu rõ hơn về triệu chứng: Đau thận ở vị trí nào? Nguyên nhân và cách giảm đau

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Cơn đau quặn thận: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị 1
Cơn đau quặn thận là cơn đau nhói, dữ dội

Những ai có nguy cơ mắc phải cơn đau quặn thận?

  • Người có tiền căn bị sỏi thận hoặc niệu quản bị chít hẹp.
  • Người có tiền căn bị u thận hay hệ niệu.
  • Người bị co thắt niệu quản thứ phát do các nguyên nhân ngoại sinh.
Cơn đau quặn thận: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị 2
90% cơn đau quặn thận là do sỏi

Nguyên nhân dẫn đến cơn đau quặn thận bao gồm:

  • 90% cơn đau quặn thận là do sỏi: gây tắc nghẽn cấp tính niệu quản. Đa phần là do sỏi canxi, 20% do sỏi urat, custine và struvite.
  • 5 – 10 tắc nghẽn do các nguyên nhân khác: Hội chứng khúc nối, tắc nghẽn do cục máu đông từ u thận hay hệ niệu, hoại tử gai thận, giảm co bóp niệu quản do viêm đài bể thận.

Co thắt niệu quản thứ phát sau các nguyên nhân ngoại sinh như: Tại ruột (viêm ruột thừa, viêm túi thừa, bệnh Crohn’s), bệnh phụ khoa, nguyên nhân sau phúc mạc, mạch máu (phình động mạch chủ, niệu quản nằm sau tĩnh mạch chủ), ung thư, bệnh huyết học, biến chứng sau mổ.

Nhận biết nguyên nhân: Nhận biết cơn đau do sỏi thận thông qua biểu hiện đặc trưng

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của cơn đau quặn thận

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 
  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm. 
  • Uống nhiều nước (bảo đảm lượng nước tiểu ít nhất 2 lít/ngày) giúp sỏi tự rơi ra ngoài, phòng ngừa nhiễm trùng tiểu.
Cơn đau quặn thận: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị 4
Để phòng ngừa cơn đau quặn thận cần uống nhiều nước

Phương pháp phòng ngừa cơn đau quặn thận hiệu quả

  • Uống nhiều nước (bảo đảm lượng nước tiểu ít nhất 2 lít/ngày).
  • Tập luyện thể dục thường xuyên, tránh ngồi lâu một chỗ.
  • Không nhịn tiểu.
  • Ăn nhạt và hạn chế ăn quá nhiều đạm từ động vật.

Tìm hiểu ngay: 14 biện pháp phòng tránh bệnh sỏi thận đơn giản

Phương pháp chẩn đoán cơn đau quặn thận

Bác sĩ chẩn đoán cơn đau quặn thận dựa vào các dấu hiệu khi khám bụng: 

Khám lâm sàng:

  • Bụng thường mềm, không đề kháng, có thể chướng nhẹ.
  • Ấn các điểm niệu quản hoặc rung thận gây đau cho bệnh nhân.

Việc chẩn đoán sớm và chính xác hỗ trợ việc lựa chọn điều trị hiệu quả và chiến lược theo dõi dài hạn.

Xét nghiệm hình ảnh:

  • Siêu âm: Thường được sử dụng đầu tiên vì hiệu quả cao trong phân biệt nguyên nhân gây đau.
  • Chụp cắt lớp vi tính đa dãy không tiêm cản quang: Áp dụng ngay từ đầu cho các trường hợp phức tạp.
  • Đánh giá chức năng thận: Có thể kết hợp UIV (chụp urography tĩnh mạch) hoặc chụp cắt lớp vi tính có tiêm cản quang nếu cần thiết.

Các phương pháp cận xét nghiệm trong chẩn đoán cơn đau quặn thận gồm:

Tổng phân tích nước tiểu, BUN, creatinine, công thức máu, cấy máu, cấy nước tiểu.

Phát hiện sớm can thiệp kịp thời: Siêu âm sỏi thận: Những điều bạn cần biết

Hình ảnh học để chẩn đoán nguyên nhân: 

  • KUB: Có thể phát hiện sỏi với độ nhạy 45% - 59%. KUB có thể thấy sỏi nếu là sỏi cản quang: Sỏi canxi, sỏi struvite, sỏi cystin. Nếu không thấy sỏi có thể do sỏi không cản quang (10 – 20%) như sỏi uric, sỏi urate, sỏi xanthia hay sỏi quá nhỏ.
  • Siêu âm bụng: có thể thấy sỏi không cản quang, kích thước sỏi, thận ứ nước, niệu quản giãn nếu có tắc nghẽn, khối u.
  • UIV: giúp chẩn đoán chính xác vị trí và mức độ tắc nghẽn. Tỷ lệ phát hiện sỏi của UIV lên tới 80 – 90%. UIV chống chỉ định thực hiện ở bệnh nhân suy thận, có thai, dị ứng với chất cản quang.
  • CT scan bụng có hoặc không có cản quang: Có thể xác định chỗ niệu quản tắc, định vị sỏi, tình trạng giãn của bể thận và niệu quản, dịch quanh thận, phát hiện khối u,…

Phương pháp điều trị cơn đau quặn thận hiệu quả

Điều trị đặc hiệu

Giảm đau:

Kháng viêm non-steroid (NSAID) làm giảm hữu hiệu cơn đau quặn thận. NSAID có tác dụng kháng viêm làm giảm viêm và phù nề tại chỗ. NSAID ức chế tổng hợp protaglandin ngoài tác dụng giảm đau còn làm giảm áp lực mạch máu thận, giảm lượng nước tiểu giúp giảm áp lực trong long bể thận và niệu quản. Các thuốc thường dùng: Diclofenac (Voltaren), Ketoprofen (Profenid), Naproxen, Ketorolac,…

Giảm đau trung ương thường chỉ dùng khi cơn đau kéo dài. Các thuốc thường dùng: Morphin sulphat, Tramadol.

Khám phá phương pháp điều trị: Cách dùng thuốc giảm đau do sỏi thận và những thông tin cần biết

Giảm co thắt:

Anticholinergic làm giảm co thắt niệu quản, là thuốc trước đây hay dùng. Hiện nay các nghiên cứu về sinh lý bệnh cho thấy co thắt niệu quản ít đóng góp trong cơ chế của cơn đau quặn thận. Tuy nhiên Anticholinergic vẫn thường được dùng phối hợp với NSAID.

Giải quyết bế tắc niệu quản; điều trị theo từng nguyên nhân.

Điều trị hỗ trợ

  • Chống ói: Metoclopramid (primperan) 10mg tiêm bắp hoặc uống.
  • An thần bằng benzodiazepine.
  • Kháng sinh khi có nhiễm trùng, thường là vi trùng Gram âm.

Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Cơn đau quặn thận: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị 3
Cần đến ngay cơ sở y tế khi có dấu hiệu bất thường



Chat with Zalo